Giò mo - ấm áp tình quê
Là một trong những tư vấn thiết kế tổng thể kiến trúc, quy hoạch, kỹ thuật và nội thất hàng đầu thế giới, Skidmore, Owings & Merrill (SOM) được thành lập năm 1936 tại Chicago, Hoa Kỳ và có 11 văn phòng với 1.300 chuyên gia trên toàn thế giới.Khách Trung Quốc trở lại, nguy cơ tour '0 đồng' tái diễn?
Ăn khoai lang mức độ vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Các món salad tuyệt hảo dành cho mùa thu
Ngày 24.2, thông tin từ chính quyền sở tại cho biết, bước đầu nhà thầu thi công tuyến hầm của dự án tuyến đường sắt đô thị (metro) thí điểm số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đã hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố "suối bùn" phun trào tại khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (Q.Ba Đình, Hà Nội).Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội - chủ đầu tư (MRB) cũng xác nhận thông tin nêu trên và cho biết nhà thầu đã hỗ trợ 30 hộ dân bị ảnh hưởng số tiền 1 triệu đồng/hộ.Theo MRB, máy đào hầm TBM (Tunnel Boring Machine) số 1 có tên "Thần tốc" cũng đã thi công qua khu vực dân cư ngõ 7 phố Giang Văn Minh và đang tiếp tục thi công theo kế hoạch.Bộ đôi máy TBM được thiết kế riêng cho dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đang hoạt động song song. Trong đó, TBM1 có tên "Thần tốc" đã đào được hơn 1,2 km, còn TBM2 tên "Táo bạo" thì mới bắt đầu đào hầm cách đây vài tuần.Theo ghi nhận vào sáng 24.2, nhiều công nhân vẫn đang xử lý sự cố bùn tràn và dọn dẹp vệ sinh khu vực bị ảnh hưởng.Trước đó, chiều 20.2 xảy ra sự cố "suối bùn" phun trào khi thi công ga ngầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Ngay sau đó, MRB đã huy động hơn 100 công nhân và máy móc để khắc phục.Theo MRB, một trong các nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do dưới lòng đất còn tồn tại các giếng khoan cũ và cống thoát nước cũ không còn được sử dụng, tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm trào lên mặt đất.Chủ đầu tư cho hay, trong quá trình khoan, phụ gia khoan hầm được phun áp lực để giữ ổn định đất trước gương đào. Khi gặp phải lỗ hở, phụ gia khoan hầm kết hợp nước và vật liệu mịn trong đất sẽ theo các lỗ rỗng này trào lên mặt đất.Đây là một hiện tượng thông thường trong quá trình thi công các công trình khoan hầm trong đô thị bằng TBM công nghệ cân bằng áp lực đất.Sau sự cố, ông Salvatore La Valle, Trưởng nhóm kỹ sư TBM, cho biết hiện tượng này có thể tiếp tục xảy ra, tuy nhiên, các bên liên quan đã xây dựng kế hoạch ứng phó từ trước và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, cuộc sống người dân.Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong đó, đoạn trên cao từ ga Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km (đã khai thác thương mại), đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Dự án khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027.Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.
Tại ga metro An Phú và Nhà hát Thành phố ở TP.HCM trong 2 ngày 9.3 và 10.3 cũng sôi động với chương trình tặng quà hấp dẫn của NAPAS. Sự kiện này không chỉ giúp giới trẻ trải nghiệm thanh toán điện tử hiện đại mà còn mang đến những phần quà bất ngờ đầy thú vị.Khách hàng của 25 ngân hàng gồm BIDV, Agribank, TPBank, SHB, BVBank, VietBank, SeABank, NamABank, Vietcombank, Wooribank, Techcombank, VIB, NCB, VietABank, BaoViet Bank, PBVN, Kienlongbank, Saigonbank, Bắc Á Bank, Eximbank, MB, ACB, OCB, VietinBank, Sacombank đều có thể "chạm" để vào cổng và "chạm" để thanh toán khi kết thúc hành trình.Tại đây, hành khách được hướng dẫn "tap-in" khi vào ga và "tap-out" khi ra khỏi ga để thanh toán mà không cần phải xếp hàng hay chuẩn bị tiền mặt. Không chỉ tiết kiệm thời gian trong những giờ cao điểm, các bạn trẻ còn nhanh chóng bắt kịp xu hướng thanh toán thông minh, giảm bớt việc sử dụng tiền mặt, đồng thời tiến gần hơn đến một xã hội không dùng tiền mặt.Ngay sau khi "tap" thẻ, hành khách sẽ nhận được món quà bất ngờ từ NAPAS: khui túi mù hot trend - khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy thích thú vì không biết trong đó sẽ là gì.Chị Chu Hải My - sinh viên Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng (HCM) bất ngờ khi "khui" túi mù và nhận về "em" YaYa xinh xắn của nhà sản xuất Baby Three. "Món quà rất dễ thương và đầy bất ngờ, với tôi đây là khởi đầu ngày mới thật vui vẻ và tràn đầy năng lượng tích cực. Cảm ơn chiếc thẻ đã đồng hành cùng tôi trong mọi thanh toán", chị My hào hứng chia sẻ.Tại đây, hành khách cũng được hướng dẫn thanh toán thẻ tiện lợi, nhanh chóng. Chị Nguyễn Thị Anh Đào (Q.5, TP.HCM) chia sẻ, cuối tuần chị thường cùng gia đình đi chơi bằng metro, cho các con trải nghiệm giao thông công cộng văn minh với các phương thức thanh toán số hiện đại. Từ khi có thêm thanh toán thẻ ngân hàng thì càng dễ dàng hơn.Chương trình tặng quà của NAPAS diễn ra trong 2 ngày 9.3 và 10.3.2025 tại ga metro An Phú và Nhà hát Thành phố. Đây là hoạt động nhằm lan tỏa thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong giao thông.Thời gian tới, NAPAS dự kiến tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời mở rộng kết nối với nhiều ngân hàng trong hệ thống, hướng tới hơn 60 triệu chủ thẻ NAPAS hiện nay có thể sử dụng thuận tiện mỗi khi đi metro.
Đến lễ hội Dinh Cô, nhớ tham quan chùa Long Bàn, ghé Tổ đình Thiên Thai
Chị An sinh ra tại TT.Hai Riêng, địa bàn có đồng bào thuộc 20 dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Từ nhỏ, chị chứng kiến những người bạn của mình phải bỏ dở việc học vì điều kiện gia đình. Thấu hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà trẻ em vùng cao đang đối mặt, ngay từ khi còn học phổ thông, chị đã nuôi ước mơ thành lập nhóm thiện nguyện để chăm lo cho các em.Để thực hiện ước mơ, chị An chọn học chuyên ngành công tác xã hội. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2014, chị cùng các bạn tại TT.Hai Riêng thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng với 15 thành viên, bắt đầu hành trình sống hết mình vì trẻ em đồng bào thiểu số.Hơn 10 năm cùng CLB Hoa Xương Rồng rong ruổi khắp các bản làng ở H.Sông Hinh thực hiện chương trình thiện nguyện, chị An nhìn nhận được nhiều thứ. "Khi nhìn những mảnh đời đau thương ngoài kia, tôi thấy bản thân mình quá may mắn. Nhất là với những trẻ em người đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con chữ đối với các em quả thật rất khó khăn. Mùa đông là một cực hình khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", chị chia sẻ.Để chủ động kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB cùng nhau đi nhặt, xin ve chai để bán lấy tiền xây dựng quỹ. Đến những dịp lễ tết, cả nhóm lại cùng nhau bán nước, bán hoa để gây quỹ.Suốt 10 năm qua, dấu chân của những thành viên CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng in trên khắp bản làng của 11 xã, thị trấn tại H.Sông Hinh, thực hiện các chương trình như: Nấu ăn cho em, tặng quà dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tổ chức các hoạt động mùa hè, cắt tóc miễn phí..."Càng đi nhiều, chúng mình càng thấy còn quá nhiều mảnh đời khó khăn. Những hoạt động, chương trình mà câu lạc bộ tổ chức chỉ giải quyết vấn đề cấp thời, chưa chăm lo được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em về lâu, về dài. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của các thành viên trong câu lạc bộ", chị An nói.Chị An cũng cho biết bản thân và các bạn trong CLB còn rất nhiều trăn trở với hoạt động thiện nguyện. Ước mơ lớn nhất của chị là thực hiện dự án nuôi em để chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho trẻ vùng cao một cách bền vững, lâu dài.Theo anh Hồ Vĩnh Hưng, Bí thư Huyện đoàn Sông Hinh, các hoạt động của chị An và CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội."Suốt 10 năm qua, chị An và CLB thiện nguyện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em đồng bào tại H.Sông Hinh. Làm hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết, sự tận tâm của mình, chị An đã được Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2020", anh Hưng cho biết.