Giải bóng đá CEO SG Cup 2023 hứa hẹn kịch tính
Giá bán và đánh giáTrà đạo độc đáo đổ nước lên tượng cậu bé uống trà, khiến cậu ta 'tè dầm'
Đây cũng là trận đấu khép lại vòng đấu nhóm của vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung. Trước đó, đội Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn để thua 1-3 trước đội Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng ở lượt trận đầu tiên. Đến lượt thứ 2, đội Trường ĐH Luật Huế để thua đầy đáng tiếc với tỷ số 0-2 trước đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, khi để thủng lưới trong 4 phút bù giờ cuối trận.Tại nhóm 2, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có thành tích toàn thắng sau 2 trận và đã sớm giành vé đi tiếp vào vòng đấu play-off với ngôi đầu, khi sở hữu 6 điểm. Trong khi đó, đội Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn và đội Trường ĐH Luật Huế vẫn chưa có điểm nào. Tính đến thời điểm này, cả đội Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn và đội Trường ĐH Luật Huế đều đã không còn cơ hội để vào vòng trong, bất kể trận đấu có kết quả như thế nào.Vòng loại khu vực miền Trung có 3 nhóm đấu, mỗi nhóm 3 đội. Chỉ có 3 đội đứng nhất và đội đứng nhì có thành tích tốt nhất. Suất dành cho đội nhì có thành tích tốt nhất đã về tay của đội Trường CĐ FPT Polytechnic (có 4 điểm).Màn so tài đội Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn và đội Trường ĐH Luật Huế dù không còn ý nghĩa về kết quả, nhưng hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn. Hai đội đều không còn gì để mất sẽ nhập cuộc với tâm lý thoải mái nhất, hứa hẹn cống hiến cho người xem một trận đấu hay.Trong cuộc đối đầu này, đội Trường ĐH Luật Huế được đánh giá cao hơn. Đại diện cố đô từng khiến cho đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng gặp rất nhiều khó khăn.
Bị mất giấy đăng ký xe thì làm thủ tục để được cấp lại như thế nào?
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29.
Sáng 10.3, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong, bị TAND TP Hà Nội xét xử về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Theo cáo trạng, ông Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Tuy nhiên, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.Khai tại tòa, ông Minh cho biết mật độ xây dựng khu chung cư mini được duyệt chỉ 70% song xây tới 100%; khi xây không thấy cán bộ hướng dẫn, yêu cầu gì về việc phải lập hồ sơ thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu, quản lý về phòng cháy chữa cháy, nên bị cáo không lập.Tháng 7.2015, khi công trình đang xây dựng tại tầng 7, tổ thanh tra xây dựng P.Khương Đình lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Ông Minh bị Q.Thanh Xuân phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, cưỡng chế thi hành, nhưng trì hoãn suốt 2 tháng.Chủ tọa hỏi "có phải đưa tiền cho ai để được để im công trình suốt 2 tháng không?", ông Minh nói "không". "Tức là cơ quan quản lý cứ làm ngơ và không có yêu cầu ý kiến gì à?", chủ tọa truy vấn. Ông Minh nói "không có yêu cầu gì" và cho rằng do "nhân lực và thời tiết khi đó chưa cho phép" nên chưa tháo gỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Vẫn theo cáo trạng, cán bộ P.Khương Đình lập biên bản, ký xác nhận về việc ông Minh tự tháo dỡ phần công trình xây dựng sai phép tại tầng 7. Dù vậy, họ không báo cáo về đường lối tiếp tục xử lý công trình. Đối với phần xây dựng sai mật độ, các cán bộ không yêu cầu phá dỡ.Từ diễn biến trên, ông Minh sau đó tiếp tục xây thêm 3 tầng nữa, không thấy có ai xuống nhắc nhở, cấm đoán gì."Thế là làm ngơ hết à, có phải đưa tiền cho ai để được người ta làm ngơ cho xây tiếp không", chủ tọa hỏi. Bị cáo Minh một lần nữa khẳng định không, đồng thời cho biết ít khi xuống công trình, các lần xuống chưa khi nào gặp cán bộ xuống kiểm tra.Sau khi xây dựng xong chung cư mini, ông Nghiêm Quang Minh bán 45 căn hộ cho các cá nhân và hộ gia đình. Bị cáo này cho hay đã giao quyền sử dụng căn hộ cho người mua, bản thân không ở đó, chỉ chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì năm đầu.Đáng chú ý, từ năm 2018 - 2020, Công an Q.Thanh Xuân phát hiện nhiều vi phạm về PCCC tại khu chung cư mini, có nguy cơ phát sinh cháy nổ và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Tháng 6.2020, chính quyền quận Thanh Xuân ra quyết định đình chỉ hoạt động tầng một của tòa nhà. Ông Minh và các hộ dân phải thực hiện yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC nhưng không làm.Thậm chí, Công an Q.Thanh Xuân gửi công văn cho ông Minh, các hộ dân và cả Công an P.Khương Đình nhưng các vi phạm chưa được khắc phục.Trả lời trước tòa về việc nhiều lần bị nhắc nhở, cảnh báo về vi phạm PCCC, bị cáo Minh nói không sinh sống ở đây nên không biết, cũng không nhận được văn bản của cơ quan thẩm quyền, không thấy cư dân nào nói cho biết."Rất nhiều lần cảnh báo, kiểm tra liên tục, bị cáo nhiều lần không chấp hành. Đài báo, truyền hình người ta cũng đưa tin chính cái ngôi nhà này luôn, quận cũng có quyết định đình chỉ, 1 tháng sau công an quận lại tiếp tục có văn bản đôn đốc PCCC, đã giao cho bị cáo rồi, nhưng bị cáo tiếp tục không thực hiện. Xây xong là hết trách nhiệm à?", chủ tọa truy vấn.Đáp lời, bị cáo Minh tiếp tục cho rằng văn bản đưa cho cư dân chứ bị cáo không nhận được.
Bí ẩn thủ lĩnh của Taliban
Các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị sẽ là những người giám sát để giữ được chất lượng hàng hóa ổn định. Từ đó, họ có thể ký kết các hợp đồng dài hạn với tỷ lệ phân chia lợi nhuận hợp lý. Khi đó, các chuỗi giá trị nông sản sẽ phát triển tốt, hạn chế được các tác động tiêu cực từ thị trường.