Ăn mừng chiến thắng, CĐV phố biển lo lắng cho chấn thương của Xuân Son
Với thể thức sân nhà - sân khách, đặc biệt là có sự tiếp sức từ các CĐV đội nhà, giai đoạn tiếp theo của VBA 2023 hứa hẹn sẽ hấp dẫn, thú vị khi có nhiều bất ngờ xảy ra.Ô tô điện gây ô nhiễm ít hơn 30% so với xe xăng trong suốt vòng đời
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Quảng Ninh thu ngân sách từ đất tăng mạnh
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiện Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận". Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc. Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn. Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.
Sáng nay (23.2), ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27.1.1995-27.1.2025). Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành và địa phương...Ngày 27.1.1995, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 16/CP thành lập ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế, giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, từ 3 trường ĐH thành viên với 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, đến nay hệ thống ĐHQG TP.HCM đã mở rộng thêm các lĩnh vực như: nông nghiệp, sư phạm, khoa học sức khỏe, nghệ thuật. Từ đó, góp phần hoàn thiện mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, mở rộng cả về không gian khi có thêm thành viên mới ở vùng ĐBSCL. Cơ chế tự chủ giúp đa dạng hóa nguồn lực tài chính, nổi bật là có 7 trên 8 trường ĐH thành viên đã tự chủ tài chính. Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM - mô hình quỹ ĐH đầu tiên của Việt Nam, đã huy động được gần 400 tỉ đồng tài trợ giúp sinh viên vượt khó.Với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có năng lực lãnh đạo và có tư duy khởi nghiệp, ĐHQG TP.HCM đã đào tạo và cung cấp gần 400.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ. Đơn vị ĐH này là cái nôi đào tạo, cung cấp nguồn cán bộ cấp chiến lược cho đất nước trong đó nhiều lãnh đạo giữ vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước; nhiều doanh nhân thành đạt, nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trong và ngoài nước cũng trưởng thành từ đây.ĐHQG TP.HCM còn là đơn vị tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip-bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng; dẫn đầu cả nước về số chương trình được xếp hạng thế giới. Đến năm 2025, ĐH này đã có 17 ngành, 3 lĩnh vực được xếp hạng, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế. Về nghiên cứu khoa học, ĐHQG TP.HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước về số bài báo công bố quốc tế với dấu mốc ấn tượng gần 3.200 bài báo trong danh mục Scopus năm 2024 (chiếm 13,6% tổng công bố cả nước). ĐH này còn là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ với nhiều bằng sáng chế quốc tế, nhiều sản phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là tế bào gốc, kỹ thuật y sinh, trí tuệ nhân tạo, chip - bán dẫn, đạt doanh thu trung bình 250-300 tỉ đồng mỗi năm.ĐHQG-HCM đã phát triển Khu đô thị ĐH xanh, thân thiện, hiện đại đầu tiên của cả nước với hệ thống giao thông được kết nối đồng bộ. Đáng chú ý trong đó, khu ký túc xá có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với hơn 50.000 chỗ ở hoàn thành...Với những thành tích xuất sắc đạt được, ĐHQG TP.HCM đã vinh dự được trao tặng các danh hiệu, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng nhất, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, ĐHQG TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng.Tầm nhìn của ĐHQG TP.HCM là trở thành hệ thống ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam với 3 giá trị cốt lõi: xuất sắc, tiên phong, chính trực trong đào tạo, nghiên cứu; trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động; gắn kết, phục vụ cộng đồng.Đến năm 2030, ĐHQG TP.HCM hướng đến mục tiêu thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trên 75%; đạt hơn 10 huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế cho các môn toán, tin học, vật lý, hóa học, sinh học; hầu hết sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp; công bố hơn 35.000 bài báo khoa học trong danh mục Scopus; có các chương trình đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học trong nhóm 50 châu Á…
Để có những làng quê đáng sống: Đường quê tối hù giờ đã sáng trưng
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện thông tin mức phạt cao nhất lỗi đỗ xe trên vỉa hè đối với xe máy, ô tô thu hút sự quan tâm của cư dân mạng. Trong đó, nhiều người đi xe máy bình luận nêu thắc mắc không biết phải dừng, đỗ thế nào mới đúng?Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, điểm e khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024 quy định, phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô đỗ, để xe ở vỉa hè trái quy định; đỗ xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 m.Đây cũng là mức phạt nếu tài xế đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện cao thế, đỗ xe nơi có biển "Cấm đỗ xe" hoặc biển "Cấm dừng và đỗ xe".Đối với xe máy, hành vi đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép; dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024.Theo tìm hiểu, tại TP.HCM, CSGT thường đi tuần tra kiểm soát trực tiếp hoặc ghi hình xử phạt với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, chủ yếu là ô tô. Còn đối với xe máy, hành vi đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép chủ yếu là công an phường hoặc cảnh sát trật tự, trật tự đô thị... đi kiểm tra, xử lý các trường hợp để xe lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ.Theo CSGT, dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.Còn đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.Khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe; Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện khác.Điều 18 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định, người chạy xe chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.Trên đường phố, người lái xe chỉ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 0,25 m và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải đỗ xe thì phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo về phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. Người điều khiển xe cần lưu ý, không được đỗ xe ở: bên trái đường một chiều, trên cầu, gầm cầu vượt, song song cùng chiều với một xe khác đang dừng đỗ, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trước cổng và trong phạm vi 5 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức, che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu, trên miệng cống thoát nước, trên lòng đường, vỉa hè...