Học thiết kế, kiến trúc trong thời AI có cần năng khiếu?
Sau 3 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 7.3, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên án đối với 4 bị cáo trong vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Tín Nghĩa.Theo đó, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Quách Văn Đức (66 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tín Nghĩa) với mức án 19 năm tù.Bị cáo Phan Thanh Vĩnh Toàn (42 tuổi, cựu Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch) 17 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn Hồng (61 tuổi, cựu thành viên HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Tín Nghĩa) và Đỗ Tấn Điềm (66 tuổi, thành viên HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch) cùng mức án 15 năm tù.Theo cáo trạng, Tổng công ty Tín Nghĩa là doanh nghiệp Nhà nước, chủ sở hữu là Tỉnh ủy Đồng Nai, người đại diện công ty là Quách Văn Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Năm 2004, Tổng công ty Tín Nghĩa và Công ty Cao su công nghiệp góp vốn thành lập Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch, đại diện pháp luật của công ty là ông Quách Văn Đức, Chủ tịch HĐQT.Năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai giao 570 ha đất (tại H.Nhơn Trạch, Đồng Nai) không qua đấu giá cho Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch để thực hiện dự án khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh.Tháng 6.2017, Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch quyết định hợp tác với Công ty VNIC 2 Pte.Ltd (có trụ sở tại Singapore) để triển khai dự án đô thị rộng hơn 106 ha nằm trong dự án khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh với tên gọi "Thành phố Thiên Nga".Trong đó, Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch góp 113 tỉ đồng, chiếm 20%, góp dưới hình thức một phần giá trị quyền sử dụng đất. Chủ trương này được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận.Sau đó HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch đã góp toàn bộ phần đất 106 ha và tự xác định giá trị khu đất hơn 1.000 tỉ đồng, nhưng không báo cáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai. Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch sau đó nhận lại 932 tỉ đồng tiền chênh lệch.Theo cáo trạng, hành vi của các bị can Quách Văn Đức, Phan Thanh Vĩnh Toàn, Nguyễn Văn Hồng và Đỗ Tấn Điềm đã gây thất thoát tài sản Nhà nước số tiền là 554 tỉ đồng (Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai xác định tại thời điểm năm 2017 giá trị khu đất 106 ha trên là 1.989 tỉ đồng).Chuyển đổi số dẫn dắt tăng trưởng tại CMC năm 2023
Ngày 8.3, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức chương trình "Tháng 3 biên giới" năm 2025 tại Đồn biên phòng Cát Khánh (H.Phù Cát, Bình Định).Theo anh Phạm Hồng Hiệp, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định, "Tháng 3 biên giới" là chương trình mang ý nghĩa đặc biệt do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động, tổ chức vào dịp tháng 3 hằng năm với các phong trào tình nguyện, hoạt động đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ với cán bộ, chiến sĩ và thanh thiếu nhi đang sinh sống, học tập, làm việc nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Qua đó, góp phần phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, củng cố nền an ninh - quốc phòng vững chắc."Chương trình "Tháng 3 biên giới" là dịp để tuổi trẻ tỉnh Bình Định phát huy truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn, Hội và các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cống hiến hết mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh", anh Hiệp nhấn mạnh.Tại chương trình, đông đảo đoàn viên, thanh niên ra quân làm sạch bãi biển, thực hiện công trình vườn dừa thanh niên, thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng... Đồng thời, khánh thành công trình thanh niên đường cờ Tổ quốc và trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân, trao tặng sân chơi Kim Đồng cho thiếu nhi Trường tiểu học Cát Khánh.Em Nguyễn Mai Hằng, đoàn viên Trường THPT Cát Thành (H.Phù Cát) cho biết, em rất vui khi tham gia thu gom rác làm sạch bãi biển. "Đây là hoạt động bổ ích, giúp tạo cảnh quan sạch, đẹp tại khu vực biên giới", em Hằng nói.Dịp này, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định đã trao tặng 20 suất quà cho học sinh, con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi; trao tặng 8 suất quà cho các chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ và tặng 2 bản đồ Việt Nam cùng 1 công trình vườn dừa thanh niên cho Đồn biên phòng Cát Khánh.
Đặc quyền thưởng thức 'siêu' ẩm thực cho hội viên Marriott Bonvoy tại Việt Nam
Trên Sydney Morning Herald, Ben Groundwater viết: Bây giờ là 7 giờ sáng ở TP.HCM, không khí mát mẻ và trong lành, tôi thức dậy và nghĩ về việc sẽ ăn gì. Và món Việt đầu tiên xuất hiện trong đầu là phở.Không gì thỏa mãn hơn thế này, ngồi ở một chiếc bàn ọp ẹp giữa đám đông trong thành phố nhộn nhịp nhất đất nước vào sáng sớm, mùi khói xe máy gần như bị che lấp hoàn toàn bởi mùi húng quế xé nhỏ và nước dùng cực kỳ đặc trưng ngay trước mặt.Tôi đã ăn rất nhiều phở. Món phở Việt Nam có sự cân bằng hoàn hảo, nước dùng có hương vị thảo mộc và thơm, sợi phở trơn và dai, với thịt bò vừa chín, giá giòn, hành tây cắt mỏng, húng quế tươi và nhiều loại rau thơm khác. Tôi hiểu phở và tôi thích phở.Nhưng đây là món phở ngon nhất mà tôi từng ăn.Đó là phở Phú Vương, có trong danh sách giới thiệu của Michelin, không hẳn là nhà cung cấp phở cơ bản nhất của TP.HCM, nhưng chắc chắn không phải là nhà hàng sang trọng nhất. Bàn inox, ghế nhựa, dịch vụ bình dân. Nhưng nước dùng thì ngon đến kinh ngạc, tuyệt vời.Tôi có chưa đầy 48 giờ ở thành phố này trước khi lên du thuyền trên sông Mekong để đến Phnom Penh, và tôi dự định sẽ ăn thật nhiều món ngon ở Sài Gòn. Đây là thành phố có một số món ăn ngon nhất, có giá chỉ hơn vài đô la một chút...Tôi đến thành phố vào một buổi tối chỉ đủ thời gian để nhận phòng khách sạn của mình, Fusion Original Saigon Centre, rồi đi trên vỉa hè đông đúc hướng đến quán ăn Cô Liêng ở quận 3, cũng là nơi được giới thiệu trong danh sách Michelin.Quán ăn cũ kỹ, giản dị của Sài Gòn, với lò nướng than, tủ kính trưng bày ở phía trước và cách bày trí bàn ăn cơ bản trong không gian chật hẹp. Món đặc sản là bò lá lốt, với thịt bò xay ướp gia vị được gói trong lá lốt và nướng, ăn kèm với các loại rau thơm, rau ngâm chua và bánh tráng mỏng.Kết quả là ngọt, chua, mặn và mùi khói trộn lẫn tạo thành vị đặc trưng hoàn hảo của một phần ẩm thực Việt Nam, và cũng là loại phần ăn cực kỳ thanh nhã, đủ chỗ để bạn có thể ăn thêm một món khác.Vì thế, tôi nhất định phải ăn bánh mì.May mắn thay, bánh mì Huỳnh Hoa chỉ cách đó một đoạn đường. Tôi gọi ổ bánh mì truyền thống nhân pate, sốt mayonnaise, nhiều lát thịt heo xông khói, củ cải muối và cà rốt, và món chà bông heo đặc trưng của quán.Sáng hôm sau, tôi lại tiếp tục đi bộ đến Trung Nguyên Legend, một quán cà phê gần khách sạn lúc 6 giờ sáng để uống cà phê sữa đá, hay còn gọi là cà phê Việt Nam với sữa đặc và đá. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới.Quay lại khách sạn, tiệc buffet của nhà hàng có món phở bò tươi ngon, một tô phở cỡ vừa chứa đầy đủ mọi thứ bạn có thể mong đợi.Vài giờ sau, tôi thấy mình đang ở một nơi ám khói bụi của Đa Kao, quận 1, trên đường Nguyễn Cảnh Chân - nơi bán bún riêu tấp nập.Đây không phải là món dành cho người yếu tim: nước dùng được làm từ cà chua và cua nước ngọt, bún gạo hay bánh đa, thịt heo và da heo cắt miếng, hoa chuối cắt nhỏ, rau thơm tươi và tiết heo luộc trên cùng. Tôi chắc chắn đã tỉnh táo rồi, sau khi ăn một tô bốc khói.Bữa tối sau đó là bánh canh cua, một loại súp cua đặc với sợi bánh dai, tại bánh canh cua 87 ở quận 1.Và cuối cùng là ngày hôm sau, món phở tuyệt nhất trong đời tôi. Tôi sẽ ăn một bữa nữa ở phở Phú Vương, thêm một đĩa bánh cuốn với tôm và thịt heo, trước khi vội vã rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, món phở sẽ ở lại với tôi mãi mãi, món mà tôi sẽ luôn theo đuổi và không bao giờ quên.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Thông tin 'bắt giam Giám đốc Đài Truyền hình Vĩnh Long Lê Quang Nguyên' là tin giả
Chiều 28.2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, có buổi làm việc với Tỉnh ủy Tây Ninh. Tại buổi làm việc, ông Phạm Hùng Thái, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh, có báo cáo về công tác sắp xếp bộ máy tổ chức thời gian qua.Theo ông Phạm Hùng Thái, thời gian qua, Tỉnh ủy Tây Ninh đã ban hành 2 đề án; UBND tỉnh ban hành 1 kế hoạch và 11 đề án, mỗi địa phương cấp huyện xây dựng 1 phương án và 2 đề án sắp xếp tổ chức bộ máy theo thẩm quyền. Ngày 20.2, Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị công bố 88 quyết định, quy định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.Đối với cấp huyện, đến ngày 28.2 đã hoàn thành việc tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 1.3.Ông Phạm Hùng Thái chia sẻ: "Trong thời gian tới, tỉnh Tây Ninh tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của T.Ư về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng ở những nơi vừa sắp xếp tổ chức, bộ máy sớm ổn định tổ chức, nhân sự để đi vào hoạt động; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030".Tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao sự "chuyển mình" trong việc phát triển kinh tế của Tây Ninh.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, xung quanh Tây Ninh hiện nay có nhiều tỉnh phát triển rất mạnh. Trong khi đó, Tây Ninh cũng có rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cũng như những thuận lợi về liên kết vùng để phát triển kinh tế. Có thể thấy, những năm gần đây Tây Ninh đã dần chú trọng hơn trong việc phát triển kinh tế, từ một tỉnh thuần nông dần chuyển mình phát triển công nghiệp. Đặc biệt, phải chú trọng hơn trong việc phát triển du lịch. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư chỉ đạo Tây Ninh cần tuyên truyền mạnh hơn nữa về các thế mạnh của mình. Ví dụ như về du lịch, vì Tây Ninh đang có tiềm năng về du lịch tâm linh. Ngoài ra, trong thời gian tới, các cấp chính quyền tỉnh Tây Ninh tập trung vào công tác chuẩn bị đại hội. Các cấp phải đồng lòng với nhau, trên dưới như một. "Đại hội nào cũng đặc biệt, nhưng đại hội sắp tới đặc biệt hơn. Vì mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mở ra một nhiệm kỳ chúng ta chuẩn bị 100 năm ngày thành lập Đảng", Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư nói thêm.