Chelsea tăng giá Frenkie de Jong 50 triệu bảng, Barcelona sẽ gật đầu?
Mặc dù quan hệ bằng miệng có tỷ lệ nhiễm bệnh ít hơn nhưng nếu người nhiễm HIV bị lở miệng, chảy máu chân răng hay loét miệng thì cũng sẽ có khả năng lây bệnh cho người còn lại.Thể thao điện tử sẽ được giảng dạy chính thức ở trường đại học?
Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật.
Nhà đầu tư Trung Quốc sẵn sàng mua đứt doanh nghiệp Việt có đơn hàng đi Mỹ, EU
Vì sao là Đắk Lắk mà không phải vựa lúa ĐBSCL?
Ngày 12.3, ông Nguyễn Văn Tiếp, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết đơn vị đã triển khai các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao để tiếp nhận quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng.Cụ thể, qua khảo sát toàn tỉnh có 13 trung tâm sát hạch tư nhân, gồm 1 trung tâm sát hạch đạt tiêu chuẩn loại 1; 2 trung tâm đạt loại 2; 10 trung tâm đạt loại 3. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch cấp GPLX từ Sở GTVT, trước mắt Phòng CSGT đã tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh ký hợp đồng thuê các trung tâm này khi thực hiện việc sát hạch. Dù thay đổi đơn vị sát hạch, cấp GPLX thì quy trình sát hạch, cấp GPLX vẫn không khác biệt và không gián đoạn. Công an Lâm Đồng đã cử gần 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đi tập huấn để trang bị đầy đủ các kiến thức về lý thuyết, nghiệp vụ, thực hành tại trung tâm sát hạch lái xe và quy trình sát hạch lái xe. Từ đó, giúp cán bộ CSGT sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phần mềm sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, lái xe trong hình, lái xe trên đường... Đến nay, công tác tiếp nhận nhiệm vụ và tập huấn cho đội ngũ CBCS làm công tác sát hạch đã được triển khai thực hiện và cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Ông Tiếp cho biết thêm, từ ngày 1.3 đến nay, Phòng CSGT đã tiếp nhận 1.353 hồ sơ cấp đổi GPLX, trong đó 1.212 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp tại trụ sở Phòng CSGT (53 Hùng Vương, P.9, TP.Đà Lạt), 141 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến. Qua theo dõi, đa số người dân đến làm dịch vụ cấp đổi GPLX đều bày tỏ sự hài lòng khi thực hiện các thủ tục cấp đổi GPLX tại cơ quan công an. Tại buổi họp giao ban, cung cấp thông tin cho báo chí chiều 11.3, ông Lê Hồng Phong, Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết người dân vẫn thực hiện các thủ tục đăng ký xe tại các trụ sở công an cấp xã được phân cấp thực hiện công tác đăng ký xe.Ngoài 86 đơn vị công an (CA) xã, phường, thị trấn đã được phân cấp công tác đăng ký xe mô tô từ năm 2022, đến ngày 1.3.2025 việc đăng ký xe mô tô, ô tô tại CA cấp huyện cũ được phân cấp tiếp tục cho CA 10 xã, phường, thị trấn trước đây CA cấp huyện đặt trụ sở, gồm: CA P.9 (TP.Đà Lạt); CA TT.Lạc Dương (H.Lạc Dương); CA TT.Thạnh Mỹ (H.Đơn Dương); CA TT.Liên Nghĩa (H.Đức Trọng); CA TT.Đinh Văn (H.Lâm Hà), CA xã Rô Men (H.Đam Rông; CA TT.Di Linh (H.Di Linh); CA TT.Lộc Thắng (Bảo Lâm); CA P.2 (TP.Bảo Lộc); CA TT.Đạ Tẻh (H.Đạ Huoai).Đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, để tránh cho người dân phải đi lại nhiều lần, Phòng CSGT đã chỉ đạo, phân công cho các Tổ công tác địa bàn tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ chuyển đến.Theo đó, các Tổ CSGT được phân công phụ trách tuyến, địa bàn nào thì tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ tương ứng với tuyến, địa bàn đó, phân công CBCS trực và giải quyết cho người dân đến xử lý vi phạm. Theo quyết định phân công của Giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng, Phòng CSGT hiện có 8 Tổ CSGT địa bàn. Tổ số 1 phụ trách địa bàn TP.Đà Lạt, Tổ số 2 phụ trách địa bàn H.Đức Trọng, Tổ số 3 phụ trách địa bàn H.Di Linh, Tổ số 4 phụ trách địa bàn H.Bảo Lâm, Tổ số 5 phụ trách địa bàn H.Đơn Dương. Trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm của các tổ này tại trụ sở CA TP.Đà Lạt cũ và trụ sở CA các huyện cũ.Tổ số 6 phụ trách địa bàn 2 huyện Lâm Hà và Đam Rông, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lâm Hà cũ. Tổ số 7 phụ trách địa bàn TP.Bảo Lộc, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA TP.Bảo Lộc cũ. Tổ số 8 phụ trách địa bàn H.Đạ Huoai, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA H.Đạ Huoai cũ. Riêng địa bàn H.Lạc Dương do Tổ CSGT quốc lộ 27C phụ trách, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lạc Dương cũ.
Lan man… bánh ít
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.