TP.Đông Hà giãn cách: Xuất hiện nhiều 'tin nội bộ' sai lệch về số ca nhiễm
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.Từ 'Trạm cứu hộ trái tim' đang 'gây bão', nhìn lại sức hút phim truyền hình Việt
Có thể có chảy máu trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật, phản ứng thuốc tê, sưng đau, tụ máu sau phẫu thuật… Ngoài ra có thể gặp đau kéo dài (2%), nhưng thường không quá 1 năm.
Năm 2024, vì sao người lao động được nghỉ lễ, tết ít hơn?
Trên website chính thức, Toyota Việt Nam mới đây đã điều chỉnh giá bán niêm yết cho một số dòng xe đang phân phối trong nước. Đáng chú ý, mẫu SUV 7 chỗ cỡ lớn - Toyota Land Cruiser có giá mới tăng thêm gần 300 triệu đồng.Cụ thể, từ tháng 3.2025, mẫu "xe chủ tịch" này sẽ niêm yết giá ở mức 4,58 tỉ đồng, tức tăng thêm 294 triệu đồng so với trước đây. Riêng phiên bản màu trắng ngọc trai, giá bán đội thêm 20 triệu, lên mức 4,6 tỉ đồng.Mặc dù điều chỉnh giá bán trên website, tuy nhiên Toyota Việt Nam chưa đưa thêm thông tin khác về phiên bản mới này. Trước đó, trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, nhiều nhân viên bán hàng của các đại lý xe Nhật Bản cho biết, Toyota Land Cruiser vẫn thuộc bản LC 300 nâng cấp, nhưng nhiều khả năng sẽ cải tiến, bổ sung thêm một số trang bị, tiện ích.Theo đó, khu vực bậc lên xuống xe có thêm đèn LED chữ "Land Cruiser", đèn chào mừng, đèn nắp ca-pô, nẹp crôm chống trầy cốp sau. Khoang ca-bin có cụm đồng hồ sau vô-lăng mới loại kỹ thuật số, kích thước 12,3 inch (trước đây là đồng hồ dạng analog kết hợp với màn 7 inch).Ngoài ra, Land Cruiser bản mới này cũng nâng cấp hệ thống an toàn chủ động Toyota Safety Sense, từ phiên bản 2.0 lên 3.0; đồng thời bổ sung thêm hệ thống cảnh báo, hỗ trợ ra khỏi xe an toàn, phanh hỗ trợ đỗ xe có thêm tính năng phát hiện người đi bộ.Đáng tiếc, hãng xe Nhật Bản lại loại bỏ tính năng sạc không dây.Ở khả năng vận hành, xe vẫn sử dụng động cơ V6 (V35A-FTS) dung tích 3.5 lít tăng áp kép sản sinh công suất 409 mã lực tại 5.200 vòng/phút và mô-men xoắn 650 Nm tại 2.000 - 3.600 vòng/phút. Sức mạnh được truyền xuống hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian 4WD thông qua hộp số tự động 10 cấp.Như vậy, Toyota Land Cruiser 2025 bán ra thị trường Việt Nam vẫn thuộc thế hệ mới nhất của mẫu SUV 7 chỗ cỡ lớn nhà Toyota. Mẫu xe này bắt đầu được Toyota Việt Nam mở bán trong nước từ tháng 7.2021 nhưng luôn trong tình trạng khan hàng. Thời điểm mới xuất hiện, giá bán Land Cruiser LC300 liên tục đội thêm từ 500 - 700 triệu đồng. Thậm chí thời điểm tháng 6.2022, để nhận xe sớm, khách mua phải chấp nhận mức "chênh" lên đến 1,6 tỉ đồng, tương đương 40% giá trị chiếc xe.Một số tư vấn bán hàng cho biết, lô xe Toyota Land Cruiser phiên bản mới dự kiến sẽ về nước vào cuối tháng 3.2025. Tuy nhiên "như thường lệ", khách hàng đặt cọc cũng sẽ phải chờ khá lâu để nhận xe, sớm nhất cũng tháng 5 các đại lý mới có thể bàn giao. Đặc biệt, nhân viên cũng khẳng định, ngoài giá niêm yết như điều chỉnh, người mua xe cũng sẽ phải trả thêm "tiền lạc", khoảng vài trăm triệu đồng.
Ngày 13.2, Công an TP.Lào Cai đã thông tin về quá trình điều tra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tối 9.2, trước cửa số nhà 227 đường Võ Nguyên Giáp, P.Bình Minh, khiến 3 người tử vong (1 người chết tại chỗ, 2 người chết tại bệnh viện).Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP.Lào Cai đã rà soát camera trên địa bàn và phát hiện 7 xe máy do nhiều thanh niên điều khiển với tốc độ cao, lạng lách đánh võng, đi ngược chiều trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, thuộc địa bàn các phường: Bắc Cường, Nam Cường, Bình Minh.Nhận thấy đây là hành vi có dấu hiệu phạm vào tội gây rối trật tự công cộng, Công an TP.Lào Cai đã tập trung chỉ đạo các đội nghiệp vụ, công an các phường nhanh chóng làm rõ vụ việc.Ngày 12.2, Công an TP.Lào Cai đã triệu tập 13 nghi phạm liên quan vụ tai nạn giao thông đến làm việc. Trong đó, Công an TP.Lào Cai xác định Nông Khánh Lượng (19 tuổi, trú tại tổ 17, P.Bắc Cường, TP.Lào Cai) là nghi phạm cầm đầu.Tại cơ quan công an, Nông Khánh Lượng bước đầu khai nhận, do mâu thuẫn bộc phát giữa Lượng với T.H.H nên đêm 8.2, rạng sáng 9.2, nghi phạm này cùng với 12 thanh niên khác đã hẹn T.H.H gặp nhau để giải quyêt mâu thuẫn. Sau đó, T.H.H cùng 2 người khác là H.L.A.H và B.M.T đi cùng một xe máy đến đầu đường Võ Nguyên Giáp (P.Bắc Cường, TP.Lào Cai) gặp nhóm của Nông Khánh Lượng.Khi cả ba đến "điểm hẹn" thì bị nhóm của Nông Khánh Lượng ném vỏ chai bia về phía xe nên T.H.H. đã tăng ga bỏ chạy. Nông Khánh Lượng cùng với 12 đối tượng đi trên 6 xe mô tô đuổi theo trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tốc độ rất cao. Khi đến khu vực trước cửa số nhà 227 đường Võ Nguyên Giáp, xe của T.H.H bị mất lái lao lên vỉa hè đâm vào gốc cây.Trong vụ việc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Lào Cai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng và giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 13 đối tượng trên để điều tra, làm rõ.
Mẹ là công nhân 20 năm chỉ mong con thi đậu lớp 10
Ngày 4.1.2025, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt phá đường dây lừa đảo bằng hình thức đầu tư tiền ảo đa cấp, bắt giữ Trần Minh Quang (41 tuổi, nghi phạm cầm đầu), Nguyễn Trung Nam (42 tuổi), Lương Hoài Nam (39 tuổi, đều ở Đồng Nai) và Nguyễn Xuân Toàn (32 tuổi, ở Bình Thuận).Theo điều tra ban đầu, Trần Minh Quang, Nguyễn Trung Nam, Lương Hoài Nam và Nguyễn Xuân Toàn đã lập website tiền ảo, đặt tên đồng tiền ảo là "BINCOIN".Trên website này, Quang cùng đồng bọn viết bài giới thiệu và cắm mốc vị trí công ty trên Google Maps tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) nhằm lừa người chơi đây là dự án tiền ảo của tổ chức đầu tư nước ngoài.Sau đó, nhóm người trên tuyển chọn cộng tác viên kêu gọi người chơi nạp tiền tham gia đầu tư tiền ảo. Ngoài ra, các nghi phạm còn tổ chức nhiều buổi hội thảo trực tiếp đặt tên là: "Đón đầu xu hướng khai thác mới ứng dụng công nghệ AI"; "Offline chia sẻ cơ hội"… để dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc, trong đó có Đồng Nai.Bước đầu, cơ quan công an xác định đường dây này đã chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng của hơn 200 nạn nhân. Vụ án đang được điều tra mở rộng, đề nghị ai là bị hại trong các vụ lừa đảo trên đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai để trình báo.