Tỉ phú Trần Đình Long: Không nước nào chấp nhận thép nhập khẩu lớn hơn sản xuất trong nước
Đây là mức giảm giá đầu tiên trong 5 phiên tăng đối với dầu Brent và 7 phiên tăng đối với dầu WTI.Chiến binh bầu trời - Kỳ 1: Máy bay vận tải ném bom
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Giải eSports Valorant Champion Tour Pacific công bố màn hình thi đấu ZOWIE XL2566K
Thời gian qua, kể từ khi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ tác động mạnh mẽ tới tất cả mọi lĩnh vực, chúng ta vẫn đọc và nghe nhiều thông tin rằng AI sẽ khiến nhiều công việc bị mất đi đồng nghĩa với nhiều người bị mất việc. Tuy nhiên, có những công việc, lĩnh vực mà AI không thể thay thế hoặc không thể thay thế hoàn toàn. Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ sẽ giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về những ngành học được xem là khó bị thay thế này để có định hướng và lựa chọn đúng đắn.
Trong thời gian đội tuyển Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị cho các trận đấu quan trọng sắp tới, cá nhân tiền đạo Xuân Son cũng đang từng bước nỗ lực để phục hồi chấn thương nghiêm trọng gặp phải tại trận chung kết AFF Cup 2024. Bên cạnh đó, không khí Tết Nguyên đán cũng đang tràn ngập trong gia đình anh, khi mọi người háo hức mong chờ ngày đoàn tụ, đặc biệt là tại Nam Định. Dự kiến, Xuân Son sẽ được ra viện vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau để trở về đón tết cùng vợ con.Mặc dù không phải lần đầu tiên Xuân Son đón tết tại Việt Nam, nhưng năm nay mang ý nghĩa đặc biệt hơn cả. Anh vừa chính thức trở thành công dân Việt Nam sau khi nhập quốc tịch, và đáng tự hào hơn, anh đã cùng đội tuyển bóng đá Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2024. Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan vào ngày 5.1, Xuân Son gặp chấn thương gãy xương chày cùng xương mác. Đây là chấn thương nghiêm trọng, đòi hỏi anh phải trải qua một ca phẫu thuật và tiến trình phục hồi kéo dài. Hiện tại, Xuân Son đang điều trị tại Bệnh viện Vinmec Hà Nội – một trong những cơ sở y tế hàng đầu với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.Sau hai tuần kể từ khi thực hiện phẫu thuật, Xuân Son cho thấy sự kiên cường và tích cực trong quá trình dưỡng thương. Bác sĩ Hồ Ngọc Minh, người trực tiếp tham gia điều trị cho anh, nhận xét: "Xuân Son luôn giữ năng lượng vui vẻ, lạc quan và nghiêm túc tuân thủ các hướng dẫn y tế, điều này rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian hồi phục."Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, nguyên bác sĩ đội tuyển Việt Nam, tiến trình phục hồi của Xuân Son được chia làm bốn giai đoạn, kéo dài ít nhất 6 tháng. Mục tiêu cuối cùng là giúp anh trở lại tập luyện ở cường độ tối đa và sẵn sàng thi đấu. Dù chấn thương nghiêm trọng, nhưng với lộ trình điều trị đúng đắn và ý chí mạnh mẽ, khả năng trở lại sân cỏ của Xuân Son là rất cao, mang lại niềm hy vọng lớn cho người hâm mộ.Trên trang cá nhân, chị Marcele – vợ của tiền đạo Xuân Son – đã chia sẻ một đoạn video ngắn ghi lại hình ảnh hai mẹ con đang tất bật dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa tại Nam Định để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.Tết Nguyên đán năm nay đánh dấu một khởi đầu mới cho Xuân Son, không chỉ ở vai trò một tuyển thủ Việt Nam mà còn trong hành trình vượt qua chấn thương và tìm lại phong độ đỉnh cao. Với sự hỗ trợ của đội ngũ y tế tận tâm, sự động viên từ gia đình và người hâm mộ, Xuân Son chắc chắn sẽ nỗ lực hết mình để hồi phục và quay lại với đam mê bóng đá.
Châu Âu ‘nhắm mắt làm ngơ’ về hỗ trợ phòng không cho Ukraine?
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".