6 món đồ công nghệ nên mang theo khi đi chơi tết
Ngày 24.1, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết đã có báo cáo kết quả khảo sát lần 2 về việc thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần; nghỉ thứ bảy và chủ nhật đối với cấp học THCS, THPT và GDTX trên địa bàn.Theo kết quả khảo sát lần 2, đối với cấp THPT, GDTX; ý kiến cán bộ quản lý đồng ý thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật là 97,35%; nhân viên 99,08%; giáo viên 90,51%; phụ huynh 83,9% và học sinh 82,87%.Đối với cấp THCS, cán bộ quản lý đồng ý 100%; nhân viên 97,54; giáo viên 92,39%; phụ huynh 71,204% và học sinh 73,612%.Trước đó, từ ngày 23 - 27.12.2024, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến về việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày và sắp xếp nghỉ ngày thứ bảy trong tuần đối với học sinh cấp THCS, THPT, GDTX đến toàn thể cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh trên toàn tỉnh.Theo kết quả khảo sát, phương án nghỉ ngày thứ bảy đã nhận được sự đồng thuận cao của đối tượng khảo sát. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành GD-ĐT và các địa phương tổ chức khảo sát ý kiến về chủ trương này trước khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29/2024. Do đó, kết quả khảo sát lần thứ nhất không còn phù hợp.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, với kết quả khảo sát lần 2, sở đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép ngành GD-ĐT được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần; nghỉ thứ bảy, chủ nhật đối với cấp học THCS, THPT và GDTX trên địa bàn tỉnh từ học kỳ II năm học 2024-2025.Chủ tịch TP.HCM: Bồi dưỡng thanh niên xuất ngũ vào làm việc nhà nước
Chúng tôi ghé thăm xã Xy (H.Hướng Hóa), một xã biên giới cách TP.Đông Hà (Quảng Trị) gần 100 km. Tại đây, Hội đồng Đội thuộc Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức khởi công công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho em Hồ Thị Tăng (học lớp 9B, Trường tiểu học và THCS Xy). Dù trải qua quãng đường xa, nhưng cảm giác mệt mỏi của chúng tôi tan biến khi thấy nụ cười hạnh phúc của Tăng.Hồ Thị Tăng là 1 trong 9 hoàn cảnh được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị trao tặng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ". Hoàn cảnh gia đình Tăng hết sức khó khăn, 7 người sống trong căn nhà sàn xập xệ, bố khuyết tật, mẹ thường xuyên đau ốm, người anh cả phải nghỉ học để phụ giúp công việc nương rẫy, người chị gái của Tăng thì nghỉ học lấy chồng sớm… Tăng cũng đang có nguy cơ phải bỏ học sớm để mưu sinh như anh chị của mình."Cảm ơn các cô chú, anh chị đã trao tặng gia đình em căn nhà này. Em luôn ước mơ có một căn nhà vững chắc để bố mẹ ở, và em có nơi yên tâm học hành. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với món quà ý nghĩa này", Tăng chia sẻ.Đồng cảnh ngộ với Tăng, em Hồ Thị Lịch (học lớp 6A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú H.Đakrông) cũng sinh ra trong một gia đình đông con. Bố mẹ không biết chữ, gia cảnh khó khăn nên các anh chị của Lịch chỉ học đến lớp 9. Song vượt qua mọi khó khăn, Lịch có thành tích học tập xuất sắc và là học sinh tiêu biểu của trường.Anh Phạm Xuân Khánh, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn Quảng Trị, cho biết công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" đã góp phần giúp các em học sinh nghèo trên địa bàn có nơi ăn chốn ở ổn định, là điểm tựa vững chắc để các em tiếp tục thực hiện ước mơ."Ngôi nhà trao tặng em Hồ Thị Lịch là công trình đầu tiên trong 9 ngôi nhà được khởi công. Tính đến nay, đơn vị đã hoàn thành công tác khởi công, chỉ một thời gian ngắn nữa các em sẽ có một căn nhà khang trang, kiên cố để ổn định cuộc sống", anh Khánh nói.Thầy giáo Nguyễn Đắc Nhật Tân, Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học và THCS Tân Hợp, H.Hướng Hóa, cho biết sau khi nhận được thông tin về kế hoạch từ cấp trên, liên đội đã triển khai nhiều hoạt động để học sinh của trường tham gia gây quỹ, ủng hộ xây nhà cho các bạn khó khăn."Liên đội đã triển khai phong trào kế hoạch nhỏ cho các bạn học sinh tham gia quyên góp phế liệu như vỏ lon bia, sách báo cũ… Dù không nhiều nhưng liên đội cũng đã cùng các liên đội khác trên toàn tỉnh đóng góp được một số tiền nhỏ vào quỹ xây dựng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ", thầy Tân nói.Bắt đầu triển khai kế hoạch từ cuối năm 2024, sau hơn 3 tháng tích cực vận động, tuyên truyền và nhận được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị đã quyên góp được gần 700 triệu đồng để thực hiện 9 "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho học sinh nghèo tại 8 huyện, thị và hướng đến các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số."Ngày 13.3 vừa qua, Hội đồng Đội tỉnh đã khởi công căn nhà cuối cùng. Đây là hoạt động thiết thực trước thềm đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Trị lần thứ 9 và cũng góp phần thực hiện hiệu quả đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Trị", anh Khánh chia sẻ.
Xuất phát từ tay trắng, ‘vợ chồng CEO’ hé lộ bí quyết khởi nghiệp thành công
Ngày 24.1, Sở TT-TT Hà Nội thông báo về việc xử phạt hành chính ông N.Q.D và bà N.T.N do có hành vi lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật, không chỉ xâm phạm uy tín mà còn gây tổn thương đến danh dự lãnh đạo Vietjet.Cụ thể, ông N.Q.D và bà N.T.N đăng tải bài viết có thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng xã hội Facebook đã xúc phạm uy tín, danh dự một lãnh đạo Công ty Cổ phần VietJet. Hành vi này vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 điều 16 luật An ninh mạng. Sở TT-TT Hà Nội yêu cầu các cá nhân buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm.Sau khi Thanh tra Sở TT-TT phổ biến quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, 2 cá nhân bị xử phạt đã nhận thức rõ hành vi vi phạm, gỡ bỏ nội dung vi phạm và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP, hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Đây là một bài học kinh nghiệm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội.
Ban tổ chức sẽ trao một giải nhất ở mỗi thể loại tản văn và thơ (mỗi giải 2.000 USD, bằng chứng nhận); 2 giải nhì (mỗi giải 1.000 USD, bằng chứng nhận); 3 giải ba (mỗi giải 500 USD, bằng chứng nhận) cùng 5 giải khuyến khích (mỗi giải 200 USD, bằng chứng nhận) cho các tác giả. Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào tháng 10.2024 tại Budapest, Hungary, nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10.
Vụ phó chánh án bị đâm: Vì sao nghi phạm bị phạt 3 năm tù vẫn có thể gây án?
Sự ra đi của nhà thơ Dương Kỳ Anh ở tuổi 77 để lại nhiều tiếc nuối với bạn bè, đồng nghiệp. Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Hữu Việt chia sẻ: “Thương tiếc nhà thơ Dương Kỳ Anh - người thủ trường đặc biệt những năm đầu làm báo Tiền Phong”.Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh tên thật là Dương Xuân Nam, sinh năm 1948 tại Hà Tĩnh. Ông là nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Dương Kỳ Anh còn là một trong những nhà thơ, nhà báo hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trong từ điển Danh nhân Văn hóa Thế giới (Khu vực châu Á - Thái Bình Dương).Nhà thơ Dương Kỳ Anh từng xuất bản một số tác phẩm như Và anh đợi (1987), Dang một chuyện tình (1989), Đi qua thời gian (1992), Bông hoa lạ (1994), Bài phóng sự (2000), Miền ký ức (2001), Bức ảnh thứ hai (2001), Chị Huệ làng Tảo Trang (2003), Xuyên Cẩm (2004), Thơ Dương Kỳ Anh (2005), Thổ địa (2006); Cõi ta bà (2008)... Ông giành được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của mình. Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh được nhiều người gọi với danh xưng “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Ông đảm nhận vai trò Trưởng ban Tổ chức kiêm chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi sắc đẹp này từ năm 1988 đến năm 2008. Trong một lần chia sẻ với Thanh Niên, ông từng cho rằng thi hoa hậu nên là một ngày hội văn hóa, giúp cho tất cả các cô gái trong độ tuổi trẻ trung đều có cơ hội được tỏa sáng, học hỏi, thể hiện bản thân. Ông cũng từng chia sẻ quan điểm về việc không chấp nhận thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ tại Hoa hậu Việt Nam để đảm bảo tính công bằng cho cuộc thi.