Nhận định EURO 2020, Croatia vs CH Czech (23 giờ, 18.6): Đội tuyển Croatia phải thay đổi để tồn tại
Trên thị trường bán lẻ, giá thịt heo mảnh và các loại sản phẩm pha lóc vẫn được tiêu thụ tốt, một số điểm bán tại chợ đầu mối TP.HCM có dấu hiệu hút hàng, giá tăng khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg tùy loại.Xe bán tải chạy ngược chiều, 'phóng bạt mạng' trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan
Tờ Bangkok Post ngày 26.2 dẫn lại thông tin từ báo chí Myanmar cho hay BGF đã gửi danh sách tên của 7.141 người nước ngoài đến Lực lượng đặc nhiệm Ratchamanu của Thái Lan để xử lý, trong số đó có 6.716 nam và 425 nữ.Nhóm nạn nhân lớn nhất được báo cáo là đến từ Trung Quốc, với 4.860 người (4.764 nam và 96 nữ), tiếp theo là nhóm đến từ Việt Nam (511 nam và 61 nữ), Ấn Độ (498 nam và 28 nữ), Ethiopia (396 nam và 34 nữ), Indonesia (217 nam và 66 nữ), Philippines (54 nam và 73 nữ), Malaysia (65 nam và 4 nữ), Pakistan (64 nam và 4 nữ), Kenya (38 nam và 26 nữ) và Đài Loan (24 nam và một nữ).Tất cả những người được giải cứu hiện đã được sàng lọc theo quốc tịch và BGF đang kêu gọi chính phủ Thái Lan và các quốc gia khác đẩy nhanh quá trình hồi hương. Những người nước ngoài nói trên hiện vẫn ở Myanmar, chờ đại sứ quán sắp xếp việc hồi hương. BGF, một đội quân gồm 8.000 người do thủ lĩnh Karen Saw Chit Thu đứng đầu, lâu này hưởng lợi từ nguồn thu nhập ổn định từ các tổ chức tội phạm ở Myawaddy, theo Bangkok Post dẫn lời các nhà phân tích. Lòng trung thành của BGF có xu hướng thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhưng hiện tại, BGF liên kết với chính quyền quân sự Myanmar và đang cố gắng giành thiện cảm của cộng đồng quốc tế.Thủ lĩnh Saw Chit Thu đã tích cực giám sát hoạt động giải cứu nạn nhân và trấn áp những đối tượng tham gia nạn buôn người, kể từ khi Thái Lan cắt điện, dầu và internet tại 5 địa điểm ở 3 thị trấn biên giới của Myanmar vào ngày 16.2. Những địa điểm này được cho là nơi đặt các tổng đài do người Trung Quốc điều hành, lợi dụng các nạn nhân ở Trung Quốc, Thái Lan và những nơi khác trong nhiều năm mà không bị trừng phạt.Tuy nhiên, vụ những kẻ lừa đảo bắt cóc một diễn viên Trung Quốc tại Bangkok rồi đưa đến một trung tâm lừa đảo qua điện thoại ở Myawaddy trong tháng trước đã thúc đẩy giới chức hành động, theo Bangkok Post.
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo.
Sở Du lịch TP.HCM đề xuất giảm thời gian xuất, nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất
Ở Khóm 1 (TT.Bến Quan, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị), nhiều người biết đến cô bé Hoàng Lê Minh Ngọc ngoan ngoãn, chăm học, siêng năng phụ giúp bố mẹ. Sinh ra, lớn lên ở vùng đất từng bị chiến tranh tàn phá, từ những câu chuyện kể về đời lính của ông bà, cha mẹ…, Ngọc không biết mình đã yêu quý hình ảnh người lính tự bao giờ. Nhưng để trở thành người lính thực thụ, với Ngọc là cả một quá trình nỗ lực.Sau khi tốt nghiệp THPT, 2 năm liền sau đó Ngọc đăng ký thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện Kỹ thuật quân sự, tiếc là kết quả chưa như mong đợi. Không nản chí, ngay sau khi hoàn thành xuất sắc việc học tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, Ngọc gác lại dự định tìm việc làm mà trở về địa phương tiếp tục theo đuổi giấc mơ trở thành người lính. Ngọc đã tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025. Dù đường đi hơi "lòng vòng", cuối cùng cô gái xinh xắn này đã toại nguyện.Nói về nữ tân binh Hoàng Lê Minh Ngọc, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự TT.Bến Quan Nguyễn Văn Nam cho biết đây là cô gái đầu tiên tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự của thị trấn. "Không chỉ là niềm vui của gia đình em Ngọc mà còn là niềm tự hào của địa phương. Chúng tôi đã gặp gỡ, động viên và giao trách nhiệm đối với em Ngọc", ông Nam nói.Còn với Ngọc, dù biết chặng đường phía trước là những tháng ngày rèn luyện rất vất vả, nhất là đối với một cô gái trẻ, nhưng cô vẫn không giấu được niềm vui. "Xác định để có thể tham gia nghĩa vụ quân sự đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn, nên em đã luôn cố gắng rèn luyện thể chất, phát triển bản thân về mọi mặt. Vì vậy, em rất vui mừng khi được thông báo đạt điều kiện và nhận lệnh nhập ngũ", Ngọc chia sẻ.Tại H.Vĩnh Linh còn có 3 cô gái nữa đã hiện thực hóa mong ước làm người lính trong mùa tuyển quân năm 2025, gồm Ngô Thị Quỳnh Chi (ở thôn Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang), Lê Vân Diễm Quỳnh (thôn Liêm Công Đông, xã Hiền Thành) và Lê Thị Ánh Minh (thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành). Trong đó, Diễm Quỳnh tham gia nghĩa vụ công an, 2 cô gái còn lại tham gia nghĩa vụ quân sự.Chỉ còn vài ngày nữa là lên đường nhập ngũ, tân cử nhân Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng Ngô Thị Quỳnh Chi rất háo hức. "Em không tránh khỏi hồi hộp nhưng cũng rất tự tin và đã chuẩn bị tinh thần vững vàng nhất. Em quyết tâm sớm hòa nhập môi trường mới, vượt qua những trở ngại ban đầu để luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Từ đó được rèn luyện, học tập, cống hiến, hy vọng ghi dấu những năm tháng trong quân ngũ sẽ là thời gian ý nghĩa và đẹp nhất của tuổi thanh xuân", Chi nói.Động lực mạnh mẽ nhất giúp Chi trở thành người lính, ngoài mơ ước của bản thân, còn là sự tiếp sức của người thân. "Những ngày tới em sẽ sống xa gia đình để vào khuôn khổ của môi trường quân đội. Em biết gia đình vẫn sẽ dõi theo động viên và em sẽ cố gắng không làm mọi người thất vọng", Chi nói.Theo kế hoạch, năm 2025 tỉnh Quảng Trị có 1.000 công dân lên đường nhập ngũ. Với nền tảng học vấn, lý tưởng, sức khỏe sẵn có và niềm tin mà gia đình, địa phương gửi gắm, những thanh niên ưu tú này sẽ đóng góp sức trẻ, phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của quê hương.