Top 10 ĐH tốt nhất thế giới năm 2024
Chiều 17.2, Công an tỉnh Ninh Bình đã công bố 11 quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình về nghỉ công tác, hưởng chế độ hưu trí và nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí đối với 11 cán bộ là lãnh đạo công an cấp phòng, cấp huyện.Đây là những cán bộ công an tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi để thực hiện chủ trương tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong lực lượng công an tỉnh Ninh Bình.Những người xin nghỉ hưu trước tuổi thuộc Công an tỉnh Ninh Bình, gồm: đại tá Đinh Văn Tuấn, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (còn 30 tháng công tác); đại tá Nguyễn Văn Tứ, Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (còn 17 tháng công tác); đại tá Đặng Văn Linh, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ (còn 7 tháng công tác); đại tá Nguyễn Đình Toán, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự (còn 29 tháng công tác); đại tá Phạm Văn Hội, Trưởng công an H.Gia Viễn (còn 18 tháng công tác).Thượng tá Nguyễn Văn Lượng, Chánh thanh tra (còn 19 tháng công tác); thượng tá Phạm Trung Trực, Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (còn 41 tháng công tác); thượng tá Đào Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (còn 10 tháng công tác); thượng tá Nguyễn Thanh Hà, Phó trưởng phòng Hồ sơ nghiệp vụ (còn 9 tháng công tác); thượng tá Trương Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ (còn 48 tháng công tác); thượng tá Vũ Quang Vinh, Phó trưởng công an TP.Tam Điệp (còn 23 tháng công tác).Triển lãm dệt may SaigonTex & SaigonFabric 2024
Theo Bộ GD-ĐT, chiều 19.2 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.Tại cuộc họp, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết, để đảm bảo cho công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể toàn ngành, đồng thời phù hợp với phương thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, Cục Quản lý chất lượng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên trên toàn quốc. Kết quả, giáo viên đã làm quen với hình thức đánh giá năng lực theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Đến thời điểm này, các địa phương cũng đã cho học sinh lớp 12 đăng ký thi thử lần 1 các môn dự kiến chọn thi tốt nghiệp THPT (ngoài 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn) và tổ chức học, thi thử theo dạng thức thi của Bộ GD-ĐT đã công bố.Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thi (dự kiến đầu tháng 3); hoàn thiện các hệ thống phần mềm tổ chức thi và thử nghiệm trên diện rộng, kiểm tra đánh giá an ninh, an toàn trước khi đưa vào sử dụng; tiếp tục tập huấn đội ngũ giáo viên để xây dựng câu hỏi thi; tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn để các địa phương nắm rõ mô hình, cách thức tổ chức kỳ thi, cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi, lịch thi…Ông Chương cũng lưu ý, các địa phương phân cấp, phân quyền rõ, đầy đủ, trách nhiệm toàn diện kỳ thi tại địa phương. Đồng thời, xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhân lực, vật lực. Chú trọng tổ chức dạy học, đánh giá bám sát chương trình và nội dung thi, tổ chức thi thử để giáo viên, học sinh làm quen với cách thức tổ chức thi.Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá các bước chuẩn bị cho kỳ thi năm 2025 đã chủ động hơn so với mọi năm ở tất cả các khâu cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của mùa thi năm 2025.Với yêu cầu cần lường trước mọi vấn đề, thấy hết thách thức để chuẩn bị với tinh thần thận trọng, ông Sơn đề nghị các đơn vị tập trung làm tốt một số khâu trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như ra đề, tập huấn, thanh tra, truyền thông…Do là kỳ thi đầu tiên thực hiện theo tinh thần đổi mới, người đứng đầu ngành giáo dục đặc biệt lưu ý khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. "Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi", ông Sơn nhấn mạnh.Trước đó, tháng 10.2024, Bộ GD-ĐT đã công bố 18 đề tham khảo, đảm bảo đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD-ĐT ban hành trước đó. Các đề tham khảo cũng bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung chủ yếu ở lớp 12, nhằm giúp giáo viên chủ động giảng dạy, ôn tập ngay từ đầu năm học. So với mọi năm, đề tham khảo năm nay công bố sớm trước 5 tháng.
Tự tin với sim rừng
Sáng 15.1, tại chương trình mừng xuân và chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với chủ đề "xuân đoàn kết - tết nghĩa tình", Phó chủ tịch Hội LHPN Q.6 Trần Thị Kim Kiều cho biết: "Chương trình nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho cán bộ chi hội, hội viên, phụ nữ khuyết tật, khó khăn, nữ công nhân lao động không có điều kiện về quê đón tết".Hai người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện sinh kế là chị Phan Thị Hạnh Dung và Lâm Thị Hồng Nhung, đều 43 tuổi.Về hoàn cảnh, chị Hạnh Dung là lao động chính trong nhà, nuôi 2 con nhỏ đi học và mẹ già 80 tuổi."Chồng tôi sức khỏe yếu, chỉ phụ bốc vác và lái xe giao hàng, cứ ai kêu gì làm đó, nên thu nhập không ổn định. Vì vậy, tôi phải dành dụm lắm mới đủ tiền đóng tiền thuê nhà mỗi tháng. Nhận được chiếc xe đẩy bán đồ ăn nhanh trị giá 4 triệu đồng, tôi thấy hứng khởi, sẽ ráng làm để cho con cái đi học đầy đủ, tương lai đỡ khổ hơn", chị Dung nói.Còn chị Lâm Thị Cẩm Nhung là mẹ đơn thân, có con trai 8 tuổi, bị khuyết tật vận động... Chồng chị bỏ đi khi con trai vừa chào đời. "Vậy là từ nay, có máy làm sản phẩm gia công do Hội LHPN phường hỗ trợ, tôi sẽ nhận thêm hàng về làm, vừa trông chừng và chăm sóc con, để kiếm tiền cho con đi tái khám...", chị Nhung bày tỏ. Ngoài ra, chương trình còn trao 40 phần quà tết cho Ban chấp hành Hội LHPN P.9 (Q.6), các chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội khu phố, hội viên, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân lao động ở phường.Theo Chủ tịch Hội LHPN P.9 (Q.6) Trần Lê Kim Chi, chương trình nằm trong khuôn khổ cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp đường phố, nhà cửa sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị, phòng chống cháy nổ…
Sự kiện diễn ra trên đường Đỗ Ngọc Thạnh thuộc khu vực Phố vải Soái Kình Lâm (Q.5) thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân TP.HCM cũng như du khách, có cả khách nước ngoài.Theo UBND P.14 (Q.5) địa bàn phường có các tuyến đường kinh doanh buôn bán đặc thù, mỗi ngày đón tiếp hơn 10.000 lượt khách đến giao dịch, như thương xá Đồng Khánh và trung tâm thương mại Satra, chuyên cung cấp vải sợi.Bên cạnh đó còn có các khu vực kinh doanh chuyên biệt như trên đường Hải Thượng Lãn Ông với các mặt hàng trang trí, Phố văn phòng phẩm trên tuyến đường Phùng Hưng.Năm 2023, UBND phường ra mắt Phố văn phòng phẩm Phùng Hưng với mục tiêu hỗ trợ các công ty và hộ kinh doanh phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu văn phòng phẩm đã tạo dựng được uy tín và trở thành điểm đến đáng tin cậy cho khách hàng. Thành công này chính là động lực P.14 tiếp tục triển khai và phát triển Phố vải Soái Kình Lâm, một khu vực chuyên doanh vải vóc, ngành nghề có truyền thống lâu đời.Nói về tên gọi "phố vải", phía P.14 cho biết không giống như khái niệm "chợ vải" hoặc 36 phố phường Hà Nội - nơi mỗi con phố kinh doanh một ngành hàng riêng, Phố vải Soái Kình Lâm là một khu vực bao gồm 3 tuyến đường Trần Hưng Đạo, Đỗ Ngọc Thạnh và Dương Tử Giang, có 96 công ty, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia. Trong khi đó, chợ vải Soái Kình Lâm như trước nay người dân quen gọi hiện là khu thương xá Đồng Khánh.Ông Lê Đăng Tuấn, Phó chủ tịch UBND P.14 (Q.5) cho biết Phố vải Soái Kình Lâm không chỉ nhằm hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19 mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, nơi các doanh nghiệp trong ngành vải vóc có thể kết nối, hợp tác và cùng nhau phát triển. "Phố vải không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của ngành dệt may TP.HCM. Đồng thời, Phố vải Soái Kình Lâm sẽ góp phần quảng bá du lịch của Q.5, tạo dựng một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy cả thương mại và du lịch", lãnh đạo P.14 chia sẻ thêm.Các tuyến đường chính thuộc Phố vải Soái Kình Lâm:- Đường Trần Hưng Đạo (từ đường Phùng Hưng đến đường Dương Tử Giang) có 51 công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Dương Tử Giang (từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Nguyễn Trãi) có 10 cơ công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Đỗ Ngọc Thạnh (từ đường Trang Tử đến đường Nguyễn Trãi) có 35 công ty và hộ kinh doanh tham gia.Tham dự lễ ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, chị Xuân Trang, đại diện một công ty kinh doanh chuyên vải nhập khẩu ở đường Dương Tử Giang (P.14, Q.5) cho biết vô cùng phấn khởi khi phố vải được thành lập.Công ty kinh doanh về vải vóc từ năm 2018, chị Trang tin rằng khi thành lập phố vải sẽ tạo nên thương hiệu riêng cho khu vực, từ đó thu hút nhiều khách hàng, du khách biết đến hơn. Chị cũng hy vọng công việc kinh doanh của công ty sẽ gặp thuận lợi trong thời gian tới.Chủ một cửa hàng vải trên đường Đỗ Ngọc Thạnh, thuộc phố vải cũng cho biết khi phường ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, ông hoàn toàn ủng hộ. Hơn 20 năm kinh doanh vải vóc ở khu vực này, ông tin rằng sự kiện sẽ góp phần quảng bá hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình cũng như mọi người ở đây được nhiều người biết đến rộng rãi hơn."Khi được nhiều người biết đến, chúng tôi sẽ buôn bán thuận lợi hơn. Dịp Tết Nguyên đán sắp đến gần, mong việc kinh doanh của tôi và mọi người sẽ ngày càng phát triển hơn nữa", ông chủ cho biết.Trong buổi lễ ra mắt hôm nay, BTC cũng đã trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, ra mắt tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt các công ty, hộ kinh doanh tại phố vải sẽ triển khai tuần lễ khuyến mãi với mức giảm giá từ 5 - 50% cho tất cả các sản phẩm vải và áo dài may sẵn.UBND phường cho biết sẽ thực hiện quản lý khu vực này theo các quy định chung đối với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và tuân thủ pháp luật, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
TP.HCM: Chủ cơ sở massage chữa bệnh 'chui' bằng tế bào gốc bất hợp tác
Chiều 20.1, Bộ Công an tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ của Văn phòng Bộ Công an.Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ Bộ Công an đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động đại tá Nguyễn Quốc Toản (sinh năm 1978, quê tại TP.Hải Phòng), Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, đến nhận công tác và giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an từ ngày 20.1.Phát biểu tại buổi lễ, thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định đại tá Nguyễn Quốc Toản là cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, có kinh nghiệm công tác, có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành.Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ đề nghị tân Chánh Văn phòng Bộ Công an phát huy kinh nghiệm, trải nghiệm, phát huy trí tuệ cùng tập thể Đảng ủy lãnh đạo Văn phòng Bộ tiếp tục đoàn kết thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Văn phòng Bộ thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp theo chức năng nhiệm vụ được giao. Đồng thời, chủ trì phối hợp tốt công tác tiếp nhận thông tin, phân tích và xử lý tin báo, dự báo về tình hình có liên quan đến chủ trương, chính sách pháp luật về lĩnh vực đảm bảo an ninh, trật tự cũng như xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Cạnh đó cần chủ động phối hợp với các cơ quan thuộc các bộ, ngành T.Ư, cấp ủy chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mặt công tác công an. Duy trì thực hiện tốt chức năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định chức năng của Văn phòng Bộ Công an…Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, đại tá Nguyễn Quốc Toản mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các lãnh đạo Bộ Công an; sự đoàn kết, phối hợp giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Văn phòng Bộ, sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan, các đơn vị giúp Văn phòng Bộ Công an thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt trong việc tham mưu lãnh đạo Bộ Công an lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo, điều hành lực lượng công an nhân dân thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.