Truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Cách làm mới, yêu cầu cũ
Tham gia đại hội có tiến sĩ Đoàn Thanh Nô, Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam; ông Lê Song Tùng, Trưởng cơ quan đại diện khu vực phía nam, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cùng các lãnh đạo tỉnh nhà, các hội viên của 7 ban chuyên ngành.Đại hội đã công bố kết quả bầu cử BCH khóa VII (2025-2030): NSND Giang Mạnh Hà là Chủ tịch Hội VHNT, Phó chủ tịch thường trực: ông Phạm Văn Hoàng - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Long Khánh, Phó chủ tịch: nhà văn Nguyễn Thị Oanh (bút danh Trâm Oanh).Đánh giá về đại hội, NSND Giang Mạnh Hà cho biết: "Tất cả các chương trình đề ra đều được giải quyết một cách suôn sẻ, chính xác, chặt chẽ, khoa học. Các báo cáo, góp ý và đề án nhân sự đều được đại hội nhất trí 100%. Điều đó chứng tỏ đại hội khóa VII hết sức tập trung, dân chủ, đoàn kết và đồng thuận cao".Ông Đoàn Thanh Nô, Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT nhìn nhận: "Hơn 17.000 tác phẩm mà Hội VHNT Đồng Nai đã gặt hái trong nhiệm kỳ trước - đều hướng tới giá trị chân thiện mỹ - chứng tỏ đây là thành quả của sự tham gia tích cực, hiệu quả vào công cuộc xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà".Với việc những gương mặt trẻ tham gia vào BCH Hội VHNT Đồng Nai, nhiều hội viên bày tỏ sự tin tưởng và tín nhiệm về một nhiệm kỳ mới cùng những kết quả sáng tác đáng mong đợi.Tưng bừng hội thao mừng kỷ niệm 94 năm truyền thống ngành cao su Việt Nam
Khi được hỏi, tất cả những người dân địa phương đều không biết danh tính những người đang bao chiếm hàng chục ha đất ven biển thuộc các xã Kiểng Phước, Tân Thành, Tân Điền (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) để nuôi hàu thương phẩm. Đứng trên đê biển Tân Thành quan sát, bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy ngay bên dưới bãi rác Kiểng Phước là các giàn nuôi hàu liên kết với nhau, chạy song song đê biển với chiều dài hơn 10 km, thuộc các xã Tân Điền, Tân Thành và Kiểng Phước của H.Gò Công. Các giàn nuôi hàu này được kết lại. Mỗi mảng liên kết với nhau bằng nhiều dây lớn, phía trên là các phuy nhựa nổi, phía dưới là ruột xe để cho hàu bám vào. Lúc triều cường lên, từng mảng rác lớn từ bãi rác Kiểng Phước bị cuốn phăng xuống biển, trôi xung quanh các giàn nuôi hàu. Theo người dân địa phương, hơn 2 năm trước, có một số người lạ mặt đến đây thả các giàn ruột xe xuống khu vực ven biển để nuôi hàu. Không lâu sau đó, mô hình này nở rộ rất nhanh, nhiều người lạ mặt bao chiếm toàn bộ khu vực dọc đê biển Tân Thành. Một ngư dân sống gần đê biển Tân Thành cho biết: "Cũng sử dụng đất ven biển làm kinh tế nhưng người nuôi nghêu phải làm hợp đồng thuê đất với nhà nước; sò giống tự nhiên cũng do nhà nước quản lý, cấm khai thác. Riêng những người nuôi hàu bằng ruột xe thì không phải thuê đất, họ ngang nhiên bao chiếm bãi biển. Họ làm công khai trong thời gian dài như vậy. Thật sự, tôi không hiểu đây là mô hình gì..." Để làm rõ vùng đất rộng lớn ven biển bị bao chiếm để nuôi hàu, PV Thanh Niên đã liên hệ chính quyền địa phương. Trao đổi bằng văn bản với PV, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND H.Gò Công Đông (Tiền Giang) khẳng định, mô hình nuôi hàu bằng ruột xe dọc theo biển Tân Thành là tự phát, chính quyền địa phương không cấp phép. Các chủ giàn hàu tự bao chiếm đất ven biển cách bờ từ khoảng 500 - 3.500 m để thả nuôi.Về công tác quản lý nhà nước, theo ông Sơn, ngày 11.11.2024, UBND H.Gò Công Đông đã ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra chấp hành pháp luật về nuôi hàu không đúng quy định. Đến nay, UBND huyện đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 12 chủ nuôi hàu trên biển thuộc địa bàn xã Kiểng Phước để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa ban hành quyết định xử phạt.PV Thanh Niên cũng đặt câu hỏi về việc cách nuôi hàu bằng ruột xe cũ này có được tiếp tục tồn tại hay không? vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàu thương phẩm được nuôi từ mô hình này?. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương vẫn chưa có câu trả lời.
Xe 'su cóc' sang đường như tự sát, suýt gây tai nạn liên hoàn
Các nhà nghiên cứu đã có những dự báo về hiện tượng thiên văn trên bầu trời tháng 3, trong đó có nhiều sự kiện người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng.Do có chu kỳ ngắn, sao Thủy nhanh chóng đi sang phía bên kia của mặt trời theo góc nhìn của chúng ta. Lúc này, bạn sẽ thấy nó vào lúc chiều tối ở dưới thấp của bầu trời phía tây, khi mặt trời bắt đầu lặn. Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Sau hơn 2 năm nhật thực toàn phần hoành tráng "thống trị" bầu trời, cuối cùng nhiều người trên thế giới cũng sẽ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần hay "trăng máu" vào ngày 13 - 14.3.Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, hơn 1 tỉ người ở Mỹ, Canada và các nơi còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ, trong điều kiện thời tiết thuận lợi.Điều này đồng nghĩa với việc nguyệt thực toàn phần lần này, Việt Nam không quan sát được. Trong năm nay, nguyệt thực toàn phần lần thứ hai diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Như vậy, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần vào tháng 9 tới đây.Đây là một thời điểm thú vị, khi mà nếu nhìn vào sao Thổ qua kính thiên văn, bạn sẽ không thể nhìn thấy vành đai của nó như một đĩa dẹt, mà sẽ là một đoạn thẳng rất mỏng (tới mức khó mà nhìn thấy với những kính thiên văn nhỏ).Các hành tinh gần mặt trăng sao Kim vẫn sáng rực vào tháng 3. Vào ngày 1 - 2.3, hãy nhìn về phía chân trời phía tây ngay sau khi mặt trời lặn để tìm sao Kim gần trăng lưỡi liềm.Nếu bạn ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, bạn có thể có cơ hội phát hiện ra sao Thủy khó nắm bắt ở gần đó. Tuy nhiên, vì hành tinh này nhỏ và nằm gần mặt trời nên có thể khó quan sát bằng mắt thường.
Giải đáp thắc mắc này, thạc sĩ Hoàng Nguyên Phước, bộ môn điện công nghiệp, Viện kỹ thuật Hutech, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết vào mùa nóng ở các hộ gia đình, phòng trọ... đều có nhu cầu sử dụng các thiết bị điện nhiều. Đặc biệt là các thiết bị làm mát. Do đó, tiền điện tăng gấp nhiều lần sau khi sử dụng các thiết bị hiện nay là không tránh khỏi.
Chiến sự Ukraine ngày 797: Nga bắn hạ nhiều tên lửa ATACMS ở Crimea
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.