PGS-TS-NGND Huỳnh Văn Hoàng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, qua đời
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt kết quả xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) năm 2024 của các sở ngành, địa phương trên địa bàn.Bảng xếp hạng năm nay được TP.HCM chia theo 4 nhóm: sở ngành cung cấp dịch vụ công, sở ngành không cung cấp dịch vụ công, các đơn vị ngành dọc và UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức.Ở nhóm địa phương, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng. Năm 2023, ở lần đầu tiên TP.HCM công bố xếp hạng chỉ số chuyển đổi số thì Q.Phú Nhuận cũng xếp hạng nhất. Các địa phương còn lại trong top 5 gồm: Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân và Q.10.Ở nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT và Sở Y tế. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu chỉ số chuyển đổi số khối sở ngành.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Ban Dân tộc, Thanh tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý khu Nam.Nhóm các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM dẫn đầu bảng xếp hạng, kế đến là Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội.Việc xếp hạng chuyển đổi số dựa trên 6 chỉ số: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số. Riêng nhóm địa phương, ngoài 5 chỉ số đầu còn có thêm chỉ số về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.Điều tra nghi án giết người, phân xác xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai
Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.
Mức nhiệt tăng cao, Nam bộ hôm nay nắng nóng nhất tính từ đầu năm
Một số chương trình của chúng tôi đang nhận sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước như “Mizuiku - Em yêu nước sạch” - chương trình giáo dục thế hệ trẻ về bảo vệ tài nguyên nước; “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” - phủ xanh rừng đầu nguồn…
Kỹ sư Sagar Neware chưa bao giờ chú ý nhiều đến những thứ như bitcoin. Nhưng giờ đây, anh thừa nhận giao dịch tiền điện tử đang chiếm hết cuộc sống của mình. Chàng trai Ấn Độ 25 tuổi này cho biết anh dành cả đêm để theo dõi giá cả, vì thị trường tiền điện tử không bao giờ đóng cửa. Và anh không phải là người duy nhất.Khi nguồn việc làm và thu nhập không so kịp với tốc độ tăng trưởng trong nước, ngày càng nhiều người trẻ ở Ấn Độ chuyển sang tiền điện tử để kiếm thêm tiền.Giao dịch bitcoin và các loại tiền mã hóa khác trên bốn sàn giao dịch chính của Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong quý IV, theo dữ liệu từ CoinGecko.Hầu hết các khoản tăng đều có động lực từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ từ các thị trấn nhỏ.Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng thị trường tiền điện tử vẫn rất biến động và là nơi rủi ro để cất giữ tiền mặt. Nhưng điều đó không ngăn cản những sinh viên như Ashish Nagose. Anh nói rằng mình đã có một doanh nghiệp bán hoa tươi, và có thể giao dịch tiền điện tử như một nghề tay trái.Hiện tại, thị trường tiền điện tử của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng lên hơn 15 tỉ USD vào năm 2035 - tức gấp khoảng 6 lần con số của năm ngoái.Tuy nhiên, các nhà giao dịch mới vào nghề sẽ phải giải quyết một số vấn đề phức tạp. Ấn Độ đánh thuế cao đối với lợi nhuận giao dịch tiền điện tử và không đặt ra bất kỳ quy tắc mới nào cho thị trường, cũng như không đưa thị trường này vào luật chứng khoán hiện hành.Trong khi đó, ngân hàng trung ương của nước này vẫn tỏ ra hoài nghi mạnh mẽ về toàn bộ ý tưởng này.Dù vậy, có vẻ như những thách thức trên không ngăn cản được thế hệ người trẻ “mê” tiền điện tử mới của Ấn Độ.
Cần Thơ sẽ tổ chức tốt vòng loại bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…