Bao nhiêu người ở TP.HCM phải hoàn trả học bổng và chi phí đào tạo?
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Tập động tác này 15 phút mỗi ngày nàng sẽ có ngay eo thon, đùi săn chắc
Hiện tại, những cụm từ khóa như: "Trend makeup 2000", "Biến hình phong cách Lee Hyori", "Trào lưu trang điểm Y2K"… đang được nhiều người tìm kiếm trên mạng xã hội.
Chạy xe rẽ trái, gây nguy hiểm
Ban tổ chức cho biết, cuộc thi có chủ đề "50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng". Đối tượng dự thi là cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Quân đội (khuyến khích có sự tham gia của các đơn vị kết nghĩa). Mỗi tác giả, nhóm tác giả có thể dự thi nhiều bài thi.Hình thức thi viết: các tác giả (nhóm tác giả) phải trả lời đầy đủ, đúng thứ tự 10 câu hỏi của cuộc thi, trong đó có bài trình bày cảm nhận về chiến thắng lịch sử ngày 30.4.1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và trách nhiệm của cá nhân trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, quyết tâm "xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến, anh hùng". Bài dự thi chưa được công bố trên các báo, tạp chí và phương tiện thông tin đại chúng; tỷ lệ trùng lặp với các bài viết, tác phẩm đã được công bố không quá 20%. Ngoài bìa bài thi ghi rõ:"Bài dự thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025)"; thông tin tác giả (nhóm tác giả), gồm: họ và tên; tuổi, giới tính, dân tộc; cấp bậc (nếu là quân nhân); chức vụ (chính quyền, đoàn thể); tên cơ quan, đơn vị, địa phương; số điện thoại liên hệ. Ban tổ chức cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết cho người dự thi nghiên cứu, tham khảo trên Báo Quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và hệ thống báo chí của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ tháng 1.2025. Thời gian nhận hồ sơ dự thi cấp toàn quân từ 1.3 - 15.3.2025 (tính theo dấu bưu điện hoặc ngày trực tiếp nhận bàn giao hồ sơ).Các bài dự thi (bản in, mô hình) gửi về Bảo tàng Chiến thắng B52 (số 157, phố Đội Cấn, P.Đội Cấn, Q.Ba Đình, Hà Nội). Chi tiết liên hệ thượng úy Phạm Tuấn Hưng, cán bộ Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội, điện thoại: 0343491105. Công văn, danh sách và file word các bài dự thi gửi về Ban Thanh niên Quân đội (số 2 Lý Nam Đế, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) và địa chỉ mail: cuocthitimhieu50namgpmntndn@gmail.com. Cơ cấu giải thưởng: dự kiến tặng bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho 35 tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức, tham gia cuộc thi.Giải cá nhân: dự kiến 80 giải, gồm 10 giải A, 15 giải B, 25 giải C và 30 giải khuyến khích. Tặng giấy chứng nhận của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho mỗi tác phẩm đoạt giải và thưởng tiền kèm theo cho mỗi tác giả (nhóm tác giả) có tác phẩm đoạt giải: giải A 10 đồng, giải B 5 triệu đồng, giải C 3 triệu đồng, giải khuyến khích 2 triệu đồng. Ban tổ chức sẽ tổng kết, trao giải dự kiến vào cuối tháng 4 tới, tại Hà Nội.
Địa chỉ thường trú: Số 152/3 đường Nguyễn Văn Khối, phường 8, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.Nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam.Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Nhì. Là thân mẫu của Luật sư TS Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).Đã tạ thế vào lúc 7 giờ 21 phút ngày 9 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày Mùng 10 tháng Hai năm Ất Tỵ), tại nhà riêng số 152/3 đường Nguyễn Văn Khối, phường 8, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 93 tuổi.Lễ Nhập quan vào lúc 15 giờ chủ nhật, ngày 9 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày Mùng 10 tháng Hai năm Ất Tỵ). Lễ Viếng từ 17 giờ cùng ngày 9 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày Mùng 10 tháng Hai năm Ất Tỵ).Lễ Động quan vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 11 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày 12 tháng Hai năm Ất Tỵ). Linh cữu được an táng tại Nghĩa trang Chính sách Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh).Con trai trưởng: Luật sư TS. PHAN TRUNG HOÀI, cùng các con đồng kính báo.
Núp mưa dưới gầm cầu, gây nguy hiểm
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.