Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 14.2.2024
Một tuần sau khi "ông trùm" Mark Zuckerberg tuyên bố Facebook sẽ quay lại tập trung vào quyền tự do ngôn luận, vợ chồng Hoàng tử Harry đã đưa ra tuyên bố trên trang web Archewell Foundation chỉ trích quyết định này."Bất kể quan điểm của bạn là cánh tả, cánh hữu hay trung lập, tin tức mới nhất từ Meta về những thay đổi trong chính sách. khiến tất cả chúng ta vô cùng lo ngại", họ tuyên bố hôm đầu tuần.Hoàng tử Harry (40 tuổi) và Meghan Markle (43 tuổi) cho rằng sáng kiến mới này sẽ tạo nên "nhiều sự lạm dụng hơn" vốn sẽ "làm im lặng ngôn luận và biểu đạt, chứ không phải thúc đẩy nó".Cả hai chỉ ra việc loại bỏ kiểm tra thực tế "chắc chắn" là phản ứng trước "cơn gió chính trị", ám chỉ đến việc Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, Meta đã "một lần nữa từ bỏ sự an toàn công cộng để theo đuổi lợi nhuận, hỗn loạn và kiểm soát". Họ cũng tuyên bố thêm Meta hiện ưu tiên "những người sử dụng nền tảng này để phát tán lòng thù hận, lời nói dối và chia rẽ gây tổn hại đến người khác".Harry và Meghan ủng hộ "trách nhiệm giải trình, bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin và bảo vệ mọi cộng đồng trong thời đại kỹ thuật số"."Chúng tôi đặc biệt lo ngại về kế hoạch từ bỏ các cam kết đảm bảo tính đa dạng và công bằng, cùng với những thay đổi chính sách nội bộ làm suy yếu sự bảo vệ cho các cộng đồng thiểu số. "Những quyết định này phản ánh những gì các chuyên gia, người tố giác và gia đình đã nêu trong các phiên điều trần về tác hại trực tuyến, đặc biệt là liên quan đến sự an toàn của trẻ em. Việc phớt lờ điều này chính là cố tình đặt mọi người vào tình thế nguy hiểm và góp phần gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu", tuyên bố của họ nêu rõ.Theo Harry và nữ diễn viên phim Suits, việc Meta thay đổi chính sách sẽ tạo ra "một môi trường mà sự lạm dụng, dùng ngôn từ kích động thù địch sẽ làm im lặng và đe dọa tiếng nói của toàn bộ cộng đồng vốn tạo nên một nền dân chủ lành mạnh".Sau đó, cặp đôi này thúc giục Meta "xem xét lại đồng thời khôi phục các chính sách để bảo vệ mọi mục đích sử dụng" và kêu gọi "các nhà lãnh đạo công ty duy trì cam kết của họ về tính toàn vẹn, an toàn không gian mạng", đồng thời cũng hoan nghênh những người "từ chối khuất phục trước nạn bắt nạt".Vào ngày 7.1, Mark Zuckerberg đã phát hành một video tuyên bố rằng Facebook thực hiện "quá nhiều kiểm duyệt", do đó, công ty sẽ loại bỏ tính năng kiểm tra thông tin và hạn chế quyền tự do ngôn luận.Tổng giám đốc điều hành Meta cho biết sẽ loại bỏ "các hạn chế về nhiều chủ đề như nhập cư và giới tính, vốn không phù hợp với diễn ngôn chính thống".Kể từ khi công bố, Zuckerberg từng bị chỉ trích về quyết định này khi giới lãnh đạo Meta cho biết Mark đang "khuất phục trước áp lực chính trị" trước khi Trump nhậm chức vào ngày 20.1. Doanh nhân 40 tuổi này đã được phát hiện dùng bữa tối với tổng thống mới tại Mar-a-Lago, Florida vào tháng 11.2023.Trong khi đó, vợ chồng Hoàng tử Harry đưa ra kết luận: "Chúng tôi cảm thấy không có lý do gì để ngành công nghiệp này hành xử như thể họ được miễn trừ khỏi các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý mà mọi người khác đều tuân thủ".Những vụ giẫm đạp thảm khốc trên thế giới trong 3 thập niên qua
Đầu tháng 12 vừa qua, Ding Ran, nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh (Trung Quốc), lên kế hoạch du lịch nước ngoài cùng bạn trai. Cô mở phần mềm du lịch, kiểm tra vé máy bay từ Bắc Kinh đi Seoul (Hàn Quốc) nhận được báo giá khứ hồi là 4.359 nhân dân tệ (15,2 triệu đồng)."Vé máy bay quá đắt, tôi không đủ tiền mua nên không đi nữa", Ran chia sẻ câu chuyện của mình, để lại loạt bình luận trên các nền tảng mạng xã hội. Ngày hôm sau, cô kiểm tra lại thấy vé máy bay đã giảm còn khoảng 3.000 nhân dân tệ (10,5 triệu đồng).Ran không chắc các bình luận có tác động hay chỉ là trùng hợp. Cô cũng không hiểu cách thuật toán hoạt động như thế nào nhưng những gì cô làm đang được nhiều người dùng internet Trung Quốc áp dụng. Họ gọi đây là "thuần hóa ngược thuật toán".Trên các hội nhóm, mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người đang chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ về việc bị dữ liệu lớn chèn ép. Một cư dân mạng cho biết khi đặt phòng khách sạn trong chuyến công tác, báo giá của anh luôn cao hơn đồng nghiệp 50 nhân dân tệ (175.000 đồng) với cùng loại phòng, cùng thời gian.Người khác cho biết với cùng ứng dụng gọi xe, cùng địa điểm, cùng thời gian, loại xe, báo giá của mỗi người cũng sẽ khác nhau, chênh lệch có lúc lên đến 10 nhân dân tệ (35.000 đồng).Người dùng sau đó phát hiện ra giá trên các ứng dụng sẽ phụ thuộc nhiều vào thói quen chi tiêu, thu nhập, nghề nghiệp của từng người thay vì một giá niêm yết như nhau. Điều này đã thổi bùng nhiều tranh cãi trong cộng đồng.Giáo sư Chen Bing tại Trường Luật - Đại học Nankai nói với Sina, việc "khai thác" dữ liệu lớn có thể thấy ngay trong việc chênh lệch giá sản phẩm. Với cùng mặt hàng, chất lượng, các nhà cung cấp dịch vụ thường đưa ra mức giá khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Ông Bing dẫn một vụ kiện thực tế diễn ra từ năm 2021. Nguyên đơn là Hu Moumou kiện một công ty du lịch lên tòa cấp thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Người kiện cho rằng giá phòng khách sạn anh đặt qua ứng dụng của công ty cao hơn nhiều so với giá thực tế. Khách hàng cáo buộc nền tảng đã dựa vào dữ liệu, đẩy giá sản phẩm lên cao, cấu thành hành vi lừa đảo. Tòa án sau đó kết luận công ty đã khiến khách hàng hiểu sai về các quảng cáo, giá ưu đãi, buộc bồi thường.Tháng 11 vừa qua, cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu các nền tảng phải chấn chỉnh lại thuật toán, cấm hành vi dùng dữ liệu lớn để chèn ép người dùng. Thông báo nêu rõ việc cấm lợi dụng độ tuổi, nghề nghiệp, mức chi tiêu và các đặc điểm khác để định giá khác nhau cho cùng một mặt hàng, áp mã ưu đãi.Để chống lại sự kiểm soát của dữ liệu lớn, người dùng Trung Quốc đang khởi xướng phong trào "giết chết" thuật toán. Ngoài việc liên tục để lại các nội dung gây nhiễu về giá như Ding Ran làm, nhiều người thậm chí tải ứng dụng về, đăng ký thành viên mới dùng, sau đó xóa ứng dụng rồi tải lại. Việc này không chỉ ngăn chặn các nền tảng thu thập quá nhiều dữ liệu mà còn giúp họ nhận được nhiều ưu đãi.Cộng đồng mạng Trung Quốc chỉ ra các bằng chứng cho thấy người dùng mới luôn nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi hơn khách hàng mua gói thành viên. Do đó họ tìm nhiều cách để "giết chết" dữ liệu lớn bằng cách liên tục xóa ứng dụng, rồi tải lại khi cần. Các dịch vụ làm giả số điện thoại để đăng ký tài khoản cũng đặc biệt hút khách.Tuy nhiên phong trào "thuần hóa thuật toán" có thể chỉ khả dụng với những mô hình đơn giản. Giáo sư Chen Bing cho rằng các thuật toán AI được các nền tảng dùng ngày nay khác nhiều với truyền thống. "Thuật toán truyền thống là các chương trình cài sẵn với kết quả có thể dự đoán được, trong khi các mô hình AI ngày nay đã nâng cấp lên khả năng tự học và kết quả đầu ra luôn khó dự đoán, rủi ro là không thể tránh khỏi", ông Bing nói.Theo giáo sư, hệ thống dùng dữ liệu lớn để tạo ra chân dung hoàn thiện về người dùng. Việc "thuần hóa ngược" có thể giúp giảm giá trong giai đoạn đầu, nhưng các thuật toán tiếp theo sẽ xác định dựa trên số lượng đơn hàng, thói quen mua sắm, dịch vụ liên quan... khiến thuật toán trở nên thông minh hơn. Cuối cùng giá vẫn sẽ tăng. Ngay cả các cơ quan thực thi pháp luật cũng khó xác định được tính minh bạch đằng sau những con số.Việc "thuần hóa thuật toán" về lâu dài chỉ có thể thực hiện thông qua luật chống cạnh tranh. Hoạt động của thuật toán phải tuân theo các giá trị công bằng và hợp lý. Giáo sư Bing cho rằng các công ty internet phải thường xuyên sửa đổi và cơ quan quản lý phải điều chỉnh luật để khiến thuật toán trở nên chuẩn mực, minh bạch hơn.
Chi chục triệu đồng đi xem Taylor Swift biểu diễn
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.
Theo BGR, sau nhiều đồn đoán, Microsoft đã chính thức 'bật đèn xanh' cho việc thu phí người dùng đối với các tính năng AI trên Notepad. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn trải nghiệm các tính năng Rewrite bằng trí tuệ nhân tạo (AI), người dùng sẽ phải chi tiền cho gói Microsoft 365.Trình soạn thảo văn bản Notepad huyền thoại gắn liền với hệ điều hành Windows từ những ngày đầu tiên, giờ đây cũng không thoát khỏi 'vòng xoáy' thương mại hóa của Microsoft.Mặc dù các chức năng cơ bản của Notepad vẫn hoàn toàn miễn phí, nhưng nếu người dùng muốn sử dụng các tính năng cao cấp như Rewrite được hỗ trợ bởi AI, họ sẽ phải trả phí để trở thành người dùng Microsoft 365.Cách thức Microsoft mời gọi người dùng chi tiền cho các tính năng AI trên Notepad cũng gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng, việc liên tục hiển thị các banner quảng cáo, yêu cầu người dùng đăng ký Microsoft 365 để sử dụng AI chẳng khác gì quảng cáo trá hình. Điều này khiến người dùng cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi Microsoft vừa tăng giá gói Microsoft 365.Microsoft biện minh rằng Rewrite và các tính năng AI khác chỉ là tính năng bổ sung, không phải là chức năng cốt lõi của Notepad. Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý với quan điểm này. Họ cho rằng, AI đang dần trở thành một phần không thể thiếu của các ứng dụng hiện đại và việc thu phí cho các tính năng này là không hợp lý.Việc Microsoft thu phí người dùng AI trên Windows Notepad cho thấy công ty đang ngày càng tập trung vào việc kiếm tiền từ các dịch vụ và tính năng của mình. Tuy nhiên, cách thức tiếp cận của Microsoft đang gây ra nhiều tranh cãi và có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Liverpool quá mạnh khi Klopp sắp... chia tay!
Sau 10 năm làm bóng đá cộng đồng, VietGoal đang từng bước xây dựng để tiến lên mô hình bóng đá chuyên nghiệp bằng hình thức xã hội hóa, phối kết hợp với các đơn vị đối tác chiến lược và nhà tài trợ để thực hiện điều này. Tại mỗi tỉnh thành phố, VietGoal mong muốn phát triển rộng sân chơi bóng đá cho trẻ em, từ đó tuyển chọn những cầu thủ tốt nhất giới thiệu cho CLB bóng đá chuyên nghiệp tại địa phương, giúp các cầu thủ phát triển.