Giá USD hôm nay 6.5.2024: Ngân hàng nhích nhẹ sáng đầu tuần
Lực lượng Không gian Mỹ ngày 20.2 công bố bức ảnh mà phi thuyền X-37B chụp lần đầu tiên từ không gian. Bức ảnh được chụp sau khi phi thuyền được phóng lên trong sứ mệnh thứ 7 vào cuối năm 2023.Theo trang Business Insider, trong quá trình thử nghiệm trong quỹ đạo hình ê-líp, X-37B đã chụp ảnh Trái đất từ phía trên châu Phi.Từ khi được phóng lên, X-37B đã thử nghiệm nhiều công nghệ tương lai trong lĩnh vực không gian và lần đầu thử nghiệm điều chỉnh vị trí trong quỹ đạo với lượng nhiên liệu tối thiểu.Theo Business Insider, dự án X-37 ban đầu được Cơ quan Hàng không Không gian Mỹ (NASA) giao cho Boeing phát triển nhưng sau đó giao lại cho Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) vào năm 2004 và được liệt vào diện dự án bí mật quân sự.Năm 2006, Không quân Mỹ công bố phát triển phi thuyền X-37B, được thiết kế để hoạt động trong quỹ đạo với vận tốc gần 28.163 km/giờ trong 270 ngày. X-37B được phóng lên bằng tên lửa đẩy và tự hoạt động trong không gian dài ngày trước khi trở về Trái đất và hạ cánh như máy bay.Trong 7 sứ mệnh, X-37B đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như thử nghiệm vật liệu trong môi trường không gian hay phóng vệ tinh nhỏ.Chiếc X-37B đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào tháng 4.2010 và hoạt động trong 225 ngày trước khi trở về Trái đất. Năm 2020, sứ mệnh thứ 6 của X-37B được triển khai và phi thuyền đã ở trong không gian 908 ngày, mức kỷ lục.Sứ mệnh lần 7 được phóng vào tháng 12.2023 bằng tên lửa đẩy Falcon Heavy của SpaceX. Mục tiêu của nhiệm vụ này là thử nghiệm các công nghệ nhận thức lĩnh vực không gian tương lai và phân tích tác động của phóng xạ lên hạt giống trong các chuyến du hành không gian, cùng một số nhiệm vụ khác.Đã có nhiều đồn đoán về mục đích của dự án phi thuyền tuyệt mật này, với một số ý kiến cho rằng X-37B có thể là phi thuyền trang bị vũ khí không gian hoặc là công cụ tình báo, do thám từ không gian.ĐH Quốc gia TP.HCM nói gì về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2024?
Giá heo hơi bình quân cả nước mức 61.700 đồng/kg. Công ty C.P Việt Nam ổn định giá bán heo cả nước là 64.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi của Việt Nam cao hơn Trung Quốc gần 10.000 đồng/kg và cũng cao hơn nhiều nước trong khu vực. Do vậy cần tiếp tục tăng cường ngăn chặn heo lậu nhập vào Việt Nam.
Những tấm lòng vàng 31.8.2022
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Ông bà gánh còng lưng, nổ nồi áp suất, đứng thêm vài giây nữa không biết thế nào luôn, mọi người cẩn thận ạ". Clip đi kèm ghi lại cảnh người phụ nữ đang mang bầu điều chỉnh, đặt lại vị trí chiếc nồi áp suất ở trên bếp rồi quay lưng rời đi. Chỉ vài giây sau, nồi áp suất phát nổ, các mảnh vỡ rơi xung quanh sàn nhà nguy hiểm. Vụ việc diễn ra vào khoảng 9 giờ ngày 14.3 và thu hút hàng triệu lượt xem sau khi đăng tải lên mạng xã hội.Tài khoản Tuấn Đinh bình luận: "Hình như bị kẹt nút xả áp rồi. Cái nút khi nấu mà đủ áp nó tưng tưng xì khói ra quay vòng vòng ấy, nó kẹt là quá áp nồi nổ". Bạn Quỳnh Anh viết: "May quá chị bầu không sao, mình định mua hầm xương mà thấy sợ quá, phòng trọ đi thuê diện tích nhỏ nên không dám sử dụng". Anh Lê Ngọc Tuấn, nhân viên một cửa hàng điện máy ở Q.10, TP.HCM cho biết, nồi áp suất là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình, giúp nấu ăn nhanh hơn nhờ cơ chế nhiệt và áp suất cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc thiết bị bị lỗi, nồi áp suất có thể bị nổ, gây nguy hiểm với người sử dụng. Anh Tuấn chia sẻ những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất an toàn, hiệu quả, tránh tình trạng cháy nổ. Nồi áp suất phải được đặt đúng vị trí, thân nồi không bị nứt vỡ, nắp nồi được đặt ngay ngắn, vừa khít, van xả áp, khóa an toàn được vận hành tốt…Khi nồi đã đạt áp suất cao, mọi người nên giảm lửa nhỏ lại. Điều này giúp tiết kiệm và tránh nguy cơ cháy nổ do áp suất quá lớn. Đối với nồi áp suất điện, trước khi sử dụng hãy đảm bảo làm sạch và lau khô đáy nồi trước khi đặt vào thân nồi.Khi áp suất trong nồi đã đạt ngưỡng tối đa theo nguyên tắc, chị em nội trợ giảm lửa để duy trì nhiệt độ trong suốt quá trình nấu, tránh áp suất trong nồi quá cao. Nếu nguồn nhiệt không giảm, van an toàn hoặc bộ điều chỉnh áp sẽ tự động mở ra để ngăn áp suất tăng và giải phóng hơi nước.Mọi người không nên mở nắp nồi ra đột ngột, khi chưa xả áp hay khi áp suất trong nồi vẫn còn tránh trình trạng bị bỏng. Khi mở nắp nồi, mọi người nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng bốc vào mặt. Sau mỗi lần sử dụng người dùng nên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên vệ sinh nồi áp suất, làm sạch cẩn thận vòng ron cao su trên nắp nồi, làm thông van, không để cặn thức ăn hay bụi bẩn bám vào van gây tắc nghẽn, dễ gây cháy nổ khi đun nấu.
Diễn viên Thúy Diễm hào hứng chia sẻ những khoảnh khắc sum họp bên gia đình. Năm nay, cô thực hiện bộ ảnh ngay tại căn nhà mới cùng với ba mẹ chồng. Ông xã Lương Thế Thành và con trai Bảo Bảo cũng hân hoan trong thời khắc đón năm mới. Tổ ấm viên mãn của nữ diễn viên Trạm cứu hộ trái tim khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Đề nghị phạt UDIC vì 14 năm chưa khởi công dự án nhà ở xã hội
Khi HLV Philippe Troussier còn nắm quyền, tấm băng đội trưởng trở thành... bí ẩn lớn nhất của U.22 Việt Nam. Ở SEA Games 33, nhà cầm quân người Pháp chọn ra một nhóm đội trưởng gồm 4 cái tên, rồi xoay vòng chiếc băng thủ quân cho các cầu thủ này, tùy theo từng trận đấu mà chọn người phù hợp.Ông Troussier giải thích cho quyết định lạ lùng bằng lý do "cần thêm thời gian đánh giá chính xác các cầu thủ, đặc biệt là về mặt thủ lĩnh, năng lực chỉ huy". Tại đội tuyển Việt Nam, ông Troussier cũng xoay tua băng thủ quân, với 6 cầu thủ đeo băng đội trưởng chỉ sau 11 trận đầu HLV người Pháp nắm quyền. Tuy nhiên, khi HLV Kim Sang-sik nắm quyền, phương pháp xoay tua thủ quân đã bị loại bỏ. Ở đội tuyển Việt Nam, ông Kim chỉ định Đỗ Duy Mạnh là đội trưởng, còn Nguyễn Quang Hải và Nguyễn Tiến Linh sắm vai đội phó. Một ban cán sự cố định là lựa chọn của phần đông HLV, nhằm giúp các đội duy trì sự ổn định. Bởi đội trưởng không chỉ úy lạo, thúc đẩy tinh thần đồng đội, mà còn là "cánh tay nối dài" giúp HLV truyền đạt ý tưởng.Gần như chắc chắn, HLV Kim Sang-sik sẽ hướng tới tìm thủ quân cố định cho U.22 Việt Nam. Nhưng, đây chẳng phải chuyện đơn giản.Trong các nhân tố U.22 tiềm năng mà ông Kim có thể gọi ở đợt tập trung tháng 3, hiếm ai nổi trội ở tư chất thủ lĩnh. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đình Bắc có chỗ đứng ở đội bóng chủ quản, nhưng chưa từng đeo băng đội trưởng. Trần Trung Kiên, Phạm Lý Đức cũng là "lính mới" ở HAGL, hay Đinh Xuân Tiến ở SLNA cũng không phải thủ quân lý tưởng. Phần còn lại đang đá ở giải hạng nhất. Đồng thời, ở cấp độ U.22, không dễ tìm ra cầu thủ thực sự nổi trội, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng đến đồng đội. Ở SEA Games 30 (năm 2019), Nguyễn Quang Hải đeo băng đội trưởng, khi anh đã giành Quả bóng vàng Việt Nam, cùng vị trí vững chãi ở đội tuyển Việt Nam. Khi Quang Hải chấn thương, thủ quân là Đỗ Hùng Dũng, một nhân tố dự giải với suất quá tuổi. Đến SEA Games 31, thủ quân lại là Hùng Dũng. Tức là, ngay cả khi có lứa cầu thủ tài năng và thiện chiến, ông Park vẫn phải nhờ cậy những nhân tố kinh nghiệm và xuất chúng dìu dắt đồng đội.Tìm đâu ra những Quang Hải hay Hùng Dũng mới ở U.22 Việt Nam bây giờ?Một cầu thủ kỳ cựu từng chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Người đeo băng thủ quân phải thể hiện sự trưởng thành, nhưng cũng phải "máu chiến". Không quyết liệt và máu chiến thì không làm đội trưởng được".Dù vậy, sự máu lửa phải đi cùng sự tỉnh táo và điềm tĩnh, biết khích lệ đồng đội, nhưng cũng biết hãm phanh những cái đầu nóng đúng lúc. Tại AFF Cup 2024, Duy Mạnh từng can ngăn khi đồng đội lao vào tranh cãi với trọng tài. Chính HLV Kim Sang-sik cũng nhờ Duy Mạnh ngăn Nguyễn Thành Chung, khi trung vệ sinh năm 1997 muốn đôi co với trọng tài. Ở đội U.22 Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đang có một nhân tố tiềm năng cho vai trò đội trưởng. Đó là Khuất Văn Khang. Văn Khang từng đeo băng thủ quân U.19 Việt Nam năm 2022. Tiền vệ sinh năm 2003 có nhãn quan chiến thuật, kinh nghiệm và mức độ máu lửa để sắm vai trò thủ lĩnh. Chất lăn xả của Văn Khang góp phần quan trọng, giúp anh dù đứng ở tập thể nào cũng khẳng định được cá tính. Kinh nghiệm dạn dày ở sân chơi quốc tế với 3 năm khoác áo đội tuyển Việt Nam cũng giúp Văn Khang có bản lĩnh, sự từng trải hơn nhiều so với tuổi. Song, điểm trừ của Văn Khang là anh đang đá hậu vệ trái ở cả đội tuyển quốc gia lẫn U.22 Việt Nam. Mà khi tìm kiếm đội trưởng, các HLV thường ưu tiên các cầu thủ đá trung tâm như trung vệ, tiền vệ giữa. Bởi đây là các vị trí có mức độ bao quát và tạo ra sức ảnh hưởng trong lối chơi lớn hơn so với các cầu thủ đá cánh.Bài toán thủ lĩnh sẽ được ông Kim nghiên cứu tìm lời giải. Trước hết, đợt tập trung tháng 3 sẽ cung cấp cho nhà cầm quân người Hàn Quốc cái nhìn tổng thể về tư chất, mức độ chuẩn mực trong sinh hoạt và tập luyện để nhìn ra ai là người đáng tin tưởng.