'Muốn mở thêm visa, du lịch có thể phải chờ tới 10 năm nữa'
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.Những điều nên biết khi nâng mũi
Các dòng sản phẩm của CASE đều được đánh giá cao về thiết kế. Khoang lái tạo được cho tài xế tầm nhìn thoải mái, điều khiển tay lái bẻ cua dễ dàng.
Trao giải thi sáng tác ca khúc chủ đề 'Hành trình mùa xuân lên rừng xuống biển'
Xem nhanh 12h ngày 7.2.2025 có những nội dung chính sau:Câu chuyện người đàn ông ở Trà Vinh làm rách 2 tờ vé số độc đắc khiến nhiều người tiếc nuối những ngày đầu năm. Và bản thân chủ nhân 2 tờ vé số là người tiếc nuối nhất. Theo thông tin trên Báo Dân Trí, người này cho biết dù còn rất buồn nhưng tinh thần đã ổn định để tiếp tục công việc. Người đàn ông là con út trong gia đình có 8 anh chị em, hiện đang độc thân và sống cùng nhà với mẹ và chị gái. Từ số tiền được những người trúng số san sẻ, ông dự định sẽ mua một nền nhà để ra ở riêng và qua tháng 2 sẽ đi Phú Quốc làm phụ hồ để kiếm sống. Mùng 10 tháng giêng - thời điểm mà nhiều người tin rằng mua vàng sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm. Vì vậy, các tiệm vàng những ngày qua và sáng nay khá đông đúc, thậm chí có nơi khách xếp hàng từ sáng sớm để mong sở hữu một chỉ vàng lấy hên.Mùng 10 tháng giêng được nhiều người gọi là ngày vía Thần tài, nhưng liệu Thần Thổ địa – vị thần cai quản đất đai, nhà cửa có dần bị quên lãng khi tục thờ Thần tài ngày càng phổ biến? Và vì sao việc mua vàng lấy hên lại trở thành một nét quen thuộc trong ngày này?Thị trường vàng sôi động và nhiều biến động trong vài ngày qua để chờ đợi ngày vía Thần tài, bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng từ giá vàng trên thế giới. Chiều mùng 9 giá vàng trong nước bất ngờ giảm mạnh, vậy còn sáng nay thì như thế nào, kính mời quý vị cùng theo dõi trong chuyên mục Biến động vàng.'Mùng 10 tháng giêng' trước đây và hiện tại: Thần Thổ địa có bị quên lãng?Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 8.2.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
Từ nhỏ, ông Đệ đã đam mê chế tạo mô hình tàu, thuyền. Vì vậy, ông không ngừng mày mò nghiên cứu, học hỏi từ sách báo, phim ảnh và cả những con tàu ngoài đời thực.Năm 2018, ông bắt đầu làm mô hình tàu. Ban đầu, là những mô hình nhỏ bằng tấm xốp; dần dần, sản phẩm được trau chuốt và có độ chính xác cao hơn. "Tôi làm nghề cho thuê âm thanh, ánh sáng. Có dịp đi đây, đi đó nhiều, thấy những mô hình tàu, thuyền trưng bày, đam mê trỗi dậy nên tôi tự học làm", ông Đệ kể.Để hoàn thiện sản phẩm, ông học hỏi từ người quen về nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển, thiết bị thu, nhận sóng, điều khiển tốc độ. Sau đó, ông tự tìm tòi trên mạng xã hội, cải tiến chất liệu thân tàu bằng keo composite để tàu gọn nhẹ, dễ di chuyển. Vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa tìm nguyên vật liệu phù hợp, đến năm 2020, ông mới làm xong chiếc tàu bằng composite đầu tiên và có bộ điều khiển chạy trên mặt nước.Theo ông Đệ, nguyên liệu làm tàu là nhựa composite và nhựa pima. Nhờ đó, tàu làm ra có độ bền trên 7 năm. Khó khăn nhất trong việc làm mô hình tàu sân bay điều khiển từ xa là từng công đoạn phải tự thử nghiệm, lựa chọn vật liệu, linh kiện nhiều lần.Đến nay, ông đã làm hơn 40 chiếc tàu đồ chơi điều khiển từ xa với nhiều kích cỡ và kiểu mẫu khác nhau, như: tàu sân bay, tàu Titanic, tàu du lịch, tàu chở hàng, tuần dương hạm, tàu tuần tra điều khiển từ xa, du thuyền…Những mẫu tàu được ông Đệ làm với nhiều kích thước, tỉ lệ 1/100 so với phiên bản thật. Có những chiếc tàu sân bay được ông làm với kích thước trên 3 m, có thể di chuyển ổn định trên mặt nước.Mỗi chiếc tàu mất khoảng 45 ngày để hoàn thiện. Đặc biệt, một số mô hình tàu chiến có thể điều khiển từ xa, chạy trên mặt nước như thật. Nhờ sự công phu và chất lượng cao, các mô hình tàu của ông Đệ được nhiều người đam mê tìm mua. Mỗi chiếc tàu mô hình có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy thuộc vào kích thước và độ chi tiết. Khách hàng của ông không chỉ trong nước mà còn có những người yêu thích mô hình tàu ở nước ngoài đặt mua. Ông Đệ cho biết đang ấp ủ trình làng những sản phẩm mới lạ, độc đáo hơn.
Làm phúc quên cả phận mình
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.