Trương Thế Vinh: Tôi không hề có tên tuổi ở điện ảnh
Ngày 13.2, Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng của UBND H.M'Đrắk trong việc để suy giảm diện tích rừng tự nhiên.Theo kết quả thanh tra, từ năm 2007 - 2022, H.M'Đrắk có tới 7.116,11 ha rừng tự nhiên suy giảm. Trong đó, giai đoạn từ 2007 - 2014 bị suy giảm nhiều nhất, 6.700,48 ha; từ 2015 - 2020 giảm 393,89 ha; từ 2021 - 2022 giảm 21,74 ha.Các chủ rừng nhóm 1, gồm 11 UBND xã: Cư K'róa, Cư M'ta, Cư P'rao, Cư San, Ea Lai, Ea M'Doal, Ea H'Mlay, Ea Pil, Ea Trang, Krông Á và Krông Jing đã để suy giảm với tổng diện tích rừng 7.044,75 ha.Chủ rừng nhóm 2 gồm Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M'Đrắk đã để suy giảm 71,36 ha.Đối với 7.116,11 ha rừng tự nhiên bị suy giảm, hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm hiện nay là: đất trống có cây gỗ tái sinh 30,83 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh 1,5 ha; công trình công cộng, sông, suối 177,22 ha; đất bị người dân lấn chiếm 6.906,56 ha.Theo đánh giá của Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk, có 7.116,11 ha rừng tự nhiên trên địa bàn huyện M'Đrắk bị suy giảm trong thời gian dài từ năm 2007 - 2022, nhưng các đơn vị có liên quan không phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật là không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.Cũng theo ý kiến của Thanh tra sở, các chủ tịch, phó chủ tịch UBND M'Đrắk liên quan trong vụ hơn 7.000 ha rừng tự nhiên tại huyện bị suy giảm qua các thời kỳ gồm các chủ tịch: Phan Văn Chân (năm 2007 - 2013); Lê Đình Điền (2014 – 10.2015); Hòa Quang Khiêm (10.2015 – 10.2020); Phạm Ngọc Thạch (11.2020 - 2023).Các Phó chủ tịch UBND huyện liên quan gồm: Lê Đình Điền, Chu Thị Thành (2007 - 2013); Phùng Văn Định (2007 - 2011); Nguyễn Ngọc Bình (2011 - 2015); Y Bởi Byă (2014 - tháng 3.2020); Nguyễn Đức Thảo (tháng 11.2020 - 2023).Các trưởng, phó Phòng NN-PTNT H.M'Đrắk qua các thời kỳ có liên quan gồm: Trưởng phòng Hồ Xuân Tẩn (2007 - 2012) và Nguyễn Thế Thập (2013 - 2022); các phó phòng Nguyễn Trí Hải (2007 - 2020), H Jen Niê (10.2020 - 11.2020), Phạm Ngọc Quang (năm 2022).Từ kết luận trên, Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk kiến nghị UBND H.M'Đrắk tổ chức họp kiểm điểm để xác định và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý cán bộ về những khuyết điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, dẫn đến rừng tự nhiên bị suy giảm 7.116,11 ha và trong rà soát, thu hồi, sử dụng đất rừng tự nhiên bị suy giảm.Tổ chức thực hiện ngay việc xử lý, thu hồi 6.906,56 ha đất lâm nghiệp bị người dân lấn, chiếm có nguồn gốc từ 7.116,11 ha rừng tự nhiên bị suy giảm trên địa bàn H.M'Đrắk.Sở NN-PTNT Đắk Lắk cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của UBND H.M'Đrắk, Chủ tịch UBND huyện, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn từ 2007-2020; Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M'Đrắk giai đoạn 2015-2022 về các khuyết điểm, tồn tại như đã nêu trên…Cảnh báo giả mạo mời thầu tại dự án sân bay Long Thành
Đó là các triệu chứng: khó nuốt, mệt mỏi, đau ngực, tim đập nhanh
Tuyển sinh lớp 10: Học sinh TP.HCM có thể đăng ký tối đa bao nhiêu nguyện vọng?
Ngày 22.1, một lãnh đạo Sở Nội vụ Cà Mau xác nhận, cơ quan này đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Trần Quốc Việt, Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh."Cán bộ có quyết định khởi tố bị can nhưng được tại ngoại thì việc tạm đình chỉ chức vụ được thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng. Do không tạm giam nên vẫn đi làm bình thường", vị lãnh đạo trên thông tin thêm.Trước đó, tháng 3.2024, ông Trần Quốc Việt bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ Cà Mau có quyết định cho ông Việt từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau sang giữ chức vụ Phó giám đốc trung tâm.Đầu tháng 1.2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép.Như Thanh Niên thông tin, Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên, qua xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu sổ theo dõi của kế toán.
Dự thảo nghị định nhằm triển khai nhiệm vụ thực hiện luật Điện lực chính thức có hiệu lực từ ngày 1.2 tới. Bộ Công thương cho biết, nội dung dự thảo nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định của Nghị định 80/2024 của Chính phủ, đồng thời sửa đổi bổ sung một số nội dung phù hợp với các quy định tại luật Điện lực.Theo đó, Bộ đề xuất không mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn không phục vụ mục đích sản xuất tham gia mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia. Lý do, giá điện mua của nhóm khách hàng này khác với giá áp dụng cho nhóm khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất (chiếm 51%). Bên cạnh đó, cơ chế bù chéo giữa các nhóm khách hàng là có. Thế nên, theo Bộ Công thương, chưa xem xét mở rộng đối tượng do chưa đánh giá được tác động tài chính đến đối tượng liên quan, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực… Từ đó, tại dự thảo, Bộ Công thương để xuất giữ nguyên đối tượng mua bán điện trực tiếp như quy định hiện tại. Ngoài ra, trong dự thảo DPPA này, Bộ bổ sung đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ sinh khối tham gia cơ chế DPPA với công suất từ 10MW trở lên, đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Lý do không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.Đến nay Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đã rà soát, cho biết có 9 nhà máy điện sinh khối trên 10MW đang hoạt động với tổng công suất khoảng 332MW. Dự kiến đến năm 2030, có 14 nhà máy điện sinh khối được đưa vào vận hành với công suất dự kiến 300MW.Dự thảo cũng đề nghị bổ sung các công ty điện lực tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Trong năm 2024, khi triển khai Nghị định 80 về cơ chế DPPA, đã xuất hiện Công ty CP Điện lực Khánh Hòa là công ty con của Tổng công ty Điện lực miền Trung, là đơn vị được cấp phép bán lẻ điện của tỉnh Khánh Hòa nhưng chưa được đưa vào là đối tượng áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp. Thế nên, khi khách hàng sử dụng điện lớn thuộc phạm vi tỉnh này muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia không thể thực hiện được.Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất làm rõ điện mặt trời mái nhà là đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện kết nối riêng thế nào; bổ sung nguyên tắc đàm phán, thỏa thuận mua bán điện trực tiếp qua lưới kết nối riêng…Theo dự thảo, khách hàng sử dụng điện lớn được tham gia mua bán điện trực tiếp là khách hàng sử dụng điện lớn đấu nối cấp điện áp từ 22kV trở lên và tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh một tháng. Trước đó, góp ý về dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất hạ thấp ngưỡng sản lượng tiêu thụ điện bình quân để được tham gia mua bán điện trực tiếp, đặc biệt với trường hợp mua bán qua đường dây riêng. Lý do, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn có nhu cầu sử dụng điện tái tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của đối tác xuất khẩu hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
2 ‘ninja xe máy’ tông nhau ngã sõng soài: Ai đúng, ai sai?
Từ lâu, chất này đã được dùng để làm căng da trong điều trị thẩm mỹ.