Lý do du khách Úc chọn Việt Nam thay vì Thái Lan hay Indonesia
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.Thông tin bác sĩ bệnh viện FV - Kinh nghiệm, lĩnh vực y khoa
Tuy nhiên Angelina Jolie cũng làm rõ rằng bà Marcheline Bertrand không khiến cô cảm thấy đó là một sự hy sinh, minh tinh 50 tuổi chia sẻ: "Bà ấy thực sự muốn tôi trở thành một diễn viên. Tôi không nhớ mình đã đưa ra lựa chọn đó như thế nào nhưng tôi nhớ điều đó khiến mẹ tôi rất vui. Mẹ tôi là người quản lý của tôi và chúng tôi là một đội".Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí W, ngôi sao phim Tiên hắc ám chia sẻ về người mẹ quá cố của mình - bà Marcheline Bertrand: "Tôi đã làm điều đó ngay từ đầu vì đó là ước mơ của mẹ tôi. Bà theo đuổi sự nghiệp diễn xuất, nhưng khi 25 tuổi, bà đã ly hôn và có hai đứa con nên quyết định tập trung toàn bộ cuộc sống cho thiên chức làm mẹ".Nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar thú nhận rằng cô luôn muốn mua nhà cho mẹ mình và thậm chí bắt đầu trả các hóa đơn cho bà Marcheline Bertrand ngay từ khi kiếm được những tháng lương đầu tiên.Năm 2007, bà Marcheline Bertrand qua đời sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú khi mới 57 tuổi. Angelina Jolie nhớ lại: "Khi mẹ tôi qua đời, việc trở thành diễn viên của tôi đã trở nên khó khăn hơn vì tôi nhận ra bà là người chịu trách nhiệm lớn nhất".Nữ diễn viên Kẻ cướp lăng mộ nói rằng việc mất mẹ là nỗi đau lớn nhất: "Khi tôi nhìn lại thời điểm đó, tôi có thể thấy cái chết của mẹ đã ảnh hưởng tôi như thế nào. Nó không đột ngột, nhưng đã thay đổi rất nhiều điều bên trong tôi. Mất đi tình yêu thương, vòng tay ấm áp và mềm mại của mẹ giống như việc ai đó xé toạc tấm chăn bảo vệ của tôi".Marcheline Bertrand và nam diễn viên Jon Voight kết hôn năm 1971. Cặp đôi có với nhau 2 người con chung là James Haven và Angelina Jolie. Nhưng họ đã sớm ly hôn vì sự không chung thủy của Jon Voight."Khi cha tôi ngoại tình, cuộc sống của mẹ tôi đã thay đổi. Nó đã thổi tắt giấc mơ về cuộc sống gia đình của bà. Nhưng bà vẫn yêu việc làm mẹ và yêu chúng tôi", nữ minh tinh Hollywood cho biết.
Sớm vào tứ kết châu Á có khác, các ‘hot boy’ U.23 Việt Nam tươi quá!
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến toàn miền Bắc và miền Trung. Vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9 - cấp 10; trạm Cồn Cỏ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; trạm Lý Sơn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.Dự báo, chiều và đêm 27.1 (28 tết), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4, có nơi giật cấp 6 - cấp 7.Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.Riêng Hà Nội trời không mưa nhưng rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9 - 12 độ C.Trên biển, vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động, sóng biển cao 2 - 4 m. Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m. Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - cấp 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên khu vực Trung Trung bộ có mưa, mưa rào, có nơi mưa vừa, mưa to.
Ngày 3.3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Khi TP.HCM sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời tổ chức lại đầu mối bên trong.Sở Văn hóa và Thể thao là 1 trong 16 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM sau khi sắp xếp. Hiện cơ quan này có 10 phòng ban chuyên môn và 25 đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm tối thiểu 15% như quy định.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM gồm: ông Trần Thế Thuận làm giám đốc và 5 phó giám đốc ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, ông Nguyễn Nam Nhân, ông Nguyễn Minh Nhựt và ông Nguyễn Ngọc Hồi.Nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông) khẳng định sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc, sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngôi nhà chung ngành văn hóa, thể thao, truyền thông.Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận bày tỏ sự tri ân và trân trọng những đóng góp của các nhân sự nhận nhiệm vụ mới, trong đó có nhiều người giữ chức vụ thấp hơn.Năm 2025, TP.HCM được giao nhiệm vụ cùng các cơ quan Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ông Thuận cho biết trong 5 tiểu ban của thành phố thì Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò thường trực 4 tiểu ban.Năm nay, TP.HCM cũng tổ chức một số lễ kỷ niệm quan trọng như 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh 2.9… Trong đó, lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động lớn của ngành.Đánh giá nhiệm vụ trong năm 2025 rất nặng nề, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các phó giám đốc làm việc với từng phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Ông lưu ý chiến lược phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cần phải hòa quyện vào nhau.Nhấn mạnh truyền thông là công tác không thể thiếu trong phát triển của toàn ngành, ông Thuận tin tưởng nếu phát huy tốt vai trò của từng đơn vị, sự đoàn kết tập thể thì ngành sẽ mạnh lên rất nhiều. "Chúng ta cùng đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm để phát triển đơn vị ngày càng tốt hơn", ông Thuận chia sẻ thêm.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp như sau:Sắp xếp, chuyển chức năng của Phòng Tổ chức lễ và sự kiện về Văn phòng sở và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình.Sáp nhập Phòng Báo chí và Phòng Xuất bản, In, Phát hành thành Phòng Báo chí – Xuất bản, ông Trịnh Hữu Anh làm Trưởng phòng.Sắp xếp Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thông tin triển lãm thành Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM, ông Lê Đức Pháp làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn làm Giám đốc.Sắp xếp Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, Câu lạc bộ Thể dục thể thao Thanh Đa thành Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM, ông Hoàng Đức Tân làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ, Trung tâm Huấn luyện – Thi đấu Thể dục thể thao thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP.HCM, ông Lý Đại Nghĩa làm Giám đốc.
Lưu ý những điểm mới trong tuyển sinh ĐH 2023
Theo thông tin từ bác sĩ và chuyên gia y tế tại Bệnh viện Vinmec, Xuân Son đã trải qua một ca phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tủy xương chày sau khi bị gãy thân xương phức tạp. Ca phẫu thuật này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và kỹ thuật cao để đảm bảo quá trình liền xương và phục hồi nhanh nhất có thể. Hiện tại, Son đang trong giai đoạn đầu của lộ trình phục hồi chức năng kéo dài ít nhất 6 tháng.Trong tháng 3 tới, khi đội tuyển Việt Nam đối đầu với đội tuyển Lào trong khuôn khổ vòng loại Asian Cup 2027, Xuân Son sẽ tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và tập luyện phục hồi. Giai đoạn đầu của quá trình phục hồi tập trung vào việc kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ, và phục hồi khả năng di chuyển. Son cũng được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giảm đau, và robot hỗ trợ tập luyện.Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của Xuân Son cũng được theo dõi chặt chẽ hàng ngày, dựa trên nhu cầu cá nhân và cường độ luyện tập. Điều này nhằm đảm bảo rằng cầu thủ có đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.Quá trình phục hồi chức năng của Xuân Son được chia thành 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có mục tiêu và phương pháp điều trị cụ thể để đảm bảo cầu thủ có thể trở lại thi đấu với phong độ tốt nhất.Giai đoạn 1 là kiểm soát đau và kích hoạt thần kinh cơ (1-2 tuần đầu sau phẫu thuật) với mục tiêu kiểm soát đau, giảm sưng, ngăn ngừa biến chứng như teo cơ hoặc cứng khớp bằng phương pháp sử dụng thiết bị chườm lạnh, máy kích thích điện, và các bài tập nhẹ nhàng như co duỗi chân.Giai đoạn 2 là tăng cường sức mạnh và cải thiện tầm vận động (từ tuần thứ 3 đến tháng thứ 2 với mục tiêu là tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện tầm vận động khớp bằng phương pháp tập vật lý trị liệu như nâng chân nhẹ, tập với dây đàn hồi, và máy tập phản hồi sinh học.Giai đoạn 3 là phục hồi chức năng toàn diện và chuẩn bị thể lực (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5) với mục tiêu là phục hồi toàn diện chức năng vận động, chuẩn bị thể lực cho tập luyện cường độ cao bằng phương pháp tập chạy bộ nhẹ, tập với bóng, tăng cường sức mạnh toàn thân, và cải thiện thăng bằng.Giai đoạn 4 là tập luyện cường độ cao và kiểm tra phân tích vận động (từ tháng thứ 6 trở đi) với mục tiêu là trở lại tập luyện cường độ tối đa và sẵn sàng thi đấu. Phương pháp được sử dụng là tập bóng đá chuyên biệt như chạy nước rút, đổi hướng, và va chạm nhẹ, kiểm tra phân tích vận động để đánh giá khả năng phục hồi.Sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay (sau ngày mùng 6 âm lịch), Xuân Son sẽ quay trở lại Bệnh viện Vinmec để tiếp tục điều trị và dự kiến bắt đầu giai đoạn 2 của quá trình hồi phục. Vào thời điểm đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Lào ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3 này, Xuân Son vẫn đang trong giai đoạn 2 của quá trình này. Mặc dù không thể cùng đội tuyển thi đấu trong thời gian này, Xuân Son vẫn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía CLB Nam Định, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và người hâm mộ. Mục tiêu cao nhất của quá trình điều trị là giúp Son có thể trở lại thi đấu với phong độ tốt nhất, tiếp tục cống hiến cho đội tuyển quốc gia và CLB.