Mưu sinh khi tết cận kề: Cầm cự chờ ngày mới
Cũng trong văn bản kiến nghị gửi Bộ TN-MT, Hội Chăn nuôi Việt Nam nêu ra những bất cập nếu áp dụng ngay việc kiểm kê khí nhà kính đối với cơ sở chăn nuôi.Lan tỏa thông điệp “Ngọn nến điện tử” đến với người trẻ khắp nơi
Chỉ cần tìm kiếm từ khóa "đổi tiền mới" trên Facebook, không khó để thấy những bài đăng quảng cáo dịch vụ này. Phóng viên thử liên lạc với N.L.T (ngụ ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), người này cho biết "muốn đổi tiền mới thì bao nhiêu cũng có", và có đầy đủ các mệnh giá tiền từ 1.000 đồng đến 200.000 đồng.Theo T., phí đổi tiền cụ thể là: 100 tờ 1.000 đồng tiền mới (là 100.000 đồng) sẽ lấy phí 20.000 đồng (20%). Tức là bỏ ra 120.000 đồng sẽ đổi được 100.000 đồng gồm 100 tờ tiền mới mệnh giá 1.000 đồng.Đối với tờ 2.000 đồng, 100 tờ sẽ có phí 25.000 đồng (12,5%). 100 tờ 5.000 đồng sẽ mất phí 40.000 đồng (8%).Với những tờ tiền polymer, phí đổi 100 tờ lần lượt là: 7% đối với tiền mệnh giá 10.000 đồng, 9% với 20.000 đồng, 8% đối với 50.000 đồng, 5% với 100.000 đồng và 4% với 200.000 đồng.T. nói: "Nếu đổi số lượng lớn thì phí sẽ giảm khoảng từ 1 – 2%". Người này cũng cho biết càng cận tết, đã nhận được nhiều tin nhắn mong được đổi tiền mới. "Có người đổi vài chục triệu đồng với đầy đủ các mệnh giá tiền khác nhau. Có người đổi ít, khoảng vài triệu đồng. Tiền mới được đổi nhiều nhất là mệnh giá 50.000 đồng và 100.000 đồng".Tài khoản P.T.T.T. (ngụ ở Q.Bình Tân, TP.HCM) cũng nhận đổi tiền mới dịp tết 2025. T. cho biết phí đổi tiền mới, tùy mệnh giá, dao động từ 5 – 8%. T. nói thêm: "Nhiều khách ưa chuộng việc đổi tờ tiền 2 USD. Bên tôi đổi 1 tờ tiền 2 USD với giá 65.000 đồng". Tức chi 65.000 đồng để đổi lấy tờ tiền có giá trị khoảng 50.000 đồng (theo tỷ giá ngày 23.1).T. kể: "Từ 15.1 đến nay, rất nhiều người liên hệ đổi tiền mới để lì xì cho trẻ nhỏ, mừng tuổi cho người thân... Có những ngày tôi đổi đến khoảng 200 triệu đồng. Kể từ 21.1, nhu cầu này càng tăng cao hơn".Khảo sát tìm hiểu ở nhiều nơi có dịch vụ đổi tiền mới, PV cũng nhận được những báo giá tương tự. Có những nơi báo "đã hết tiền mới để đổi".Thực tế, có nhiều người đã đổi tiền mới và tốn phí. Anh Nguyễn Khắc Minh Khôi (32 tuổi), làm việc ở một công ty nội thất trên đường Trường Chinh (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho hay: "Tôi đổi 24 triệu đồng tiền mới các mệnh giá 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng và phải tốn phí 1.660.000 đồng".Tương tự, chị Hà Thị Bắc (30 tuổi), ngụ ở Block A8, chung cư Ehome 3 (Q.Bình Tân, TP.HCM), kể: "Tôi đổi tổng cộng 39 triệu tiền mới và phải tốn 2.310.000 đồng phí đổi".Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việc đổi tiền cũ sang tiền mới được thực hiện khi đồng tiền bị rách, nát, không đủ điều kiện lưu thông. Điều 6, Thông tư số 25/2013/TT-NHNN ngày 2.12.2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nêu rõ: "Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ".Với các trường hợp đổi tiền vẫn đủ điều kiện lưu thông, điển hình như đổi tiền lì xì, pháp luật không cấm nếu được thực hiện đổi ngang giá. Tuy nhiên, khi thực hiện đổi tiền với mục đích ăn chênh lệch, hưởng lời, thì lại bị xếp vào hành vi "thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật" và bị xử phạt theo quy định tại khoản 5, Điều 30 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14.11.2019 của Chính phủ.Cụ thể, hành vi "Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật" bị nghiêm cấm, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với tập thể.Anh Lê Anh Vũ, thành viên diễn đàn chongluadao.vn, khi đổi tiền mới để lì xì còn gặp một số rủi ro. Chẳng hạn bị yêu cầu chuyển khoản đặt cọc, nếu làm theo thì có nguy cơ bị chiếm đoạt tiền. Hay có thể sẽ nhận phải tiền giả, không đúng cam kết ban đầu.Anh Vũ cho rằng: "Pháp luật đã quy định rõ, hành vi thu đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng phần trăm chênh lệch là hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, người có nhu cầu đổi tiền mới cần phải cẩn thận kẻo bị lừa đảo".
Bí quyết để U40 trẻ đẹp như tuổi đôi mươi của Linh Nga, Minh Hằng
Cuộc đối đầu giữa CLB Thể Công Viettel và Nam Định chính là trận cầu tâm điểm ở vòng 15 V-League 2024-2025. Đây là màn so tài giữa 2 đội đang đứng đầu bảng nên được kỳ vọng diễn ra hấp dẫn và điều này đã xảy ra. Cả 2 đều khao khát có được 3 điểm nên chủ động chơi tấn công. Ngay phút thứ 8, CLB Nam Định đã mở tỷ số sau cú sút trái phá của Nguyễn Phong Hồng Duy ở gần vạch 16m50. Sau bàn thua, CLB Thể Công Viettel tấn công mạnh mẽ hơn, kiểm soát bóng nhiều hơn nhưng trong những tình huống dứt điểm quyết định, Khuất Văn Khang, Pedro Henrique hay Almarido đều xử lý không tốt. Vì thế, thầy trò HLV Nguyễn Đức Thắng chấp nhận bị dẫn trước 0-1 khi bước vào giờ nghỉ. Sang hiệp 2, CLB Thể Công Viettel cho thấy rõ khao khát ghi bàn. HLV Đức Thắng rút trung vệ Minh Tùng ra sân để nhường chỗ cho Công Phương, chuyển từ sơ đồ chiến thuật 3-5-2 sang 4-3-3 để có thể tấn công mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, phương án này không mang lại hiệu quả cao nên HLV Đức Thắng tiếp tục tung 2 tiền đạo là Nhâm Mạnh Dũng, Trần Danh Trung vào sân thay Khuất Văn Khang, Trương Tiến Anh ở giữa hiệp 2. Chưa dừng lại ở đó, HLV Đức Thắng cho tiền vệ công Hữu Thắng vào sân để thay Pedro. Điều đó có nghĩa là thuyền trưởng CLB Thể Công Viettel đã sử dụng mọi cầu thủ tấn công tốt nhất mà ông có. Tuy nhiên, các phương án tấn công của đội chủ nhà tỏ ra tương đối đơn điệu. Họ chủ yếu sử dụng bóng dài, bóng bổng, hướng về phía các ngoại binh rồi sau đó cố gắng tranh chấp bóng 2 nhưng vẫn bế tắc. Trong khoảng thời gian này, CLB Thể Công Viettel buộc phải dâng cao tấn công và bộc lộ nhiều sơ hở trong khâu phòng ngự. Họ có 2 lần suýt nhận bàn thua sau cú sút xa chạm xà ngang của Tuấn Anh và tình huống đưa bóng vào lưới của Văn Anh nhưng bàn thắng không được công nhận do lỗi việt vị. Phải đến phút 85, CLB Thể Công Viettel mới có cơ hội nguy hiểm đầu tiên khi Nhâm Mạnh Dũng chọc khe thông minh để Danh Trung băng xuống đối mặt với Nguyên Mạnh. Nhưng ở cú dứt điểm cuối cùng, tiền đạo sinh năm 2000 lại xử lý thiếu tinh tế, bỏ lỡ cơ hội ngon ăn. Khi trận đấu càng trôi về những phút cuối, đội bóng quân đội tấn công mạnh mẽ hơn. Song, do chất lượng các pha chuyền bóng, dứt điểm quyết định quá thấp, CLB Thể Công Viettel không thể có được bàn gỡPhút 90+7, khi mải mê dâng cao tấn công, CLB Thể Công Viettel nhận bàn thua thứ 2, để Văn Vĩ tận dụng tốc độ băng xuống, thực hiện cú lốp bóng kỹ thuật để đánh bại Phạm Văn Phong. Bùi Tiến Dũng và các đồng đội chịu trận thua 0-2 trên sân nhà. Với kết quả này, CLB Nam Định xây chắc ngôi đầu với 25 điểm sau 15 trận, hơn 2 đội xếp sau là Thể Công Viettel và Thanh Hóa 5 điểm. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Nguyễn Thanh Tuyền (27 tuổi), ngụ ở 59 đường 8 P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức (TP.HCM) vẫn cảm thấy ám ảnh sau bữa tiệc tất niên với bạn bè vào cuối năm ngoái. Khi ấy, Tuyền đã nhậu rất nhiều để "chào năm mới". Khi về nhà, cô gái bị nôn mửa, đau bụng dữ dội và được gia đình đưa đi cấp cứu. Cô được bác sĩ chẩn đoán là ngộ độc rượu. "Từ đó, mình sợ bia rượu và không dám uống nữa", Tuyền nói.Trong khi đó, Lưu Nguyễn Thiên Ngân (24 tuổi), ngụ ở 83 Hòa Hưng, Q.10 (TP.HCM) rùng mình khi nhắc tới rượu, bia. Ngân kể rằng từ nhỏ, cô đã ám ảnh với những lần gia đình xảy ra cãi vã do rượu chè. Cha cô thường xuyên nhậu nhẹt với bạn bè và trở về nhà trong tình trạng say xỉn, dẫn đến nhiều trận cự cãi nảy lửa với mẹ. "Khi lớn lên, dù nhiều lần được bạn bè và đồng nghiệp mời nhậu, mình vẫn kiên quyết từ chối. Mỗi lần nhìn thấy ly rượu trên bàn, ký ức về cảnh mẹ khóc và ngôi nhà tan hoang sau những cuộc nhậu của cha lại ùa về", Ngân kể.Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), chia sẻ một trường hợp đau lòng xảy ra cách đây hơn 10 năm, khi một người công nhân vì uống rượu quá nhiều trong dịp tết đã phải trả giá bằng cả mạng sống.Theo lời kể của bác sĩ Phương, người này có thói quen nhậu nhẹt thường xuyên, đặc biệt vào những ngày đầu năm. Tết năm đó, anh uống rượu liên tục trong hai ngày mùng 1 và mùng 2. Đến tối mùng 2, anh bắt đầu đau bụng dữ dội và được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm tụy cấp nặng, kèm theo suy gan, suy thận và suy hô hấp. Mặc dù đã được lọc máu, thở máy và điều trị tích cực, anh vẫn không qua khỏi và qua đời vào sáng mùng 3. Bác sĩ Phương không khỏi xót xa khi kể lại cảnh vợ anh đau đớn khóc bên giường bệnh, còn hai đứa con nhỏ thì bơ vơ trong những ngày tết vốn dĩ phải là thời điểm sum vầy, hạnh phúc.Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương cảnh báo rằng rượu, bia, đặc biệt khi uống không kiểm soát, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Theo bác sĩ Phương, nhiều người thường nhầm lẫn rằng những cơn đau bụng sau khi nhậu chỉ là dấu hiệu nhẹ nhàng, nhưng trên thực tế, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài gây tổn thương nặng nề cho gan, dẫn đến các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Không chỉ vậy, tụy cũng bị ảnh hưởng, với nguy cơ viêm tụy cấp. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dạ dày cũng là cơ quan chịu tác động nặng nề, dễ bị xuất huyết hoặc thủng do rượu, bia.Bác sĩ Phương nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là hạn chế tối đa việc uống rượu bia. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó tránh khỏi, nhất là trong dịp tết, người dân cần kiểm soát lượng uống hợp lý để giảm thiểu tác hại. Đối với nam giới, chỉ nên uống tối đa ba lon bia mỗi lần và không quá ba lần trong một tuần. Với nữ giới, mức độ an toàn là hai lon mỗi lần, cũng không quá ba lần mỗi tuần. Rượu mạnh với nồng độ cồn cao hơn bia gấp 8-10 lần cần được giảm số lượng tương ứng, nhưng dù sao đi nữa, việc không uống rượu, bia vẫn là sự lựa chọn tốt nhất."Ngày tết chỉ thật sự trọn vẹn khi chúng ta có sức khỏe để tận hưởng. Rượu bia có thể làm không khí vui vẻ hơn trong chốc lát, nhưng cái giá phải trả đôi khi lại quá đắt", bác sĩ Phương chia sẻ.Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Kim Hoàn, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cảnh báo rằng việc uống rượu bia kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về tâm thần. Bác sĩ cho biết rượu, bia có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần do rượu.Theo bác sĩ Hoàn, có hai dạng ngộ độc rượu thường gặp. Dạng thứ nhất là ngộ độc cấp tính khi tiêu thụ một lượng rượu lớn trong thời gian ngắn, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, đỏ mặt, say xỉn, thậm chí hôn mê. Dạng thứ hai nguy hiểm hơn là ngộ độc mãn tính do uống rượu, bia trong thời gian dài, gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh, dẫn đến suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc và hành vi, thậm chí có nguy cơ gây tâm thần.Bác sĩ Hoàn nhấn mạnh rằng khả năng chịu đựng rượu bia, hay còn gọi là "tửu lượng", khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Có những người chỉ cần uống một ly đã có biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt hoặc say nhẹ. Trong khi đó, có những người dường như uống nhiều nhưng không có biểu hiện say, nhưng thực tế, rượu vẫn âm thầm tàn phá sức khỏe của họ.Bác sĩ khuyến cáo rằng dù tửu lượng mạnh hay yếu, việc uống rượu, bia nên được hạn chế tối đa để tránh những nguy cơ không đáng có. Rượu, bia không chỉ làm suy giảm thể chất mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng khó lường. "Không có mức độ rượu nào là an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Việc từ chối rượu, bia là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình", bác sĩ Hoàn nhấn mạnh.
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Học sinh mơ làm giáo viên nhưng... bất ngờ với sự thật
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).