Lương hưu của người làm cho nhà nước cao hơn của lao động khối tư nhân?
Sau hai chặng đua thành phố Thủ Dầu Một - Tây Ninh và thành phố Thủ Dầu Một - Long An, giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX đã chính thức khởi động chặng 3 với lộ trình 85 km từ TP.Thủ Dầu Một đi thị xã Bình Long. Sáng ngày 27.08, hơn 200 vận động viên đến từ các câu lạc bộ của làng xe đạp đường trường phong trào đã quy tụ tại Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương từ rất sớm để sẵn sàng chinh phục đường đua.‘Con muốn sống': Thấy mẹ hết tiền, bé gái ung thư xương xin về nhà chịu đau
Từ năm 6 tuổi mẹ của Triệu Vy đã dẫn nữ sinh và em gái về nhà ngoại ở TP.Vĩnh Long sinh sống. Khi hoạt động kinh doanh của thương hiệu nến thơm Jaros Candle phát triển 3 thành viên đã quyết định thuê nhà ở riêng vì không muốn ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của ông bà ngoại.
Quảng Trị: Đi bắt ốc gặp vật thể lạ, người đàn ông tử vong sau tiếng nổ
Chính phủ vừa ra nghị quyết ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, một trong những chỉ tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2030 là chi tối thiểu 3% trong tổng chi ngân sách hằng năm và tăng dần theo yêu cầu cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đơn vị được giao chủ trì theo dõi, đánh giá mục tiêu này là Bộ Tài chính.Chương trình gồm 7 nhóm nhiệm vụ cụ thể, kèm theo các phụ lục chỉ tiêu và danh mục nhiệm vụ được giao cho các bộ ngành, địa phương. Trong số này có nhiều chỉ tiêu thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc dành nhiều hơn ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia. Chẳng hạn, đến năm 2030 kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP. Chỉ tiêu này được giao cho Bộ KH-CN chủ trì theo dõi, đánh giá.Với các nhiệm vụ cụ thể, Chính phủ cam kết khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Để thực hiện nhóm nhiệm vụ trên, Chính phủ sẽ chỉ đạo xây dựng, ban hành quy định cải cách về cơ chế tài chính trong thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Đồng thời, đơn giản hóa tối đa hồ sơ, thủ tục quản lý sử dụng và thanh quyết toán đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển đổi số, giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ gắn với cơ chế chia sẻ lợi ích từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng.
Các trường phái triết học phương Đông lâu nay luôn cho rằng cơ thể người là tiểu vũ trụ. Giờ đây nghiên cứu mới cung cấp thêm bằng chứng cho quan điểm này.Theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters, đa số các nguyên tử cấu thành cơ thể người nhiều khả năng trải qua hàng triệu năm bị cuốn đi quanh Dải Ngân hà trên "băng chuyền" vũ trụ cho đến khi quay về thiên hà của chúng ta trước thời điểm hệ mặt trời hình thành.Cụ thể, báo cáo cho rằng những vật liệu cấu thành sự sống trong vũ trụ, trừ hydro, heli và một vài ngoại lệ khác, không hề nằm yên một chỗ sau khi được tôi luyện và phát tán thông qua các vụ nổ siêu tân tinh. Thay vào đó, các nguyên tố này dựa trên những những luồng chảy vũ trụ gọi là "phương tiện vòng quanh thiên hà" để rời khỏi phạm vi Dải Ngân hà và tiến vào không gian liên thiên hà. Sau một thời gian, chúng quay về quê hương và trở thành vật liệu tạo nên các ngôi sao mới cũng như hành tinh, mặt trời và thậm chí cả con người."Hãy tưởng tượng luồng chảy vũ trụ giống như một đoàn tàu khổng lồ: nó thường xuyên đẩy vật liệu ra ngoài một thiên hà trước khi kéo ngược chúng trở lại", theo thành viên đội nghiên cứu là bà Samantha Garza, nghiên cứu sinh của Đại học Washington (Mỹ).Sự tồn tại của "phương tiện vòng quanh thiên hà" đã được phát hiện từ năm 2011 nhờ vào kính viễn vọng Hubble.Tuy nhiên, phải đợi đến nay các nhà nghiên cứu của Đại học Washington mới chứng minh được các nguyên tử carbon và một số nguyên tử cấu thành sự sống có thể sử dụng phương tiện trên để rời Dải Ngân hà và quay lại.
Bắc Giang: ‘Ma men’ lao vào tấn công 2 CSGT sau va chạm giao thông
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.