Không gian bếp đẹp trong căn hộ nhỏ nhờ những mẹo sắp xếp tối ưu hóa
Đó cũng là lý do vì sao mà thông qua sách, Bino muốn góp chút công sức vào việc thay đổi thói quen học tiếng Anh vốn hàn lâm và nặng nề của nhiều người: hãy kiên trì thực hành và đừng ngại. Cuối mỗi chủ đề hội thoại có một mã QR dẫn đến video ngắn để độc giả có thể luyện nói trực tiếp với tác giả.9 món ăn phổ biến nhất Việt Nam theo bình chọn của báo nước ngoài
AFP ngày 25.1 đưa tin bệnh lạ xảy ra tại vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý đã khiến 17 người thiệt mạng, gồm 13 trẻ em, từ cuối năm ngoái. Các trường hợp tử vong xảy ra tại ngôi làng Badhaal ở khu vực Rajouri ở Jammu và Kashmir từ đầu tháng 12.2024.Ông Amarjeet Singh Bhatia, lãnh đạo một trường y của chính phủ tại Rajouri cho biết toàn bộ nạn nhân đều bị tổn thương não và hệ thống thần kinh. Những triệu chứng khác được ghi nhận gồm sốt, đau mình, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mất ý thức, tử vong sau vài ngày nhập viện. Các bệnh nhân tử vong từ ngày 7.12.2024 đến ngày 19.1.Truyền thông địa phương đưa tin ngôi làng đã bị phong tỏa trong tuần này và khoảng 230 người bị cách ly. Kỳ nghỉ đông của học sinh, sinh viên cũng đã bị hủy để đối phó với tình trạng báo động y tế này. Các hoạt động tụ tập công cộng lẫn riêng tư đều đã bị cấm.Các nạn nhân là thành viên của 3 gia đình họ hàng. Bốn dân làng và người thân của các gia đình trên đang được điều trị tại bệnh viện nhưng trong tình trạng nguy kịch.Chính quyền liên bang Ấn Độ đã mở cuộc điều tra đối với căn bệnh lạ bí ẩn này. Bộ trưởng Y tế Jitendra Singh bác bỏ nguyên nhân gây bệnh do mầm bệnh truyền nhiễm và nói rằng kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các trường hợp tử vong không phải do nhiễm trùng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà có thể là trúng độc."Có một danh sách dài các chất độc đang được kiểm tra. Tôi tin sẽ sớm tìm ra lời giải cũng như các hành động xấu nếu có", Bộ trưởng Jitendra Singh nói. Theo tờ India Today, hơn 200 mẫu thực phẩm đã được đưa đi kiểm tra. Trong tuần, nhà chức trách địa phương cũng cấm dùng nước từ một con suối sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước dương tính với thuốc trừ sâu.Trong một vụ việc khác, nhà chức trách thành phố Pune miền tây Ấn Độ ghi nhận ít nhất 73 trường hợp, gồm 26 phụ nữ, mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Các bệnh nhân bị mắc Hội chứng Guillain-Barre. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khi bị mắc hội chứng này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên.Hội chứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, mất cảm giác chân tay và khó nuốt, khó thở. Trong số các bệnh nhân có 14 người đang được cho thở máy.
Hiền Mai tiết lộ hôn nhân với chồng đại gia, thích sống ở Việt Nam hơn Mỹ
Trước những năm 1990, 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông có 2.272 mạch lộ với lưu lượng dòng chảy từ 0,5 lít/giây trở lên. Nhưng đến 2020, theo điều tra đánh giá của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam số lượng và lưu lượng các mạch lộ nêu trên đã giảm đi rất nhiều, còn khoảng 40 - 60%, lưu lượng dòng chảy các mạch cũng chỉ còn khoảng 30 - 40%.
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Thận trọng khi chuyển đổi số trên 'đám mây'
Tết Nguyên đán cận kề, người dân liên tục nhận được thông báo từ cơ quan chức năng, nhắc nhở cảnh giác với các hình thức lừa đảo. Nhiều chiêu trò cũ xuất hiện nhiều năm trước nhưng cận tết lại rộ trở lại, trong khi đó cũng không ít kịch bản mới, tinh vi được giăng ra để bẫy người dùng.Lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ của người dân dịp Tết Âm lịch, nhiều kẻ gian đang rao "đổi tiền lì xì rẻ nhất thị trường". Tuy nhiên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo, dịch vụ đổi tiền qua mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch nhưng khi nhận được tiền lại không đủ số lượng như cam kết hoặc nhận tiền giả. Có đối tượng rao đổi tiền mới với phí siêu rẻ, sau khi nhận chuyển khoản hoặc tiền đặt cọc của người dùng thì chặn liên lạc rồi biến mất.Cơ quan chức năng cảnh báo kẻ gian có thể dùng tiền bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc hay thậm chí là tiền giả để lừa đảo. Người dân cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng tránh bị thiệt hại; việc giao dịch, trao đổi tiền cần thực hiện tại các điểm an toàn như tại ngân hàng. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp. Bất kỳ hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để thu lời đều là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt.Gần đây, hình thức cố tình đăng nhập sai mật khẩu ngân hàng để khóa tài khoản nở rộ. Kẻ gian sau đó lần theo thông tin thu thập được, mạo danh nhân viên ngân hàng để gọi điện báo nạn nhân, yêu cầu thực hiện các thao tác để mở lại tài khoản.Thông thường, các đối tượng sẽ gửi kèm một đường link (liên kết) chứa mã độc. Từ đây chúng có thể chiếm đoạt thông tin đăng nhập hoặc cài cắm virus, phần mềm độc hại để chiếm quyền điều khiển máy, từ đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.Các thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng thông báo về duyệt khoản vay, đáo hạn thanh toán... dù đã cũ nhưng vẫn khiến nhiều người không có kinh nghiệm mắc bẫy. Lấy lý do cung cấp thông tin cá nhân để hoàn thiện hồ sơ, kẻ gian sẽ đánh cắp dữ liệu về CCCD, số tài khoản, mật khẩu để chiếm đoạt tài sản. Nhiều người bị lừa chuyển khoản tiền phí sau đó mất liên lạc với kẻ mạo danh.Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, truy cập đường link lạ. Các ngân hàng sẽ không làm việc với người dân qua số điện thoại cá nhân. Khi nhận được yêu cầu liên quan đến tài khoản, người dân cần đề cao cảnh giác, nên đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các giao dịch.Thủ đoạn lừa đảo việc nhẹ lương cao không mới nhưng mỗi năm, các đối tượng lại có những chiêu trò tinh vi hơn khiến nhiều người vẫn mắc bẫy. Ban đầu kẻ gian lập ra các hội nhóm trên Facebook, Zalo, quảng cáo để tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ online.Hình thức lừa đảo này thường đánh vào lòng tham của người dùng, sau những "nhiệm vụ" đơn giản ban đầu, nạn nhân sẽ nhận được phần thưởng nhỏ, sau đó nhiệm vụ tăng lên kèm số tiền phải gửi vào ngày một lớn. Đến khi không thể rút tiền sau nhiệm vụ, kẻ gian tiếp tục yêu cầu người dân chuyển thêm tiền để lấy lại tiền gốc rồi chặn liên lạc, biến mất.Lợi dụng nhu cầu mua vé xe, vé máy bay đi lại của người dân tăng cao trong dịp tết, nhiều kẻ gian đã lập ra những website gần giống các đại lý chính hãng, quảng cáo khuyến mãi, giá hời. Người dân sau khi chuyển tiền sẽ không nhận được vé hoặc mã vé giả. Hậu quả không chỉ mất tiền mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại cuối năm. Chưa dừng lại, nhiều kẻ gian còn yêu cầu nạn nhân điền các thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, mật khẩu... để tiếp tục chiếm đoạt tiền. Ngoài ra các đối tượng còn giả danh nhân viên, đại lý ủy quyền của các công ty bán lẻ lớn, chào mời các chương trình mua sắm giảm giá để lừa tiền cọc hoặc lôi kéo nạn nhân vào các trò cờ bạc trực tuyến. Ngoài những hình thức lừa đảo trên, cơ quan chức năng cũng cảnh báo người dân về những thủ đoạn tinh vi như: Kêu gọi đầu tư, tài chính với hiệu suất sinh lời cao; mạo danh doanh nghiệp lớn để tri ân dịp tết; cho vay tiêu dùng; thanh toán tiền điện nước; chiếm dụng tài khoản mạng xã hội để lừa tiền... Để tránh 'tiền mất tật mang', người dân cần tuyệt đối cẩn thận khi mua sắm trực tuyến, kiểm tra kỹ thông tin trước khi thanh toán, chuyển khoản. Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ, cần gọi ngay tổng đài của hệ thống để kiểm tra. Khi nhận được lời mời chào qua các tin nhắn, tuyệt đối không nhấp vào đường link, không cài đặt phần mềm lạ về máy, báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.