Nhận định Real Madrid vs Villarreal (23g ngày 22.5): ‘Los Blancos’ sẽ thắng và… chờ đợi
Năm nay, với hơn 70.000 thanh niên và 4 chương trình hoạt động, Chiến dịch Xuân tình nguyện TP.HCM đã mang đến sự sẻ chia, lan tỏa yêu thương, tinh thần tình nguyện, xung kích vì cộng đồng của người trẻ sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Hơn 1 tháng triển khai, chiến dịch đã thực hiện nhiều công trình, phần việc vượt chỉ tiêu, ghi nhận được những con số ấn tượng. Đã có 222 thanh niên được kết nạp Đảng, 5.469 thanh niên được kết nạp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 501 thanh niên kết nạp vào Hội Liên hiệp thanh niên VN và 3.386 sinh viên kết nạp vào Hội Sinh viên VN.Chiến dịch đã thực hiện 55 "Góc xuân tuổi trẻ" tại các ký túc xá và 211 "Góc xuân tuổi trẻ" tại khu lưu trú công nhân, chung cư, điểm sinh hoạt dân cư ở khu phố, ấp, trạm, chốt biên phòng trên sông, tuyên truyền văn hóa tết Việt đến thanh thiếu nhi và người dân TP.Chiến dịch đã tổ chức 1.721 "Hành trình 9.1" đến với các địa chỉ đỏ, không gian truyền thống gắn với phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM; thăm, tặng quà ba má phong trào học sinh, sinh viên; thăm, tặng quà 15 ký túc xá sinh viên, 103 khu lưu trú văn hóa, khu nhà trọ thanh niên công nhân; tổ chức 15 chương trình "Hành trình niềm tin", 3 chương trình "Xuân chiến sĩ".Chiến dịch cũng sửa chữa 24 căn nhà dột nát, nhà tạm, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà tình bạn cho đoàn viên, thanh thiếu nhi, người dân hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP.Ngoài ra, chiến dịch đã hỗ trợ khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho 6.956 người dân, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; tặng quà tết cho 3.355 bệnh nhi, bệnh nhân nghèo điều trị tại các bệnh viện; trao tặng hơn 16.000 bánh chưng, bánh tét; trồng mới 4.430 cây xanh trên địa bàn TP; vận động 9.484 đơn vị máu; tổ chức 22 đội hình trực chốt, điều phối giao thông tại 22 quận, huyện, TP.Thủ Đức; thực hiện 3 công trình bích họa với chủ đề "Câu chuyện hòa bình".Với chiến dịch năm nay, việc xác lập kế hoạch, tiến độ các nội dung triển khai trong chiến dịch đã được thực hiện sớm; có sự định hướng sớm trong việc xác lập mặt trận, địa bàn hoạt động của cơ sở Đoàn - Hội. Chiến dịch đã tập hợp được lực lượng sinh viên, thanh niên tham gia với quy mô tăng 1,2 lần so với năm trước. Bên cạnh đó, chiến dịch đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các ngày cao điểm, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, khẳng định vai trò của đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.Chiến dịch Xuân tình nguyện năm nay đầy ắp những hoạt động ý nghĩa, từ việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đến các hoạt động truyền cảm hứng cho cộng đồng. Những khoảnh khắc ấm lòng, đầy nhiệt huyết của các bạn trẻ đã tạo nên một bức tranh xuân đầy sắc màu, góp phần vào việc lan tỏa tinh thần sẻ chia và tình nguyện trong cộng đồng.Cải thiện khả năng làm cha không khó, trước tiên bạn nên tránh 7 thói quen này
Phát ngôn viên của CIDCA Lý Minh cho hay: "Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ hết khả năng của mình, bao gồm cả việc tham gia vào công cuộc tái thiết Ukraine trong tương lai". Ông Lý Minh khẳng định Trung Quốc sẽ hỗ trợ "theo mong muốn của các bên".Theo South China Morning Post, tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Ukraine, đồng thời khẳng định Kyiv luôn sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh để tìm kiếm giải pháp hòa bình và tái thiết đất nước.Phát ngôn viên Lý Minh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc đã cung cấp 4 đợt viện trợ nhân đạo cho Ukraine sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24.2.2022. Theo đó, 2 tuần sau khi cuộc xung đột bùng nổ, Trung Quốc cung cấp cho Ukraine số hàng viện trợ trị giá 790 nghìn USD, bao gồm sữa bột trẻ em, chăn và thảm chống ẩm, được giao thành 3 đợt, đồng thời cung cấp thêm 1,57 triệu USD viện trợ sau đó vài tuần.Những tuyên bố về viện trợ từ quan chức Trung Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), tổ chức chính của Washington về viện trợ nhân đạo toàn cầu và cứu trợ thiên tai. Sự việc trên làm dấy lên mối lo ngại về khoảng cách đáng kể trong viện trợ quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc liệu Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống đó hay không, theo South China Morning Post.Ngoài ra, các cuộc thảo luận về các thỏa thuận hậu xung đột đã gia tăng khi Tổng thống Trump thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Nga - Ukraine và thiết lập hòa bình. Trung Quốc hiện thực hiện nhiều hoạt động để "tìm chỗ đứng" trong các kịch bản tái thiết ở Ukraine.Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, khẳng định rằng nước này đã duy trì thương mại bình thường với cả 2 bên và liên tục kêu gọi ngừng bắn. Bên lề Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha. Tại đây, ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh coi Kyiv là "một người bạn và một đối tác" và sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Ukraine "theo góc độ lâu dài".Đầu tháng 3, hai nước cũng ký 2 thỏa thuận cho phép Trung Quốc nhập khẩu đậu Hà Lan và các sản phẩm cá hoang dã của Ukraine, cũng như cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.Ước tính tổng chi phí phục hồi và tái thiết ở Ukraine trong thập niên tới là 524 tỉ USD. Cho đến nay, Ukraine đã chi 13 tỉ USD cho nhu cầu phục hồi với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế và khu vực tư nhân, theo báo cáo chung của chính phủ Ukraine, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên Hiệp Quốc.
Giảng viên du học: Nhiều lựa chọn khác ngoài đề án của nhà nước
Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2025 có chủ đề Vẻ đẹp của sự thông minh, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo; cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức.Cuộc thi nhằm tìm kiếm một nữ sinh viên không chỉ xuất sắc về ngoại hình mà còn toàn diện về trí tuệ, là hình mẫu tiêu biểu cho sự thành công của nền giáo dục đại học. Cô gái chiến thắng sẽ đại diện cho sự kết hợp hài hòa giữa tài năng, trí tuệ và ngoại hình, mang lại cảm hứng tích cực cho cộng đồng.Khi được hỏi có chấp nhận thí sinh đã qua phẫu thuật tham gia Hoa khôi Sinh viên Việt Nam, Dược sĩ Tiến - đại diện đơn vị tổ chức chia sẻ: “Chúng tôi muốn chú ý đến tri thức nhiều hơn là vẻ đẹp ngoại hình. Vẻ đẹp thật sự là vẻ đẹp đa dạng không bị rập khuôn, các bạn biết cách ăn mặc, chăm sóc cho mình xinh đẹp hơn chứ không phải nhờ dao kéo”.Mùa giải năm nay, Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 có tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 tỉ đồng. Cụ thể, tân hoa khôi sẽ nhận được vương miện, giải thưởng tiền mặt 250 triệu đồng, kỷ niệm chương, chứng nhận của ban tổ chức và suất học bổng toàn phần ở Hàn Quốc. Trong khi đó, 2 á khôi lần lượt nhận giải thưởng tiền mặt là 200 triệu đồng và 150 triệu đồng. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao các giải thưởng phụ như Nữ sinh viên được yêu thích nhất, Nữ sinh tài năng, Nữ sinh mặc áo dài đẹp nhất và Nữ sinh hùng biện tiếng Anh tốt nhất, mỗi giải trị giá 50 triệu đồng tiền mặt. Trường đại học của sinh viên đăng quang sẽ nhận được quyền lợi với 200 suất gói vay không lãi dành cho sinh viên, 50 suất học bổng dành cho sinh viên vượt khó với tổng giá trị hiện kim 250 triệu đồng. Theo công bố từ ban tổ chức, siêu mẫu Thanh Hằng và Dược sĩ Tiến sẽ đảm nhận vai trò host của cuộc thi. Chia sẻ về lý do đồng hành cùng chương trình, chân dài 8X bày tỏ: "Nghe tên cuộc thi có vẻ nhẹ nhàng, dễ thương nhưng với tôi, đây là những nhân tố đầy tri thức và cực kỳ tiềm năng. Chúng tôi mong có thể xây dựng cho các bạn một nền tảng phong phú và nhiều trải nghiệm thông qua cuộc thi”.Hạn chót nộp hồ sơ cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam là ngày 25.2, sau đó ban tổ chức tiến hành vòng sơ khảo ở Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM từ 21.3 đến 27.3. Sau đó, các thí sinh tham gia ghi hình truyền hình thực tế, trau dồi các kỹ năng mềm trước khi bước vào bán kết và chung kết, dự kiến diễn ra vào tháng 6.2025.
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Sản xuất bền vững giúp hướng đến tăng trưởng xanh
Theo các chuyên gia khí tượng, hiện nay Nam bộ cũng đang dần đi đến những ngày cuối của thời kỳ nắng nóng đỉnh điểm trong mùa khô. Tuy nhiên, mùa khô vẫn còn kéo dài đến đầu tháng 5. Từ nay đến thời điểm đó, vẫn xảy ra tình trạng nắng nóng và nắng nóng gay gắt ở một số nơi. Trong suốt 3 tuần qua, nắng nóng gay gắt diện rộng ở Nam bộ đã khiến nước bốc hơi nhiều, độ ẩm không khí đang tăng và hình thành các đám mây giông nhiệt. Do đó trong những ngày cuối tháng 4, nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí cao gây nên tình trạng oi bức rất khó chịu. Các ổ mây giông cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, khiến các cơn mưa trái mùa có khả năng xảy ra nhiều hơn.