Chuyện hiếm: Boeing 787 phải quay đầu vì bị hư 8/9 phòng vệ sinh
Trong những năm gần đây, gacha game đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong làng game thế giới. Với cơ chế "quay gacha" để nhận phần thưởng ngẫu nhiên, dòng game này thu hút hàng triệu người chơi với hy vọng sở hữu các vật phẩm hiếm. Tuy nhiên, gacha game không chỉ mang lại sự giải trí mà còn đặt ra những câu hỏi lớn về tài chính và tính minh bạch.Thuật ngữ "gacha" bắt nguồn từ Nhật Bản, ám chỉ các trò chơi sử dụng cơ chế tương tự máy gachapon – nơi người chơi bỏ tiền để nhận đồ chơi ngẫu nhiên. Trong gacha game, người chơi dùng tiền thật hoặc tiền ảo để quay số nhằm nhận phần thưởng, từ nhân vật đặc biệt, vũ khí hiếm đến các vật phẩm trang trí.Tuy nhiên, tỷ lệ nhận được các vật phẩm hiếm trong gacha game thường rất thấp. Các tựa game như Genshin Impact, Honkai: Star Rail hay Blue Archive đều sử dụng hệ thống này để giữ chân người chơi và thúc đẩy chi tiêu. Những nhân vật 5 sao hoặc vũ khí hiếm thường chỉ có tỷ lệ xuất hiện dưới 1%, khiến người chơi dễ dàng rơi vào vòng xoáy "quay gacha" liên tục để đạt được mục tiêu mong muốn.Gacha game khéo léo khai thác tâm lý người chơi thông qua các hiệu ứng như "đầu tư đã bỏ ra" (sunk cost fallacy). Khi đã đầu tư một khoản tiền hoặc thời gian nhất định, người chơi thường khó từ bỏ vì cho rằng việc tiếp tục quay sẽ mang lại kết quả mong muốn. Điều này tạo nên một vòng lặp chi tiêu không kiểm soát.Ngoài ra, cơ chế phần thưởng giới hạn thời gian như banner cũng tạo áp lực lớn. Trong Genshin Impact, các nhân vật hiếm chỉ xuất hiện trong vài tuần. Nếu bỏ lỡ, người chơi sẽ phải chờ rất lâu để có cơ hội quay lại. Áp lực từ thời gian và cơ chế này khiến nhiều người cảm thấy "bị ép buộc" phải nạp tiền.Hệ thống pity system (bảo hiểm thất bại) cũng là một con dao hai lưỡi. Dù nó đảm bảo người chơi nhận được vật phẩm hiếm sau một số lượt quay nhất định, nhưng đồng thời cũng khuyến khích họ tiếp tục chi tiền để đạt đến ngưỡng này thay vì dừng lại.Mặc dù gacha game mang lại niềm vui cho hàng triệu người chơi, nhưng chúng cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Một mặt, việc quay gacha tạo cảm giác phấn khích khi người chơi không biết mình sẽ nhận được gì, giống như mở một món quà bất ngờ. Mặt khác, yếu tố may rủi lại trở thành áp lực tài chính đối với nhiều người, đặc biệt là những người chơi trẻ tuổi.Theo báo cáo của Sensor Tower, các tựa game như Honor of Kings đã đạt doanh thu hàng trăm triệu USD chỉ trong tháng 10.2024. Một phần lớn doanh thu này đến từ các sự kiện trong game, nơi người chơi được khuyến khích chi tiêu mạnh tay để sở hữu các vật phẩm hoặc nhân vật giới hạn thời gian. Cơ chế này không chỉ tạo ra sức hút mà còn khiến nhiều người chơi cảm thấy bị "ép buộc" phải chi tiêu để không bị bỏ lại phía sau.Phương Thanh (1998) – Chuyên viên phần mềm chia sẻ: “Tôi thường nạp khoảng 1.5 triệu đồng mỗi lần quay gacha. Khi nhận được vật phẩm mong muốn, cảm giác rất phấn khích nhưng cũng tiếc tiền. Còn khi không nhận được, tôi bực bội và thường nạp thêm với hy vọng ‘gỡ gạc’. Tuy nhiên, sau này tôi đã từ bỏ gacha game vì cần thời gian cho công việc.”Thanh Hải (1995) – Nhân viên thiết kế thì có cách tiếp cận khác: “Tôi từng chi hơn 3 triệu đồng trong một lần để nhận nhân vật yêu thích. Nhưng tôi luôn tính toán cẩn thận trước khi nạp. Nếu không chắc chắn nhận được, tôi sẽ không chi. Banner giới hạn thời gian dễ khiến người chơi không có kế hoạch dễ bị hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO), nhưng với tôi, việc quản lý tài nguyên giúp tránh chi tiêu không cần thiết.”Cơ chế bảo hiểm có thể dẫn đến việc nạp thêm tiền khi gần đạt đủ số lượt quay cần thiết. Việc quản lý tài nguyên và giữ vững mục tiêu là chìa khóa để tránh bẫy chi tiêu.Game thủ có kinh nghiệm như Thanh Hải đưa ra lời khuyên: “Khi chơi gacha game, hãy xác định mục tiêu rõ ràng để có kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý, cần hiểu rõ chơi vì sức mạnh nhân vật (meta) hay chỉ để sưu tầm. Đừng bị cuốn vào tâm lý ‘xoay thêm vài lần nữa chắc sẽ trúng’, nếu không đủ tài nguyên, tốt nhất là chờ đợi.” Phương Thanh nhấn mạnh: “Đặt ngân sách rõ ràng và tuân thủ. Đừng để cảm xúc chi phối, nếu không bạn sẽ rơi vào vòng xoáy chi tiêu không hồi kết.”Cả hai góc nhìn và dẫn chứng đều chỉ ra rằng, gacha game không đơn thuần là một hình thức giải trí, mà còn có thể là là một "bẫy tài chính" nếu người chơi không biết kiểm soát bản thân. Trách nhiệm không chỉ thuộc về người chơi, mà còn đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm từ phía nhà phát triển game.Trước những tác động tiêu cực, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định quản lý nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chơi gacha game:Gacha game vẫn là một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp game, nhưng sự tranh cãi về mặt tài chính và tính minh bạch sẽ tiếp tục định hình tương lai của thể loại trò chơi này. Để trở thành một hình mẫu kinh doanh bền vững, các nhà phát triển cần minh bạch hơn trong cơ chế và cam kết bảo vệ quyền lợi của người chơi. Với những người tham gia, việc tỉnh táo và kiểm soát tài chính là cách tốt nhất để biến gacha game thành một thú vui giải trí thay vì bẫy chi tiêu.Chung kết Free Fire World Series SEA 2024 Spring sẽ được tổ chức tại Việt Nam
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Đây là phiên bản tái sinh của ca khúc cùng tên, nằm trong EP Thất tình toàn tập từng được Mai Tiến Dũng trình làng cuối tháng 11.2024. Song ở lần này, sự kết hợp cùng Lương Bích Hữu mang đến màu sắc mới mẻ, tái hiện câu chuyện tình yêu đầy xót xa. Lương Bích Hữu và Mai Tiến Dũng đều là những gương mặt vô cùng quen thuộc với khán giả, đặc biệt là sau chương trình Ca sĩ mặt nạ và Bài hát của chúng ta. Mai Tiến Dũng nói giọng ca 8X không chỉ là đồng nghiệp mà còn là thần tượng nên anh thích thú khi có dịp kết hợp cùng. “Vì lòng mến mộ của tôi mà 2 chị em đã trò chuyện với nhau rất nhiều. Sau đó, cả 2 lại tiếp tục gặp nhau ở Bài hát của chúng ta và cũng có kết hợp một vài lần trên sân khấu, nhưng cảm giác vẫn chưa trọn vẹn lắm. Cho đến khi có ý định ra mắt EP Thất tình toàn tập, tôi đã ngỏ lời mong muốn kết hợp cùng chị Hữu. Và chị Hữu luôn sẵn sàng vì lời hứa hai chị em sẽ kết hợp với nhau, tạo ra một sản phẩm âm nhạc mới mà không phải là ở các show thực tế”, Mai Tiến Dũng kể. Bên cạnh đó, Mai Tiến Dũng cho biết đang ấp ủ những dự án âm nhạc mới với những câu chuyện, cảm xúc và hình tượng khác lạ, nâng cấp hơn. Nam ca sĩ hài hước thừa nhận bản thân "không muốn thất tình nữa". “Tôi muốn tạm khép lại những màu âm nhạc buồn bã”, anh chia sẻ. Về kế hoạch trong năm 2025, Mai Tiến Dũng nói ngoài việc thực hiện những điều dang dở ở năm cũ, anh muốn mang đến những sản phẩm có màu sắc tươi trẻ, sôi động. “Tôi muốn đánh dấu thêm sự trẻ trung và khả năng trình diễn để khán giả sẽ biết thêm một Mai Tiến Dũng không chỉ là thất tình, không chỉ ballad, mà đó là một Mai Tiến Dũng cũng rất máu lửa”, nam ca sĩ bộc bạch.
‘Mổ xẻ’ lợi thế vũ khí hiện nay của Nga so với Ukraine
Đặc biệt, bản công diễn lần này tái hiện trọn vẹn tinh thần bản gốc của năm 1875, mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho công chúng như khi thưởng lãm tại các nhà hát lớn trên thế giới. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vinh dự là nhà tài trợ độc quyền chương trình này, với mong muốn đưa tinh hoa của nghệ thuật thế giới đến gần hơn với công chúng trong nước, đồng thời góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa có sức sống vượt thời gian. Tiếp nối hành trình hiện thực hóa tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống", Techcombank không ngừng mở rộng những trải nghiệm đẳng cấp dành cho công chúng và khách hàng. Từ những giải pháp tài chính tiên phong đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng, Techcombank luôn hướng đến việc kiến tạo những tiêu chuẩn và giá trị sống ngày càng được nâng tầm. Việc đưa nguyên tác "Carmen" về Việt Nam lần này không chỉ là một dấu ấn quan trọng, mà còn thể hiện nỗ lực kết nối Việt Nam với dòng chảy văn hóa toàn cầu, kiến tạo không gian giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, di sản với tương lai. Được biết, hai đêm công diễn cũng là dịp để Techcombank tri ân những hội viên Private. Họ chính là những khách hàng đã có những bước đường đồng hành bền chặt cùng ngân hàng trên hành trình quản lý gia sản và kiến tạo sự thịnh vượng vững bền. Đây không chỉ là những cá nhân thành công mà còn là những người luôn mang trong mình khát khao cống hiến, giữ gìn và kế thừa di sản cho những thế hệ mai sau. Đó cũng chính là tinh thần của Techcombank khi luôn mong muốn hướng tới sự bền vững, lan tỏa được những giá trị tinh hoa qua nhiều thế hệ.Bà Thái Minh Diễm Tú, Giám đốc Khối Tiếp thị - Ngân hàng Techcombank chia sẻ: "Techcombank đồng hành cùng Nhà hát Hồ Gươm, tái hiện trọn vẹn nguyên tác 150 năm tuổi của vở opera kiệt tác thế giới "Carmen". Chúng tôi trân trọng những bản sắc, tinh hoa của nghệ thuật thế giới và mong muốn lan tỏa những giá trị di sản này với công chúng trong nước. Đặc biệt, sự kiện này cũng là món quà mà ngân hàng dành riêng cho những khách hàng Techcombank Private. Đây tiếp tục là lời tri ân trên hành trình nâng tầm những giá trị sống của khách hàng, để tài sản không ngừng được sinh sôi, và để những di sản nảy lộc vượt thời".Khác với nhiều phiên bản đã từng được trình diễn trên thế giới, Carmen tại Nhà hát Hồ Gươm lần này tái hiện trọn vẹn nguyên tác từ năm 1875 - từ thiết kế sân khấu, phục trang đến âm thanh, bối cảnh. Được phục dựng bởi Nhà hát Hoàng gia Versailles, Trung tâm âm nhạc Lãng mạn Pháp Palazzetto Bru Zane và Nhà hát Rouen Normandie, vở diễn sẽ đưa khán giả Việt Nam về với thành phố Seville, Tây Ban Nha thế kỷ XIX - nơi nàng Carmen, biểu tượng của đam mê, tự do và cá tính được kể lại theo đúng tinh thần nguyên bản.Sir Thomas Beecham - Nhạc trưởng nổi tiếng nước Anh, từng ca ngợi phần mở đầu của vở opera này là "quốc ca thực sự của nước Pháp". Một tác phẩm có sức ảnh hưởng vượt thời gian, trải qua 150 năm trường tồn vẫn làm lay động trái tim của hàng triệu khán giả khắp thế giới. Và năm nay, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á công diễn trọn vẹn phiên bản nguyên gốc của kiệt tác này, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả thủ đô những trải nghiệm nghệ thuật đẳng cấp và đặc quyền, không thua kém gì như khi thưởng thức tại các nhà hát lớn trên thế giới. Đại diện Ban Tổ chức cho biết sự xuất hiện của nguyên tác Carmen tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 150 năm kiệt tác bất hủ này ra đời không chỉ là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế mà còn là cơ hội hiếm có để công chúng Việt Nam được đến gần hơn với tinh hoa nghệ thuật thế giới trong không gian văn hóa đẳng cấp của Nhà hát Hồ Gươm - top 10 nhà hát tuyệt vời nhất thế giới. Các thông tin về tác phẩm và nhân vật cũng sẽ được khai thác từ nhiều góc độ, nhằm đưa Carmen tới công chúng một cách chân thực nhất, gần gũi nhất.