Về Cà Mau tát đìa bắt cá đồng ăn tết
một cái cây lang thangSau vụ du học sinh Việt mất tích, Nam Úc 'siết' đầu vào thêm 6 tỉnh, thành
Như chúng ta đã được nghe chia sẻ của các chuyên gia trong phần 1, dù công nghệ phát triển chóng mặt với sự bùng nổ của AI, thì nhiều nghề nghiệp, công việc khó bị thay thế. Phần 2 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ sẽ tiếp tục mang đến cho phụ huynh và học sinh những thông tin thực sự hữu ích.Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Dời lịch V-League đâu quá khó!
Theo WCCF Tech, mặc dù mạng xã hội video ngắn TikTok đã quay trở lại hoạt động tại Mỹ, nhưng trong những thời điểm ban đầu ngừng hoạt động, giới trẻ Mỹ rơi vào trạng thái hoang mang và thất vọng, sau đó đã có những động thái gây bất ngờ.Theo đó, các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp 911 trên khắp nước Mỹ cho biết họ đã nhận được một lượng lớn cuộc gọi từ trẻ em và thanh thiếu niên kể từ khi TikTok bị gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng. Thay vì báo cáo các sự cố khẩn cấp, những cuộc gọi này chủ yếu xoay quanh việc bày tỏ sự tiếc nuối, lo lắng về việc mất kết nối với bạn bè và những người sáng tạo nội dung yêu thích trên TikTok."TikTok không chỉ là một ứng dụng, nó là cả một cộng đồng", một thiếu niên chia sẻ với nhân viên 911 trong tiếng nấc nghẹn, "Em không biết phải làm gì nếu không có TikTok".Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ phụ thuộc của giới trẻ vào mạng xã hội, đồng thời đặt ra câu hỏi về hiệu quả của việc giáo dục sử dụng internet an toàn và có trách nhiệm. Việc lạm dụng đường dây nóng 911 không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn có thể cản trở việc tiếp nhận và xử lý các tình huống khẩn cấp thực sự.Trong khi đó, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm và trò chuyện với con cái về tác động của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, đồng thời hướng dẫn các em tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh thay vì dựa dẫm vào thế giới ảo.Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi 'Cứu lấy TikTok!' bằng cách gia hạn 90 ngày cho ứng dụng, nhưng tương lai của nền tảng video ngắn này tại Mỹ hiện vẫn còn khó đoán.
AFP ngày 7.1 đưa tin Tencent và CATL đã bị đưa vào danh sách các công ty quân sự Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ. Quyết định sẽ được công bố chính thức vào ngày 7.1 (giờ Mỹ).Tencent là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, điều hành "siêu ứng dụng" WeChat cùng với các dịch vụ khác như trò chơi điện tử, phát sóng trực tuyến nội dung và dịch vụ đám mây.CATL cũng là một công ty lớn của Trung Quốc, sản xuất hơn một phần ba pin xe điện được bán trên thế giới. Các loại pin của CATL được sử dụng trong các mẫu xe từ nhiều nhà sản xuất nước ngoài bao gồm Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Toyota, Honda và Hyundai.Một phát ngôn viên của Tencent cho biết việc công ty này bị đưa vào danh sách "rõ ràng là một sai lầm" và "chúng tôi không phải là công ty hoặc nhà cung cấp quân sự"."Không giống như các lệnh trừng phạt hoặc kiểm soát xuất khẩu, danh sách này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng để giải quyết mọi hiểu lầm", người phát ngôn này nói thêm.Đạo luật Ủy quyền quốc phòng quốc gia cho năm tài chính 2021 yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải xác định các công ty quân sự Trung Quốc đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp tại Mỹ và nộp danh sách lên quốc hội. Trong đó, phần danh sách không thuộc dạng thông tin mật sẽ được công bố trên Công báo Liên bang.Danh sách này không có tác động pháp lý trực tiếp đến các công ty đang bị nghi ngờ, nhưng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của họ và các công ty niêm yết đã từng khởi kiện về việc bị liệt vào danh sách.Chính phủ Trung Quốc chưa phản ứng về động thái mới nhất đối với Tencent và CATL. Trong những năm qua, Mỹ đã triển khai các biện pháp nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia và lo ngại rằng công nghệ có thể được Bắc Kinh sử dụng cho mục đích quân sự.
TP.HCM phạt hơn 500 triệu đồng hành vi đưa tin sai sự thật
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 5-7.2 cho thấy Tổng thống Donald Trump nhận được tỷ lệ ủng hộ 53% trong tháng đầu của nhiệm kỳ. Tổng cộng 2.175 người Mỹ tham gia khảo sát, với biên độ sai số 2,5%.Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ quan ngại rằng ông Trump vẫn chưa làm đủ để giảm giá tiêu dùng vốn đang ở mức cao, và đa số người phản đối thuế quan nhằm vào Mexico, Canada và châu Âu, theo Đài CBS.Cụ thể, 66% số người tham gia khảo sát cảm thấy chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa thực sự tập trung vào mục tiêu hạ mức giá tiêu dùng. Trong số này, có gần 50% số người theo đảng Cộng hòa.Trong khi 56% số người tham gia ủng hộ mức thuế quan 10% đối với Trung Quốc, cũng từng ấy người phản đối kế hoạch áp thuế 25% cho Canada và Mexico và trong tương lai là nhằm vào các nước châu Âu.Phân nửa số người được khảo sát cũng cho rằng tỉ phú Elon Musk và Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông dẫn đầu nên có tác động nhiều hoặc ít nhất là một phần trong các hoạt động và chi tiêu của chính phủ Mỹ. Con số này tăng lên 74% trong số các thành viên đảng Cộng hòa.Khi mới nhậm chức, các tổng thống Mỹ thường có xu hướng nhận được sự ủng hộ cao. Chẳng hạn, cựu Tổng thống Joe Biden nhận được tỷ lệ ủng hộ 57% vào đầu tháng 2 của nhiệm kỳ; tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Barack Obama là 66% vào tháng 1.2009 và tỷ lệ dành cho ông George W.Bush là 59% vào tháng 2.2001.Theo thời gian, tỷ lệ này sẽ thay đổi dựa trên sự thể hiện của tổng thống trong nhiệm kỳ.