Cấm vẫn đổ
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.Rối loạn cương sau thời gian hút thuốc lá điện tử
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.
Thái Bình: Học sinh tiểu học liên tiếp bị nôn ói, đau bụng sau bữa ăn bán trú
Ngày 10.1, tại trụ sở TAND Q.3, TAND TP.HCM tổ chức lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm ông Trần Thanh Sơn (48 tuổi), thẩm phán sơ cấp, Phó chánh án TAND Q.3 giữ chức Chánh án TAND Q.3. Theo quyết định, nhiệm kỳ giữ chức vụ Chánh án TAND Q.3 của ông Trần Thanh Sơn là 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Phát biểu giao nhiệm vụ, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho biết nhiệm vụ sắp tới của tòa án rất nặng nề, đề nghị ông Trần Thanh Sơn và TAND Q.3 tiếp tục trau dồi, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tính trách nhiệm, nêu gương, giữ gìn đoàn kết nội bộ, tạo sự đồng thuận hướng tới xây dựng TAND Q.3 trong sạch, vững mạnh.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Chánh án TAND Q.3 Trần Thanh Sơn cảm ơn Ban lãnh đạo TAND TP.HCM, Quận ủy Q.3 và tập thể TAND Q.3 đã tin tưởng giao nhiệm vụ.Chánh án Trần Thanh Sơn hứa sẽ tiếp tục học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm quản lý, giữ gìn đoàn kết nội bộ và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của TAND TP.HCM, Quận ủy và các ban, ngành liên quan để TAND Q.3 thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
'Công viên kỷ Jura' sắp trở lại với dàn diễn viên mới
Ngày 13.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn (gọi tắt là Tổ công tác đặc biệt).Tổ công tác đặc biệt do ông Nguyễn Văn Được làm Tổ trưởng, các phó chủ tịch UBND TP.HCM làm tổ phó. Thành viên tổ công tác đặc biệt còn lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan các nội dung khó khăn, vướng mắc đối với khu đất, công trình, dự án cần rà soát, tháo gỡ.Tổ công tác đặc biệt có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện 112 ngày 6.11.2024 của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.Đồng thời, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn thành phố nhằm khơi thông nguồn lực phát triển; kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo đúng quy định.Sở Tài chính là cơ quan thường trực, giúp việc tổ công tác. Một phó chánh văn phòng UBND TP.HCM trực tiếp tham mưu thường trực UBND TP.HCM công tác chỉ đạo, điều hành tổ công tác cũng như chủ động thành lập bộ phận giúp việc để tổng hợp hồ sơ phục vụ các cuộc họp.Tổ công tác đặc biệt này của UBND TP.HCM thay thế cho 2 tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư và các dự án tồn đọng, dừng thi công được thành lập năm 2023 và năm 2024. Hồi cuối năm 2024, UBND TP.HCM phân công Thường trực UBND TP.HCM theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công.Trong đó có những dự án kéo dài hàng chục năm như công viên Sài Gòn Safari (H.Củ Chi), công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh).Ngoài ra, còn có những dự án, khu đất đang bỏ trống, lãng phí như khu đất 8 - 12 Lê Duẩn, khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, khu đất số 2 - 4 - 6 Nguyễn Huệ, khu đất thương xá Tax cũ (Q.1), khu chung cư tái định cư 3.790 căn ở Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), 953 căn hộ chung cư tại khu dân cư Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh)...