Nhà quê... Trà Vinh
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ cùng ngày, chị T. (30 tuổi) cùng con trai tên H. (12 tuổi, ở thôn Tân Lý, xã Minh Hóa) xuống khe Mục Miệu gần nhà để chuẩn bị lúa giống cho vụ mùa mới.Đến chiều tối, người thân không thấy 2 mẹ con về nhà nên đi tìm thì phát hiện thấy đôi dép, rổ thóc giống trên tảng đá gần khe nước.Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cùng người dân tìm kiếm. Đến khoảng 19 giờ ngày 4.1.2025, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện mẹ con chị T. tử vong ở khu vực nước sâu gần đó. Hiện tại gia đình đã đưa thi thể 2 nạn nhân về nhà để lo hậu sự.Nhận định bóng đá Dortmund vs Man City (2 giờ ngày 15.4): Thời điểm để 'The Citizens' thiết lập kỷ lục
Tổ chức hoặc cá nhân có thể lực chọn một trong các loại hình kinh doanh để đăng ký kinh doanh dạy thêm: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Trong đó, đa phần sẽ lựa chọn loại hình hộ kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh với sự tư vấn của luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn luật sư TP.HCM.Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thểCăn cứ tại Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm:Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thểCăn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo hai cách:Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và giải quyết hồ sơKhi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.Thứ nhất là đăng ký thuế lần đầuCăn cứ Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hộ kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu như sau:Hộ kinh doanh dạy thêm cần chuẩn bị các giấy tờ sau nộp tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh:Thứ hai là niêm yết thông tin tại cơ sở dạy thêmTheo quy định tại điểm b khoản 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định dạy thêm học thêm thì cá nhân, tổ chức kinh doanh dạy thêm phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các nội dung:Thứ ba, nếu là giáo viên trường công thì phải nộp báo cáo cho hiệu trưởngKhoản 3 Điều 6 Thông tư 29 quy định, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 tại phụ lục kèm theo thông tư này.Thứ tư, hộ kinh doanh dạy thêm học thêm tuân thủ quy định phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho học sinhTheo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về nguyên tắc dạy thêm, học thêm quy định rõ: Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.Ngoài ra, căn cứ Phụ lục 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, hộ kinh doanh dạy thêm không thuộc trường hợp quản lý về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn như:Luật sư Hoàng Tư Lượng lưu ý theo khoản 3, điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, giáo viên trường công không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm.
Sự trở lại ấn tượng của Kim Soo Hyun trong 'Nữ hoàng nước mắt'
Trẻ chậm kinh hoặc mất kinh
Như chúng ta đã được nghe chia sẻ của các chuyên gia trong phần 1, dù công nghệ phát triển chóng mặt với sự bùng nổ của AI, thì nhiều nghề nghiệp, công việc khó bị thay thế. Phần 2 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ sẽ tiếp tục mang đến cho phụ huynh và học sinh những thông tin thực sự hữu ích.Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
KratoS Esport Gaming - 'Vị thần chiến tranh' cân mọi game cấu hình khủng
Ngày 6.1, bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (gọi tắt là trung tâm), cho biết kết quả khảo sát của đơn vị tại 3.072 doanh nghiệp với 28.525 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người lao động) cho thấy nhu cầu nhân lực trước Tết Nguyên đán năm 2025 tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ với 19.211 vị trí (chiếm 67,35%); tiếp đến là khu vực công nghiệp - xây dựng với 9.263 vị trí (32,47%); khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 51 vị trí (0,18%).Cụ thể, nhu cầu nhân lực chủ yếu tập trung ở các ngành kinh tế như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các loại xe có động cơ; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; thông tin và truyền thông; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; kinh doanh bất động sản; xây dựng; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; vận tải và kho bãi.Trong đó, nhu cầu nhân lực của TP.HCM chủ yếu ở 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ (21.236 vị trí, chiếm 74,44% tổng nhu cầu nhân lực).Về nhóm ngành, nghề và các vị trí việc làm, nhu cầu nhân lực trước tết chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như kinh doanh thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; tư vấn, nghiên cứu khoa học và phát triển; kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng; dệt may, giày da; quản lý tài sản, bất động sản; marketing; công nghệ thông tin; cơ khí - tự động hóa.Đặc biệt, theo trung tâm, các vị trí thời vụ và bán thời gian đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp tết, như nhân viên kinh doanh, hỗ trợ bán hàng, phục vụ tại nhà hàng, quán ăn, tạp vụ, an ninh bảo vệ, đóng gói, giao hàng, nghiên cứu thị trường, kỹ thuật viên công trình xây dựng, công nhân may mặc có tay nghề, kinh doanh bất động sản, nhân viên kinh doanh bảo hiểm, chuyên viên marketing, nhân viên cơ khí lắp ráp máy, chuyên viên kỹ thuật máy tính.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu nhân lực trước Tết Nguyên đán năm 2025 chủ yếu tập trung vào lao động đã qua đào tạo với 23.356 vị trí việc làm, chiếm 81,88% tổng nhu cầu.Các vị trí nổi bật bao gồm trưởng bộ phận kinh doanh, nhân viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên thiết kế nội thất, chuyên viên quản lý dự án xây dựng, chuyên viên QA/QC ngành may, lập trình viên, kỹ sư tự động hóa, nhân viên chế độ tiền lương - phúc lợi, và nhiều vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao khác.Ngoài ra, nhu cầu nhân lực cho lao động phổ thông cũng chiếm 18,12%, chủ yếu phục vụ các vị trí thời vụ hoặc công việc không đòi hỏi trình độ cao.Về mức lương và kinh nghiệm, nhu cầu nhân lực ở mức lương từ dưới 5 - 10 triệu đồng/tháng chiếm 36,14%, tập trung vào lao động phổ thông, nhân viên thời vụ và bán thời gian phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán. Đối với các vị trí này, yêu cầu kinh nghiệm dưới 1 năm chiếm 48,17%.Nhu cầu lao động với mức lương từ 10 - 20 triệu đồng/tháng chiếm 44,34%, chủ yếu là lao động có kinh nghiệm từ 2 năm - trên 5 năm, chiếm 51,83%, thường ở các vị trí có trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm nhất định.Nhu cầu lao động với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,52%, dành cho các vị trí yêu cầu trình độ cao, thâm niên và kỹ năng quản lý để xử lý các vấn đề phát sinh tại doanh nghiệp.Ngoài ra, theo trung tâm, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động trẻ trước Tết Nguyên đán 2025.Trong đó, nhu cầu tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi dưới 26, chiếm 42,82%, nhóm từ 27 - 35 tuổi, chiếm 29,77%, chủ yếu trong các ngành như dịch vụ vận tải - kho bãi, cơ khí - tự động hóa, y - dược, hành chính - văn phòng.Nhóm tuổi từ 36 - 50 chiếm 23,18%, với nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các ngành như kế toán, kiểm toán, luật và quản lý điều hành.Một số doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động từ 51 - 60 tuổi, chiếm 4,23%, chủ yếu trong các ngành dịch vụ vận tải và dịch vụ bảo vệ, với các vị trí như tài xế, điều hành vận tải, bảo vệ tại các cửa hàng nhỏ.