WESET English Center ký kết cùng Thành đoàn TP.HCM
Chiều 13.2, tại buổi họp báo định kỳ về kinh tế - xã hội của TP.HCM, báo chí đã đặt một số câu hỏi liên quan đến tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) như về việc khắc phục lỗi dừng tàu khi trời mưa, thẻ sử dụng đi metro...Tại buổi họp báo, ông Phan Công Bằng, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, cho biết tuyến metro số 1 vẫn còn một số tồn tại như về ke ga và hệ thống thẻ vé.Trước Tết Nguyên đán 2025, metro số 1 đã hai lần gặp phải sự cố dẫn đến tình trạng tàu trễ giờ tại ga Ba Son và Tân Cảng.Lần đầu tiên, sự cố xảy ra chủ yếu do nhân viên vận hành chưa quen làm việc trong điều kiện trời mưa. Lần thứ hai, nguyên nhân là do sét đánh.Tuy nhiên, theo ông Bằng, đến thời điểm này, hệ thống metro đã đi vào ổn định, các chuyến tàu hầu như không còn bị chậm trễ. Dự kiến đến cuối tháng 3, tất cả các lỗi liên quan đến hệ thống tín hiệu và cửa chắn sẽ được sửa xong. Riêng lỗi của hệ thống thẻ vé dự kiến sẽ được khắc phục vào tháng 5.Ông Bằng cũng cho hay theo nhà thầu Hitachi (Nhật Bản), tiêu chuẩn thiết kế tàu metro ở Nhật Bản không tính đến cường độ sét cao như tại Việt Nam (cường độ sét của Việt Nam lớn hơn Nhật Bản rất nhiều lần). Vì vậy, hệ thống bảo vệ sẽ tự động ngắt điện khi có sét đánh hoặc chuyển sang chế độ khởi động thủ công để đảm bảo an toàn cho hành khách.Đơn vị vận hành đã họp rút kinh nghiệm và đưa ra phương án xử lý nhanh hơn cho các tình huống tương tự trong tương lai.Cũng tham dự tại buổi họp báo và trao đổi thêm về vấn đề này, ông Trần Đăng Thành, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, cho biết công ty sẽ phối hợp nhà thầu Hitachi để hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.Đơn vị vận hành đang điều chỉnh thông số trong biểu đồ chạy tàu, giảm tốc độ khi mưa lớn để tránh tình trạng dừng đột ngột, đảm bảo an toàn cho hành khách.Mặc dù tốc độ tàu giảm và thời gian di chuyển có thể chậm lại, nhưng điều này là nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách. Khi hệ thống được cập nhật hoàn thiện, tốc độ tàu sẽ được khôi phục bình thường.Về hệ thống thu phí tự động, công ty đang tích cực phối hợp nhà tài trợ Mastercard để triển khai các giải pháp thanh toán hiện đại, không dùng tiền mặt như thanh toán qua thẻ ngân hàng và quét mã QR.Hệ thống này đã được áp dụng và có thể đọc tất cả các mã thẻ. Từ khi đưa vào vận hành, đã có hơn 4 triệu hành khách sử dụng, với tổng doanh thu hơn 19 tỷ đồng. Công ty dự kiến hoàn thành hệ thống thu phí tự động tại các nhà ga vào tháng 5.Cũng theo ông Thành, đơn vị đã triển khai kéo 16 sợi cáp quang đến 14 nhà ga để kết nối với depot, đồng thời nâng cấp hệ thống lên 5G nhằm tăng tốc độ xử lý dữ liệu. Trong thời gian tới, chủ đầu tư và đơn vị vận hành sẽ tích hợp và bổ sung các tiêu chuẩn kiểm soát vé tại một số nhà ga.Ngoài ra, để đáp ứng lượng khách đông tại ga Bến Thành, trong thời gian tới, công ty sẽ bổ sung thêm các cổng soát vé mới và sử dụng máy bán vé cầm tay khi cần thiết.Hệ thống soát vé cũng sẽ được phát triển thêm nhiều tính năng, tích hợp 24 loại thẻ vé và kết nối với các ngân hàng để tăng sự trải nghiệm và thuận tiện cho hành khách khi sử dụng metro số 1.Di nguyện của bà - Truyện ngắn dự thi của Bùi Đế Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
Đáng yêu việc con gái 'đạo diễn' bộ ảnh ba mẹ với chuyện tình 37 năm
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết. Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế... "Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết việc khắc phục các thanh gỗ bị mục dự kiến sẽ hoàn thành trong hôm nay 12.2.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Trọng Đại, Bí thư Đảng ủy P.Dư Hàng Kênh, Trưởng ban Chỉ đạo Lễ hội đình Dư Hàng, cho biết: "Công tác chuẩn bị được Đảng ủy phường, các cấp chính quyền địa phương lên kế hoạch chu đáo để lễ hội diễn ra trang nghiêm, nhất là đảm bảo về an ninh trật tự".
Chùa Việt ở châu Âu đón Phật tử về dự đại lễ Phật đản
Những ngày giáp Tết, bầu không khí thêm phần náo nhiệt với những âm thanh sống động. Tiếng nhạc xuân rộn rã len lỏi qua từng con phố, tiếng rao hàng, tiếng người mua kẻ bán rôm rả trong phiên chợ Tết, tiếng xe cộ inh ỏi, tiếng cười đùa của con trẻ hòa cùng tiếng quân cờ gõ nhịp của bậc cao niên… Tất cả tạo nên một "bản giao hưởng" ngày Tết quen thuộc, trở thành mảng ký ức riêng trong lòng mỗi người.Hòa cùng nhịp sống những ngày cuối năm còn là tiếng tí tách của bếp lửa nấu bánh chưng, tiếng lách cách gói ghém từng món đồ Tết, tiếng ba mẹ dặn dò các con trở về nhà, tiếng "ting ting" báo hiệu các khoản lương, thưởng nồng hậu. Những thanh âm chân thực ấy đã được Viettel Money khéo léo tái hiện trong TVC "Thanh Âm Ngày Tết", mang đến cho người xem cảm giác gần gũi, ấm áp. Khai thác chất liệu đời thường, TVC Tết của Viettel Money ghi lại những khoảnh khắc sum vầy ngày cuối năm, mà ở đó người xem dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chính gia đình mình: đó là nụ cười rạng rỡ của ông bà, ánh mắt háo hức của trẻ nhỏ, hình ảnh cha mẹ chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà lì xì con cháu, hay những đứa trẻ cùng nhau đùa nghịch. Chính những âm thanh đời thường, mộc mạc ấy đã tạo nên nét đặc trưng của Tết trong ký ức mỗi người, lưu giữ những kỷ niệm ấm áp khi cả nhà cùng đón xuân mới.Với nhịp điệu rộn ràng, góc máy ấn tượng, TVC khéo léo nhắc nhớ về tầm quan trọng của hai chữ "đoàn viên". Dù cuộc sống hiện đại có xô bồ bận rộn, khiến ta đôi lúc thờ ơ với những điều thân quen, nhưng chính nhờ thanh âm ngày Tết, cảm xúc đoàn viên như vỡ òa. Những âm thanh ấy thôi thúc mỗi người tạm gác âu lo, nhanh chóng trở về bên gia đình, cùng gửi trao niềm tin và hy vọng về một năm mới an lành, thịnh vượng.Nếu như trước đây, Tết chỉ xoay quanh hương trầm thoang thoảng, tiếng nói cười rộn ràng, thì ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, Tết đã khoác lên mình diện mạo mới. Người trẻ lẫn bậc trung niên đều đã quen với những tiện ích hiện đại, từ thanh toán thiết yếu, đặt vé xe, cho đến việc chuyển tiền cho con cháu qua điện thoại. Giữa những thanh âm truyền thống, tiếng "ting ting" báo giao dịch thành công trên các ứng dụng tài chính số dần trở nên quen thuộc, gần gũi hơn với mỗi người, khơi dậy niềm tin về một tương lai hiện đại hơn, sung túc hơn cho mọi nhà.Ngay từ những ngày đầu, Viettel Money đã là đơn vị tiên phong, đồng hành cùng Chính phủ trên hành trình phổ cập thanh toán không tiền mặt. Chỉ sau 2 năm triển khai, Viettel Money với Mobile Money, đã thành công đưa thanh toán số đến gần hơn với người dân khắp mọi miền đất nước. Các giao dịch tài chính số trên Viettel Money đã được lan tỏa từ thành thị đến nông thôn, cả những vùng miền núi, hải đảo xa xôi, giúp người dân tiếp cận phương thức thanh toán hiện đại chỉ với một chiếc điện thoại, nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra không ít cơ hội phát triển. Những năm gần đây, Viettel Money tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, với việc đẩy mạnh phổ cập tài chính số với các dịch vụ như đầu tư, tích lũy, tiết kiệm, bảo hiểm…, đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng.Khởi động năm 2025 với chiến dịch Thần tài chính với điểm nhấn là TVC "Thanh âm ngày Tết", Viettel Money gửi gắm thông điệp tôn vinh giá trị tình thân và sự đoàn viên trong ngày xuân, đồng thời mở ra niềm hy vọng về một tương lai thịnh vượng hơn, sôi động hơn cho mọi thế hệ người Việt. Cùng với đó, chiến dịch còn có các chương trình khuyến mãi Combo Tiền Tỵ với tổng giá trị ưu đãi lên đến hàng tỷ đồng. Các Combo Tiền Tỵ bao gồm Tỵ Phát Tài (hỗ trợ tích lũy tài sản), Tỵ Sum Vầy (kết nối gia đình qua dịch vụ di chuyển, du lịch), Tỵ "No" Lo (hỗ trợ tài chính linh hoạt) và Tỵ Rộn Ràng (ưu đãi viễn thông, dịch vụ tích hợp) đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của người dân dịp Tết này.Không chỉ dừng lại ở các chương trình ưu đãi, Viettel Money còn mang tài lộc và thịnh vượng tới mọi nhà với thử thách "Truy tìm Thần Tài Chính", kết hợp cùng KOL/KOC (người nổi tiếng) sản xuất nội dung sáng tạo, giới thiệu các dịch vụ tài chính trên Viettel Money. Người tham gia chỉ cần nhấn vào link dịch vụ được chia sẻ để có cơ hội nhận phần quà hấp dẫn, đồng thời khám phá các giải pháp tài chính tiện lợi cho năm mới. Bên cạnh đó, hành trình thiện nguyện "Chuyến share hy vọng" đến những vùng sâu vùng xa, Viettel Money mang những phần quà có giá trị, chung tay thắp lên hy vọng về cuộc sống mới, no ấm và đủ đầy hơn về mặt tài chính cho tất cả mọi người. Không chỉ tiên phong trong chuyển đổi số, Viettel Money còn nỗ lực đóng góp cho cộng đồng, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc.Hãy cùng Viettel Money hòa mình vào "Thanh âm ngày Tết" và tận hưởng một mùa Tết đoàn viên ấm cúng, đủ đầy và ngập tràn yêu thương, tiếp thêm động lực cho hành trình mới thêm sung túc và thịnh vượng.