Audi A6 2020 - chiếc sedan chuẩn mực
Nội thất nổi bật với màn hình cảm ứng 10,4 inch đặt dọc được tích hợp nhiều chức năng điều khiển. Danh sách trang bị nổi bật trên xe bao gồm sạc điện thoại không dây, phanh tay điện tử, lẫy chuyển số sau vô lăng, bàn ăn và rèm che nắng chỉnh tay dành cho hàng ghế sau, camera 360 độ, 6 túi khí và gói công nghệ hỗ trợ người lái Hyundai SmartSense.Thêm nhiều trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi V-SAT để tuyển sinh
Ở trận lượt đi, diễn ra trên sân Jalan Besar (26.12), đội tuyển Việt Nam có thắng lợi 2-0. Bộ đôi Tiến Linh và Xuân Son tiếp tục thể hiện phong độ cao, góp mỗi người một bàn thắng. Dù AFF Cup 2024 có nhiều sự thay đổi, không còn áp dụng luật bàn thắng trên sân khách nhưng đây vẫn được xem là lợi thế lớn của đội tuyển Việt Nam trước trận lượt về, diễn ra lúc 20 giờ ngày 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ).Ngay sau khi trận lượt đi trên đất Singapore kết thúc, báo Thanh Niên cũng bắt đầu tiến hành tổ chức bình chọn cho trận lượt về. Sau gần 3 ngày diễn ra, CĐV Việt Nam đang dành sự tin tưởng tuyệt đối cho đội tuyển Việt Nam: 91% độc giả tin Xuân Son cùng các đồng đội sẽ tiếp tục giành chiến thắng trước Singapore. Trong khi đó, chỉ có 3% độc giả tin Singapore có thể làm nên bất ngờ trên sân Việt Trì, đánh bại đội tuyển Việt Nam. Còn lại, 6% độc giả tin rằng trận đấu lượt về sẽ khép lại với tỷ số hòa - đây cũng là điều kiện đủ để Việt Nam vào chơi trận cuối cùng của AFF Cup 2024.Trước trận lượt về giữa 2 đội trên sân Việt Trì diễn ra, truyền thông khu vực cũng dành sự quan tâm đặc biệt. Tờ CNN Indonesia đánh giá, việc chiến thắng 2-0 ở trận lượt đi giúp đội tuyển Việt Nam có quá nhiều lợi thế. Tuy nhiên, Singapore rất nguy hiểm khi bị đặt vào thế chân tường nên “Những chiến binh sao vàng” cần phải hết sức cẩn trọng.“Trong cuộc đọ sức săn vé vào chung kết AFF Cup 2024, Việt Nam chiếm thế thượng phong, bước vào trận đấu này với lợi thế 2-0 ở trận lượt đi. Điều kiện này có nghĩa là Việt Nam thậm chí có thể đi tiếp vào vòng chung kết nếu thua 1 bàn ở trận lượt về. Tuy nhiên, chắc chắn Việt Nam sẽ không quên những nỗi đau trong quá khứ. Họ không được phép xem nhẹ trận đấu với Singapore”, tờ CNN Indonesia nhận định. Trong khi đó, tờ Thairath (Thái Lan) bình luận: “Nếu Singapore ngược dòng đánh bại Việt Nam, tiến vào trận chung kết đó sẽ là câu chuyện thần kỳ. Bản thân Singapore chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để thoát khỏi tình thế khó khăn. Họ có thể chơi pressing vì hiện tại Singapore đang ở thế không còn gì để mất. Đây chính là điều sẽ khiến người ta tin rằng trận lượt về bán kết AFF Cup 2024 vẫn sẽ diễn ra quyết liệt”.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Singapore Việt Nam thua SingaporeViệt Nam hòa SingaporeXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Làm việc, ứng xử thế nào khi sếp nhỏ tuổi hơn?
Theo báo cáo từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), con số này tăng 8,2% so với năm 2023 và 25,5% so với năm 2019 - năm trước đại dịch Covid-19.Năm 2023 đánh dấu một nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Nhiều hoạt động giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa đã diễn ra trong suốt năm.Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương đã thăm chính thức Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Song song đó, JNTO đã triển khai chiến dịch "Quảng bá du lịch Nhật Bản", bổ nhiệm gia đình Nhi Thắng làm Đại sứ cho chiến dịch. Các hoạt động như sản xuất video quảng bá, dán áp phích lớn tại Đại sứ quán Nhật Bản và Tổng lãnh sự quán tại TP.HCM đã thu hút đáng kể.Trong năm 2024, số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản cao nhất vào tháng 3 (đạt 67.475 lượt) và thấp nhất vào tháng 12 (40.000 lượt, ước tính). Sự gia tăng mạnh mẽ trong mùa hoa anh đào và lá đỏ nhấn mạnh sự thu hút của các mùa du lịch trọng điểm.Tính chung, JNTO ghi nhận sự gia tăng 25,5% so với năm 2019 - năm cao điểm trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khi du khách chủ yếu tập trung ở Tokyo, Osaka và Kyoto, JNTO đang tiến hành giới thiệu những điểm đến địa phương nhằm giảm tải tắc nghẽn du lịch.Từ tháng 4.2025, Nhật Bản sẽ đón chờ Triển lãm Thế giới (Expo Osaka Kansai), sự kiện dự kiến thu hút một lượng lớn khách quốc tế. JNTO kỳ vọng du khách Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào lượng khách quốc tế này. Bằng việc tăng cường quảng bá những đặc trưng địa phương, các chiến lược như "Du lịch bền vững" và "Gia tăng tiêu dùng" sẽ giúp đảm bảo mức tăng trưởng lâu dài.Số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 là bằng chứng cho mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia. Với những chiến lược và kế hoạch quảng bá mới, tương lai có thể trở thành một chương mục còn tươi sáng hơn cho du lịch hai nước trong những năm tới.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1.3, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.Ông Nguyễn Ngọc Cảnh sinh ngày 14.1.1972; quê quán: xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.Từ năm 2003 - 2012, ông Cảnh là Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính).Từ năm 2012 đến tháng 8.2020, ông Cảnh công tác tại Ngân hàng Nhà nước và trải qua nhiều vị trí như Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối. Ông Cảnh giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ tháng 8.2020 đến nay.Với việc bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Cảnh, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước hiện nay gồm Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và 6 Phó thống đốc là các ông: Đào Minh Tú, Đoàn Thái Sơn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Thanh Hà, Phạm Quang Dũng và Nguyễn Ngọc Cảnh.Ngày 24.2, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước gồm: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Thanh tra Ngân hàng Nhà nước; Sở Giao dịch; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản lý ngoại hối; Cục Phòng, chống rửa tiền; Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng; Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các khu vực (Ngân hàng Nhà nước khu vực); Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng.
Hỗ trợ vốn vay cho hộ gia đình làm kinh tế trang trại
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.