GAM giữ im lặng trước thông tin 2 tuyển thủ dính nghi án tiêu cực
Sau 3 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 7.3, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên án đối với 4 bị cáo trong vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Tín Nghĩa.Theo đó, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Quách Văn Đức (66 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tín Nghĩa) với mức án 19 năm tù.Bị cáo Phan Thanh Vĩnh Toàn (42 tuổi, cựu Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch) 17 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn Hồng (61 tuổi, cựu thành viên HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Tín Nghĩa) và Đỗ Tấn Điềm (66 tuổi, thành viên HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch) cùng mức án 15 năm tù.Theo cáo trạng, Tổng công ty Tín Nghĩa là doanh nghiệp Nhà nước, chủ sở hữu là Tỉnh ủy Đồng Nai, người đại diện công ty là Quách Văn Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Năm 2004, Tổng công ty Tín Nghĩa và Công ty Cao su công nghiệp góp vốn thành lập Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch, đại diện pháp luật của công ty là ông Quách Văn Đức, Chủ tịch HĐQT.Năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai giao 570 ha đất (tại H.Nhơn Trạch, Đồng Nai) không qua đấu giá cho Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch để thực hiện dự án khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh.Tháng 6.2017, Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch quyết định hợp tác với Công ty VNIC 2 Pte.Ltd (có trụ sở tại Singapore) để triển khai dự án đô thị rộng hơn 106 ha nằm trong dự án khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh với tên gọi "Thành phố Thiên Nga".Trong đó, Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch góp 113 tỉ đồng, chiếm 20%, góp dưới hình thức một phần giá trị quyền sử dụng đất. Chủ trương này được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận.Sau đó HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch đã góp toàn bộ phần đất 106 ha và tự xác định giá trị khu đất hơn 1.000 tỉ đồng, nhưng không báo cáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai. Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch sau đó nhận lại 932 tỉ đồng tiền chênh lệch.Theo cáo trạng, hành vi của các bị can Quách Văn Đức, Phan Thanh Vĩnh Toàn, Nguyễn Văn Hồng và Đỗ Tấn Điềm đã gây thất thoát tài sản Nhà nước số tiền là 554 tỉ đồng (Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai xác định tại thời điểm năm 2017 giá trị khu đất 106 ha trên là 1.989 tỉ đồng).Cho vay không đòi được nợ, bán tài sản cầm cố được không?
Lượng kiều hối về TP.HCM ước đạt khoảng 9,5 - 9,6 tỉ USD, tương đương năm 2023. Lượng kiều hối về TP.HCM qua các năm chiếm khoảng 55 - 60% cả nước. Trong năm 2025, NHNN chi nhánh TP.HCM tổ chức triển khai đề án Chính sách kiều hối trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2030 theo Quyết định của UBND TP.HCM.Theo ông Nguyễn Đức Đăng Quang - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (100% vốn của Vietcombank), doanh số kiều hối năm 2024 tương đương 1,9 tỉ USD, góp phần nhỏ trong việc thu hút nguồn kiều hối về Việt Nam nói chung và về TPHCM nói riêng. Ngoại trừ có sự đột biến trong quý 2 từ thị trường xuất khẩu lao động vì yếu tố tỉ giá biến động thì nguồn kiều hối trong năm qua nhìn chung vẫn duy trì ổn định như năm 2023 - là năm có doanh số kiều hối kỷ lục. Kiều hối năm 2024 chủ yếu từ thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Do biến động tỷ giá cao cùng với lạm phát tăng cao kéo dài nhiều năm cũng đã bào mòn tiền tiết kiệm của người lao động vào những quý cuối năm nên đã tác động giảm. Ngoài ra, tại hội nghị, NHNN chi nhánh TP.HCM thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2024 tăng 11% so với cuối năm 2023. Trong đó, tín dụng bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng 96,1%; tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 3,9%. Cơ cấu tín dụng trên địa bàn thành phố tập trung vốn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ trọng tâm, một số ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá. So với cuối năm trước, tín dụng cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 10%, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 20%, ngành vận tải kho bãi tăng 24%, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng gần 40%... Riêng đối với lĩnh vực tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng thành phố đã và đang có các giải pháp để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh và phát triển ngân hàng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng xanh trong thời gian tới.
Ngày cuối cùng của Marilyn Monroe được thám tử Fred Otash tiết lộ
Theo TechRadar, Samsung vừa chính thức ra mắt dòng Galaxy S25 với nhiều nâng cấp đáng giá. Tuy nhiên, người hâm mộ dòng Galaxy S25 Ultra lại thắc mắc trước thông tin bút S Pen trên phiên bản cao cấp nhất này sẽ không còn hỗ trợ Bluetooth như trước.Sự kiện Galaxy Unpacked vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ với người dùng công nghệ. Galaxy S25 series xuất hiện với thiết kế mới mẻ, hiệu năng vượt trội cùng hàng loạt tính năng camera đỉnh cao. Thế nhưng, ẩn giấu trong những lời khen ngợi, một số người dùng tinh ý đã nhận ra sự vắng bóng đáng tiếc của tính năng Bluetooth trên chiếc bút S Pen của Galaxy S25 Ultra.Phải chăng mức giá 1.299 USD là chưa đủ để Samsung trang bị một chiếc bút stylus có Bluetooth?Tuy nhiên, dường như Samsung đã lắng nghe ý kiến người dùng. Mới đây, một thông báo trên blog của hãng cho biết S Pen hỗ trợ Bluetooth sẽ được bán riêng cho S25 Ultra. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng vẫn có thể sở hữu chiếc bút với đầy đủ tính năng điều khiển từ xa như trên Galaxy S24 Ultra, nhưng sẽ phải trả thêm một khoản phí.Hiện chưa rõ mức giá của S Pen Bluetooth cũng như liệu nó có thêm tính năng mới nào so với phiên bản cũ hay không. Nhiều người cho rằng Samsung đã loại bỏ Bluetooth khỏi S Pen mặc định để cắt giảm chi phí hoặc tập trung vào các tính năng khác hút khách hơn, như camera góc siêu rộng hay màn hình lớn.Nhưng có thể quyết định này của Samsung chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Một số người dùng tỏ ra thất vọng khi phải chi thêm tiền cho một tính năng vốn đã có sẵn trên thế hệ trước. Trong khi đó, số khác lại cho rằng đây là một bước đi hợp lý, bởi không phải ai cũng cần đến các tính năng điều khiển từ xa của S Pen.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins đánh bại Thang Long Warriors
Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã bầu bổ sung chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy đối với ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Ông Nguyễn Lộc Hà có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 41, ông Nguyễn Lộc Hà đã được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46) nhiệm kỳ 2021-2025.Đến nay, Tỉnh ủy Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy và 2 Phó bí thư là ông Võ Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Nguyễn Lộc Hà.Cũng tại hội nghị, Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu ông Bùi Minh Thạnh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Bùi Minh Thạnh (53 tuổi, quê quán P.Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) có trình độ cử nhân xây dựng Đảng, cao cấp chính trị; xuất thân từ cán bộ Đoàn với chức vụ Phó bí thư Thị đoàn Thủ Dầu Một.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thạnh từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch UBND P.Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một); Chánh văn phòng Thị ủy Thủ Dầu Một, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; Phó bí thư thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một.