Indonesia đặt mục tiêu đưa 100.000 lao động đến Nhật
Nắng nóng gay gắt quay trở lại Nam bộ, kéo dài thêm 3 tháng tới
Quyết định nói trên dựa trên "những khác biệt sâu sắc trong quản lý y tế, đặc biệt là trong đại dịch (Covid-19)", theo phát ngôn viên Manuel Adorni của Tổng thống Milei phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Ông Adorni nói rằng các hướng dẫn của WHO vào thời điểm đó đã dẫn đến đợt đóng cửa lớn nhất "trong lịch sử nhân loại".Ông Adorni cho biết thêm Argentina sẽ không cho phép một tổ chức quốc tế can thiệp vào chủ quyền của mình "và càng không can thiệp vào sức khỏe của chúng ta". Ông cho rằng WHO thiếu sự độc lập vì ảnh hưởng chính trị của một số quốc gia, mà không nêu tên bất kỳ quốc gia nào. Thực tế, WHO không có thẩm quyền buộc các quốc gia thực hiện các hành động y tế cụ thể, và những hướng dẫn và khuyến nghị của tổ chức này, kể cả trong các cuộc khủng hoảng y tế như đại dịch Covid-19, thường bị bỏ qua, theo AP.Ông Adorni không nói khi nào quyết định của Tổng thống Milei sẽ được thực hiện. Ông Milei là người chỉ trích gay gắt lệnh phong tỏa do cựu Tổng thống Alberto Fernandez áp đặt trong đại dịch Covid-19, cho rằng lệnh này gây tổn hại đến nền kinh tế.Ông Adorni nói rằng Argentina không nhận được tài trợ của WHO cho hoạt động quản lý y tế và quyết định của Tổng thống Milei không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế của nước này. "Ngược lại, quyết định này mang lại sự linh hoạt hơn để thực hiện các chính sách được áp dụng theo lợi ích Argentina yêu cầu", ông Adorni nói thêm.Trong năm ngoái, chính phủ của Tổng thống Milei đã từ chối ký một thỏa thuận để quản lý đại dịch trong khuôn khổ WHO, với lập luận làm như thế có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.WHO cho hay cơ quan này đang xem xét thông báo của Argentina. Quyết định của Tổng thống Milei tương tự như quyết định của đồng minh là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã bắt đầu quá trình rút Mỹ khỏi WHO bằng một sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng hôm 21.1.Việc mất thêm một quốc gia thành viên sẽ làm rạn nứt thêm sự hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu, dù Argentina dự kiến chỉ cung cấp khoảng 8 triệu USD cho WHO trong ngân sách ước tính 6,9 tỉ USD của cơ quan này trong giai đoạn 2024-2025, theo AP.
Apple cải tiến ống kính camera trên iPhone 16 Pro
Lễ trao giải Oscar lần thứ 97 vừa khép lại hôm 3.3 (giờ Việt Nam) bằng chiến thắng vang dội của Anora ở 5 hạng mục quan trọng, bao gồm giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất dành cho Mikey Madison. Thành tích của ngôi sao sinh năm 1999 được xem là một bất ngờ không nhỏ ở đêm trao giải. Bởi lẽ, dù cô vốn được nhắc đến là ứng viên mạnh của đường đua năm nay song minh tinh kỳ cựu Demi Moore được đánh giá nhỉnh hơn. Trước khi lễ trao giải điện ảnh lớn nhất năm diễn ra, nhiều cây viết trong ngành hay các trang tin tức uy tín như Variety, The Hollywood Reporter, New York Post… nghiêng về dự đoán Demi Moore (phim The Substance) sẽ giành chiến thắng.
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".
Asus mở bán laptop 2 màn hình Zenbook DUO, giá từ 50 triệu đồng
Chiều 11.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong. Kết thúc phần xét hỏi, tòa chuyển sang phần tranh luận. Đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini, bị đề nghị mức án 11 - 12 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Ngoài án tù, ông Minh còn bị đề nghị chi trả bồi thường cho các nạn nhân, theo phương án trước đó đã được hội đồng xét xử dự tính.7 cựu cán bộ Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Trong đó, ông Chu Xuân Sơn (cựu Phó chủ tịch UBND phường, giai đoạn 2015 - 2020) và Nguyễn Đình Quân (cựu tổ trưởng Thanh tra Xây dựng phường, giai đoạn 2014 - 2016) bị đề nghị mỗi người 6 - 7 năm tù.Ông Phạm Tần Anh (cựu Phó chủ tịch UBND phường từ năm 2018) và Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó trưởng Công an phường) bị đề nghị mỗi người 4 - 5 năm tù.Ba người còn lại được đề nghị mức án treo, 30 - 36 tháng, gồm: ông Trần Trọng Khang (cựu Đội trưởng Thanh tra Xây dựng Q.Thanh Xuân, giai đoạn 2013 - 2016); Nguyễn Thị Kim Trang (cựu cán bộ địa chính - xây dựng phường, giai đoạn 2010 - 2018) và Phạm Thanh Tùng (cựu nhân viên hợp đồng phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị).Trước đó, trong phần xét hỏi, hội đồng xét xử dự kiến mức bồi thường bị cáo Nghiêm Quang Minh phải chi trả các bị hại là hơn 25 tỉ đồng. Nêu ý kiến, các bị hại mong muốn được xem xét những tổn thương không thể bù đắp, do có những người cùng lúc mất tới 4 người thân, người còn sống mất sức khỏe, sang chấn tâm lý, khó vực dậy cuộc sống sau mất mát.Về phía mình, bị cáo Minh đồng ý, chấp nhận mọi phán quyết. Hiện bị cáo được vợ bồi thường thay 300 triệu đồng.Vẫn theo bản luận tội, ngoài 8 bị cáo bị đưa ra xét xử còn nhiều cá nhân thuộc chính quyền địa phương có trách nhiệm liên quan. Những người này không bị xử lý hình sự song đều đã bị kỷ luật, cách chức, thuyên chuyển.Cùng đó, vụ án còn một phần trách nhiệm đến từ sự không chấp hành quy định về PCCC của chính cư dân. "Đây là bài học không chỉ riêng ai, tập thể đơn vị nào mà bài học của tất cả chúng ta", đại diện viện kiểm sát nêu.Cơ quan công tố cho rằng, để hậu quả xảy ra, lỗi đầu tiên thuộc về bị cáo Nghiêm Quang Minh. Bị cáo nhằm hưởng lợi trong việc xây được nhiều căn hộ, bán được nhiều tiền mà thi công vượt tầng, vượt mật độ, đồng thời chối bỏ trách nhiệm khi không phối hợp cư dân trong hoàn thiện, khắc phục hệ thống PCCC.Ngoài bị cáo Minh là trách nhiệm của 7 cựu cán bộ khi đã buông lỏng, tiếp tay cho chủ chung cư mini xây dựng trái phép. Dù vậy, để xảy ra cháy, lỗi chính thuộc về công tác PCCC không hiệu quả, khi nhiều vi phạm đã được chỉ ra từ năm 2019 nhưng không được khắc phục.Đại diện viện kiểm sát cho rằng, bản án cần kiến nghị các đơn vị tham mưu, phụ trách PCCC đưa ra chế tài nghiêm khắc với cá nhân, tổ chức không chấp hành quy định lĩnh vực này.Cùng đó là kiến nghị chấn chỉnh công tác thanh tra lĩnh vực xây dựng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không gây áp lực cho công tác PCCC, giảm tối đa thiệt hại.Theo cáo buộc, bị cáo Nghiêm Quang Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng.Năm 2015, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Quá trình xây dựng, cơ quan chức năng Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, đồng thời ra quyết định cưỡng chế thi hành xử phạt.Tuy nhiên, vì thiếu trách nhiệm, các bị can là cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đã không giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định xử phạt, để mặc cho công trình tiếp tục xây dựng mà không hề bị xử lý.Đến tháng 4.2016, bị can Minh bán xong 45 căn hộ bằng hình thức ký thỏa thuận mua bán hoặc thỏa thuận giao quyền quản lý, sử dụng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình. Sau khi bán, bị can không cư trú tại đây.Tính đến tháng 9.2023, tòa chung cư mini có tổng cộng 147 cư dân sinh sống.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn.Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.