Thắng chặng dài nhất Cúp truyền hình, Petr Rikunov chỉ còn kém áo vàng 0,8 giây
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.Ứng dụng AI để đẩy nhanh chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh tấp nập người đến xin lộc, cầu may
Cận cảnh cây cầu thép vòm đầu tiên nối đôi bờ sông Hàn, sắp chuyển công năng
Ngày 4.1.2025, Cơ quan CSĐT Công an H.Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết đơn vị vừa có quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Thanh Tùng (40 tuổi, ở Q.Hoàng Mai, Hà Nội) và Phan Văn Tiến (28 tuổi, ở H.Quảng Trạch, Quảng Bình), 2 phóng viên của một tờ báo, về hành vi cưỡng đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, vào ngày 3.12.2024, Tùng và Tiến đến địa bàn xã Tiến Hóa (H.Tuyên Hóa) để ghi lại các hình ảnh sai phạm của một doanh nghiệp tập kết cát sạn trên địa bàn. Sau khi có được các hình ảnh sai phạm, Tùng và Tiến gây sức ép với chủ doanh nghiệp, đe dọa sẽ viết bài phản ánh, ép ký hợp đồng quảng cáo. Mức giá mà Tùng và Tiến đưa ra thấp nhất là 55 triệu đồng, cao nhất là 95 triệu đồng.Chủ doanh nghiệp xin giảm số tiền nhưng Tùng và Tiến không đồng ý, ép buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo yêu cầu.Đến ngày 26.12.2024, trong lúc Tùng và Tiến tiếp tục đe dọa, ép chủ chủ doanh nghiệp phải ký hợp đồng thì bị lực lượng công an bắt quả tang cùng số tiền 15 triệu đồng được xác định là tang vật liên quan đến hành vi cưỡng đoạt tài sản.Mở rộng điều tra, lực lượng công an thu giữ thêm 26,5 triệu đồng, thẻ nhà báo cùng nhiều tang vật, tài liệu liên quan.Cơ quan CSĐT Công an H.Tuyên Hóa đang tiếp tục điều tra, xử lý vụ cưỡng đoạt tài sản liên quan 2 phóng viên nói trên.
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Ngày 20.1, bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái của cố nghệ sĩ Vũ Linh) đã nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan đến vụ tranh chấp di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh.Trong đơn kháng cáo, bà Nhung nêu: "Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên vừa qua được biết phía bà Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo và lên truyền thông mạng xã hội cho biết sẽ không cho phía chúng tôi một đồng vì bà cho rằng mình là con hợp pháp được quyền hưởng 100% tài sản của ông Võ Văn Ngoan, và thà bà lấy 15% về để làm từ thiện còn hơn là để số tài sản đó cho gia đình chúng tôi. Thật sự là những lời bất nghĩa đối với chúng tôi. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Trước đó, vào ngày 17.1, bà Hồng Loan cũng đã nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Khi ông Donald Trump phát ra dấu hiệu về những việc ông sẽ làm ngay khi trở lại Nhà Trắng, giới chức Mỹ đang nỗ lực đảm bảo an ninh cho buổi lễ nhậm chức.Lúc 12 giờ trưa 20.1 (tức 0 giờ ngày 21.1 theo giờ VN), ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Điện Capitol ở thủ đô Washington, trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Sau đó, ông Trump sẽ đến sân vận động trong nhà Capital One để dự cuộc diễu hành của tổng thống trước khi đến Nhà Trắng trong đoàn xe chạy trên đại lộ Pennsylvania.Tại Nhà Trắng, ông Trump sẽ tham dự buổi lễ truyền thống để ký kết các lệnh hành pháp và đề cử tại Phòng Bầu dục.Trong khi đó, CNN dẫn một số nguồn tin cho hay Cơ quan Mật vụ Mỹ và các cơ quan khác đang làm việc điều chỉnh kế hoạch an ninh sau khi địa điểm tổ chức hoạt động nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà. Các cơ quan chỉ có 3 ngày, tính từ ngày 17.1, để đưa ra một kế hoạch an ninh mới, thay cho kế hoạch trước đây đã mất nhiều tháng để chuẩn bị.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Xiaomi ra mắt đồng hồ thông minh Redmi Watch 4, pin dùng 20 ngày
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.