Những tấm lòng vàng 16.52022
Ngày 26.1, mạng xã hội lan truyền clip một ô tô biển vàng bất ngờ tự chạy trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Lúc này, xung quanh có rất nhiều người. Một số người cố gắng kéo chiếc xe lại, số khác dùng các vật cản chặn chiếc ô tô nhưng bất thành.Chiếc ô tô vẫn di chuyển từ từ về phía trước. Xung quanh có nhiều tiếng la "tránh ra... xe không có tài xế, xe tự chạy".Qua xác minh, sự việc xảy ra vào tối 25.1 (26 tết) tại tuyến đường nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đại diện lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, thời điểm trên ô tô không có người bên trong. Người lái xe thấy sự việc thì chạy đến và đơn vị sau đó cử lực lượng ngăn lại. Ô tô di chuyển một đoạn ngắn thì dừng lại sau khi vướng vào gờ một hàng rào.Nguồn tin riêng khác của Báo Thanh Niên cho biết, khi phát hiện vụ việc, người dân, lực lượng an ninh sân bay đã kịp đến xử lý. Vụ việc không gây thiệt hại về tài sản, người, cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.Tài xế thừa nhận nguyên nhân do quên về P (chế độ đỗ xe), quên tháo dây an toàn và không nhấn nút phanh điện tử.Có phải một số người trẻ đang dần quên... lời cảm ơn?
Trong trường hợp xấu nhất, thiếu lưu lượng máu có thể dẫn đến hoại thư và chết mô - hoại tử dương vật.
Giá xăng dầu hôm nay 11.4.2024: Xăng trong nước chiều nay tăng bao nhiêu đồng một lít?
Theo đó, ông Nguyễn Văn Hiếu chỉ đạo các trường THPT triển khai kế hoạch ôn tập thi tốt nghiệp THPT cần phải đúng quy định, đảm bảo không kéo dài quá 3 tuần sau khi kết thúc năm học, đồng thời thực hiện công khai, minh bạch kế hoạch ôn tập.Đối với vấn đề thực hiện Thông tư 29, Sở yêu cầu hiệu trưởng các trường THPT quán triệt thông tư này đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, đảm bảo hoạt động dạy thêm đúng quy định, công khai, minh bạch, tránh lạm dụng vì mục đích cá nhân.Đồng thời, các trường cần nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa để học sinh tiếp thu hiệu quả ngay trong giờ học, hạn chế nhu cầu học thêm. Không ép buộc học sinh tham gia các lớp học ngoài giờ dưới bất kỳ hình thức nào.Kiểm tra, rà soát việc phân công tiết nghĩa vụ của giáo viên, đảm bảo đủ khối lượng giảng dạy bắt buộc. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, khai báo đầy đủ, chính xác dữ liệu trên hệ thống quản lý dạy thêm học thêm nhằm đảm bảo công tác quản lý minh bạch, hiệu quả.Rà soát ngân sách cho hoạt động giáo dục, lập dự toán bổ sung nếu cần và trình Sở xem xét cấp bù. Đảm bảo sử dụng ngân sách hợp lý, ưu tiên hoạt động giáo dục, hỗ trợ học sinh, tránh thất thoát hoặc phân bổ không hợp lý vào thu nhập giáo viên.Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng giao Phòng Giáo dục phổ thông kiểm tra việc đánh giá năng lực học sinh, hướng dẫn các trường nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa.Còn Phòng Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các trường xây dựng dự toán, đảm bảo kinh phí cho hoạt động giáo dục, chủ động đề xuất, tham mưu UBND TP bổ sung kinh phí nếu cần thiết, kiểm soát thu chi, không để xảy ra tình trạng lạm thu hoặc tổ chức thu ngoài quy định.Giao Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện dạy thêm, học thêm, tham mưu đề xuất điều chỉnh chính sách nếu có bất cập.Người đứng đầu ngành giáo dục giao Văn phòng Sở xây dựng phần mềm quản lý dạy thêm học thêm, đồng thời hướng dẫn và giám sát việc nhập liệu để đảm bảo cập nhật đầy đủ, chính xác trên hệ thống.Để chuẩn bị công tác tuyển sinh lớp 10 diễn ra vào đầu tháng 6, lãnh đạo Sở GD-ĐT nhấn mạnh yêu cầu công tác này phải đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng quy định. Kỳ thi tuyển sinh cần được tổ chức nghiêm túc, khách quan, đảm bảo quyền lợi của học sinh.Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu giao nhiệm vụ Phòng kế hoạch tài chính giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 dựa trên cơ sở vật chất, năng lực của từng trường, đảm bảo phù hợp thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của học sinh và xã hội.Các trường THPT phải chủ động tổ chức tập huấn hoặc quán triệt kỹ nghiệp vụ coi thi cho cán bộ, giáo viên trước khi tham gia coi thi, đảm bảo nắm vững quy trình, hạn chế sai sót. Bố trí tổ hợp môn linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và chuyển trường khi cần; rà soát lại cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh trúng tuyển.Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức tập huấn chung cho toàn ngành về công tác coi thi, hướng dẫn thống nhất các quy định và quy trình tổ chức kỳ thi, đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng trong quá trình thực hiện. Phòng Giáo dục thường xuyên – Nghề nghiệp và Đại học phối hợp với các phòng chuyên môn và các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay từ cấp THCS, giúp học sinh có lựa chọn phù hợp trước khi dự thi vào lớp 10.
Trang USNI News ngày 1.2 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang hướng đến Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, sau khi kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 31.12.Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng tại Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) vào ngày 27.1 sau 3 tuần hoạt động ở Biển Đông. Trong nhóm này còn có tàu tuần dương USS Princeton và 2 tàu khu trục USS Sterett và USS William P. Lawrence.Tại Thái Lan, đã xảy ra va chạm giữa tàu USS William P. Lawrence với tàu USS Princeton, gây thiệt hại cho phần thượng tầng của 2 tàu nhưng không có người bị thương. Thiệt hại này không gây trở ngại cho việc 2 tàu rời cảng, khi dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy 2 chiếc cùng cả nhóm rời đi tại vịnh Thái Lan. Trước khi cập cảng Laem Chabang, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đón tiếp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 26.1. "Những chuyến thăm cảng như thế này là minh chứng cho tầm quan trọng sống còn của liên minh và đối tác Mỹ - Thái Lan, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta có lịch sử chung, lợi ích chung và các giá trị chung sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta vì lợi ích của 2 quốc gia", theo chuẩn đô đốc Michael Wosje, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ. Giờ đây, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến Biển Đông với nhóm tàu của Pháp, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle, tàu khu trục Forbin, 2 tàu hộ tống Provence và Alsace, cùng tàu tiếp liệu Jacques Chevallier và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đang trong đợt điều động mang tên Clemenceau 25 tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hôm 28.1, tàu sân bay Charles De Gaulle cập cảng Lombok trong lần đầu tiên ghé Indonesia, theo thông cáo Hải quân Indonesia. Trong khi đó, các tàu còn lại trong nhóm ghé thăm cảng Benoa ở Bali. Ngoài ra, tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc đến Benoa hôm 26.1 và rời đi 2 ngày sau đó để hướng đến vịnh Subic ở Philippines. Các tàu Forbin và Provence sẽ đến Manila (Philippine), trong khi tàu Alsace sẽ đến Okinawa (Nhật Bản), theo thông cáo của Hải quân Indonesia. Thông cáo không đề cập thời điểm tàu sân bay Charles De Gaulle rời đi, nhưng có thể tàu này sẽ rời đi vào ngày 3.2. Tàu sân bay Pháp cũng sẽ hướng đến Manila và nhóm tàu này sẽ tham gia cuộc tập trận Pacific Stellar ở Biển Philippines với các nước Úc, Canada và Nhật Bản.
Chàng trai bất ngờ nổi tiếng vì nhặt được huy chương của cầu thủ U.22 Thái Lan
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.