Bí ẩn thủ lĩnh của Taliban
Dù chưa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng nhiều hộ dân ở làng hoa xã An Cơ, H.Châu Thành (Tây Ninh) rất phấn khởi vì vụ hoa tết thắng lớn. Bởi chưa năm nào hoa tết đạt chất lượng tốt như năm nay.Xuân Son sẽ đắt giá nhất, V-League lọt tốp 4 Đông Nam Á với số tiền bao nhiêu?
Sau 2 lượt đấu giải U.19 nữ quốc gia, U.19 TP.HCM chỉ có 4 điểm (1 thắng, 1 hòa). Chính vì thế, đại diện của thành phố mang tên Bác buộc phải giành chiến thắng ở lượt đấu thứ 3 nếu muốn tiếp tục cạnh tranh chức vô địch. Nhiệm vụ ấy với các cô gái U.19 TP.HCM được dự đoán sẽ dễ dàng khi đối thủ chỉ là U.19 Zantino Vĩnh Phúc - đội có thực lực không quá mạnh ở giải.Đúng như dự đoán, U.19 TP.HCM đẩy cao đội hình và tấn công áp đảo đối thủ ngay sau tiếng còi khai cuộc. U.19 TP.HCM kiểm soát bóng vượt trội, có không dưới 4 cơ hội mười mươi để ghi bàn ở hiệp đấu đầu tiên. Dù vậy, các chân sút của U.19 TP.HCM có phần nóng vội, khiến các cơ hội trôi qua một cách đáng tiếc. Phải chờ đến phút cuối cùng của hiệp 1, U.19 TP.HCM mới có thể mở tỷ số sau cú đá chuẩn xác của Kim Chi.Sang hiệp 2, U.19 TP.HCM thực hiện nhiều sự điều chỉnh, tạo ra sức ép lớn hơn về phía khung thành của U.19 Zantino Vĩnh Phúc. Sau rất nhiều cơ hội, phút 61, Thục Nghi chớp thời cơ, nhân đôi cách biệt cho U.19 TP.HCM. Chỉ 3 phút sau, Kim Chi hoàn tất cú đúp, giúp U.19 TP.HCM dẫn 3-0. Dẫn trước U.19 Zantino Vĩnh Phúc 3-0, U.19 TP.HCM chủ động chơi chậm. Dù vậy, đến phút 75, U.19 TP.HCM vẫn có thêm bàn thắng thứ 4 do công của Lại Thị Trà My.Ở cặp đấu diễn ra cùng giờ, U.19 Hà Nội đụng độ U.19 Thái Nguyên T&T. Giới chuyên môn dự đoán đây là cặp đấu đáng xem khi hai đội sở hữu lực lượng mạnh và có thể cạnh tranh cho ngôi vô địch. Bước vào màn so tài quan trọng, U.19 Hà Nội là đội chơi tốt hơn trong phần lớn thời gian. Tuy nhiên, đại diện thủ đô tỏ ra kém duyên và không thể xuyên thủng lưới U.19 Thái Nguyên T&T trong suốt 90 phút. Ở chiều ngược lại, U.19 Thái Nguyên T&T tỏ ra sắc bén ở những tình huống phản công, không ít lần đặt khung thành U.19 Hà Nội vào tình trạng báo động. Phút 81, Thảo Nguyên tận dụng khoảng trống, ghi bàn thắng vào lưới U.19 Hà Nội. Đáng chú ý, đây cũng là pha lập công duy nhất của trận đấu, giúp U.19 Thái Nguyên T&T đánh bại U.19 Hà Nội 1-0.
Người ngồi ghế sau trên ô tô có bắt buộc thắt dây an toàn?
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
"Hãy trả lại tượng Nữ thần Tự do cho chúng tôi", chính trị gia Raphael Glucksmann phát biểu tại một hội nghị đảng Place Publique ngày 16.3."Chúng tôi tặng nó cho các vị như một món quà, nhưng rõ ràng là các vị không thích nó. Do đó, bức tượng sẽ ổn khi trở về nhà", ông nói thêm.Hiện giới chức Mỹ chưa phản hồi về phát biểu trên của ông Raphael Glucksmann.Tượng Nữ thần Tự do được khánh thành tại bến cảng thuộc thành phố New York vào ngày 28.10.1886, là quà của nhân dân Pháp gửi tặng nước Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ra Tuyên ngôn Độc lập Mỹ. Tượng cao 46 m, đầu đội vương miện có 7 gai, tay cầm phiến đá khắc ngày độc lập của Mỹ bằng chữ số La Mã và xiềng xích bị gãy nằm ở chân trái. Tượng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Auguste Bartholdi.Theo AFP, bình luận của ông Glucksmann có thể liên quan quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm dừng viện trợ cho Ukraine. Ông Glucksmann có quan điểm ủng hộ Ukraine và từng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Trump khi Mỹ gần đây thay đổi chính sách liên quan xung đột Nga - Ukraine.Ngoài ra, ông Glucksmann còn chỉ trích Tổng thống Trump vì cắt giảm nhân sự các viện nghiên cứu ở Mỹ, đồng thời nói thêm rằng Pháp sẵn sàng chào đón họ đến làm việc. Sau khi nhậm chức hồi tháng 1, ông Trump đã cắt giảm ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, cân nhắc sa thải hàng trăm công chức liên bang phụ trách nghiên cứu y tế và khí hậu.
Anh Nguyễn Ngọc Lương thăm và chúc tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
Như Thanh Niên đã thông tin, trong ngày 23.12.2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Vĩnh Phúc (nơi tập luyện của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Hương, môn đua thuyền) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024, "căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV". Thông báo nêu rõ, công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024.Được biết, cũng trong ngày 23.12.2024, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đã có báo cáo tình hình đến Thường trực Tỉnh ủy và lãnh UBND đạo tỉnh này, về việc hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên.Trong báo cáo tình hình của Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc có đoạn nêu: "...một số cơ chế chính sách của tỉnh đã hết hiệu lực thi hành hoặc bị bãi bỏ nên không đủ cơ sở pháp lý thực hiện được việc cấp kinh phí và chi hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV và VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên, do đó từ đầu năm 2024 đến nay, chế độ dinh dưỡng tập luyện thường xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 chưa được cấp (năm 2024 mới được cấp kinh phí bảo đảm dinh dưỡng cho VĐV, HLV trong thời gian tập huấn thi đấu theo quy định của Thông tư số 86/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính); chế độ tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, tham gia bảo hiểm xã hội hiện chưa có. Trong những năm gần đây, việc quan tâm hỗ trợ cho đội ngũ HLV, VĐV thành tích cao có xu hướng giảm dần theo năm, theo giai đoạn".Cũng theo báo cáo trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đồng thời kiến nghị: "Từ đầu năm 2024 đến nay, lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh đã phải vay mượn, đồng thời huy động trưởng các bộ môn thể thao, cán bộ nhân viên cùng vay mượn kinh phí để duy trì bếp ăn bảo đảm cho HLV, VĐV có sức khỏe trong luyện tập, đến nay số nợ này lãnh đạo, cán bộ trung tâm đứng ra vay. Do vậy, việc xử lý khó khăn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong luyện tập thường xuyên cho HLV, VĐV năm 2024 là một thực tế rất cần được quan tâm tháo gỡ, để tránh những nảy sinh không mong muốn, tạo dư luận không tích cực, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay đã có một số VĐV mũi nhọn của tỉnh xin nghỉ tập luyện và thi đấu để chuyển sang đơn vị khác được hưởng chế độ đãi ngộ cao hơn Vĩnh Phúc; ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị lực lượng tham gia các giải thể thao thành tích cao theo hệ thống của trung ương; sẽ không bảo đảm chỉ tiêu huy chương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X diễn ra năm 2026".Trong văn bản, đơn vị chủ quản của Nguyễn Thị Hương nêu: "Từ tình hình thực tiễn trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc trân trọng đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo để có phương án hỗ trợ kinh phí liên quan đến dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV thuộc đội tuyển thể thao thành tích cao cấp tỉnh có mặt thực tế trong thời gian tập trung tập luyện thường xuyên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Sở VH-TT-DL trân trọng báo cáo và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cho phép tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030 trong thời gian sớm nhất có thể (chỉ gồm các chính sách tối thiểu mà đã được các sở, ngành tham gia ý kiến đồng ý; hội nghị UBND tỉnh thông qua tại phiên họp tháng 7.2024, cụ thể: hỗ trợ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV; mức thưởng đối với HLV, VĐV; hỗ trợ thể thao quần chúng) và sẽ khẩn trương báo cáo trình HĐND tỉnh tại phiên họp gần nhất".Trong diễn biến có liên quan, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân em".