Độc lạ cái tên 'có một không hai' của chàng trai gen Z
Thị trường ô tô tại Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, kéo theo nhu cầu cá nhân hoá phương tiện ngày càng phổ biến. Người dùng sau khi mua ô tô thường đầu tư vào nhiều hạng mục như nâng cấp âm thanh xe hơi, lắp đặt camera hành trình, thay đổi màn hình Android, nâng cấp đèn ô tô hay trang bị cảm biến áp suất lốp để vừa nâng cao trải nghiệm lái xe. Qua đó, thị trường phụ kiện ô tô phát triển bùng nổ, thu hút hàng loạt nhà phân phối trong và ngoài nước, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh.Tiềm năng to lớn của ngành phụ kiện ô tô khá rõ nét nhưng hiện vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Cho đến nay, ngành này vẫn chưa có một hiệp hội chính thức, đóng vai trò cầu nối để tập hợp, thúc đẩy và định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành. Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên khiến việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chuẩn hoá quy trình lắp đặt chưa được đồng bộ, qua đó chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.Tại TP.HCM, một số hội phụ kiện ô tô được thành lập để gắn kết các thương hiệu, nhà phân phối lớn nhỏ trong ngành. Tuy nhiên, quy mô và phạm vi hoạt động còn hạn chế và chưa có nhiều tiếng nói. Do đó, định hướng thành lập một hiệp hội là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường phụ kiện ô tô hiện nay.Trao đổi cùng PV Thanh Niên, anh Đặng Khoa Vũ, CEO thương hiệu AUTOBIS, chia sẻ: "Thị trường phụ kiện, đồ chơi ô tô đang phát triển mạnh và sự ra đời của một Hiệp hội sẽ giúp đặt ra quy chuẩn mới về chất lượng hàng hoá, sản phẩm cũng như đáp ứng quy trình lắp đặt chuẩn, giúp nâng cao uy tín đơn vị và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng". Quan trọng hơn, khi có một đơn vị đại diện, các bên liên quan sẽ dễ dàng hợp tác để triển khai các chương trình đào tạo, tọa đàm, hội thảo, mang lại lợi ích chung cho toàn ngành.Theo anh Nguyễn Công Huân, đại diện Công ty Earth Việt Nam chia sẻ việc có một hiệp hội sẽ giúp các doanh nghiệp, đơn vị dễ dàng chia sẻ, kết nối, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và giúp duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành.Nếu thành lập và vận hành hiệu quả, hiệp hội phụ kiện, đồ chơi ô tô sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp, củng cố niềm tin người dùng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Đồng thời, mô hình này còn xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, mang lại lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp.Việt Nam đón trung thu khác các nước như thế nào?
Chiều 12.2, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nhiều người đi xe máy té la liệt trên đường Cộng Hòa, đoạn gần đường Út Tịch, cầu vượt Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình, TP.HCM). Theo hình ảnh được chia sẻ, nhiều người đi xe máy bị té đang dựng xe đứng dậy trên đoạn đường bị đổ nhớt. Anh Trần Quốc Anh, người chứng kiến sự việc cho biết, có từ 40 - 50 xe máy bị té trên đoạn đường này. Anh liền đuổi theo chiếc xe ô tô khách để báo xe dừng lại. Khi đó, tài xế xe khách mới biết xe mình đang bị chảy nhớt. Anh Quốc Anh cũng gọi báo cơ quan chức năng đến xử lý.Được biết, sự việc xảy ra lúc 15 giờ 20 phút trên đường Cộng Hòa, nhớt từ chiếc xe ô tô khách đổ trên đường tạo thành vệt dài khoảng 200 m. Thời điểm này, thiếu tá Trương Thanh Toàn, cán bộ Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) đang tuần tra kiểm soát trên địa bàn theo phân công của Ban chỉ huy đội thì phát hiện sự việc.Người dân chứng kiến sự việc cho hay, một vài người đi xe máy đã bị té, xây xát nhẹ nên tự đứng dậy di chuyển ngay sau đó.Lập tức, thiếu tá Trương Thanh Toàn đã báo về Ban chỉ huy Đội CSGT Tân Sơn Nhất để nắm tình hình. Đồng thời, thiếu tá Nguyễn Quốc Bảo và đại úy Vũ Đức Thành (cùng thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất) nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp tìm nhánh cây rải trên khu vực đổ nhớt, cảnh báo nguy hiểm và điều tiết giao thông để người đi xe máy tạm thời tránh khu vực trên. Trong thời gian này, thiếu tá Toàn cũng liên hệ cửa hàng vật liệu xây dựng gần đó để mua cát, nhờ giao gấp đến hiện trường để xử lý, tránh trơn trượt cho các phương tiện lưu thông trên đường. Đến khoảng 16 giờ, vết nhớt dài đổ trên đường được xử lý xong, xe cộ đi lại an toàn, tránh ùn tắc ngay trước giờ cao điểm buổi chiều.
Bác sĩ bệnh viện FV trả lời - Câu trả lời, giải đáp thắc mắc
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Mở đầu chương trình, Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Sarah Hooper cho biết Hương vị Úc 2025 sẽ diễn ra vào tháng 3 và tháng 4. Đây là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh nước Úc như một quốc gia sáng tạo, đổi mới, đồng thời giới thiệu chất lượng vượt trội của các sản phẩm ẩm thực Úc và thúc đẩy hợp tác giữa ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam-Úc.Theo bà Hooper, Hương vị Úc năm nay có ý nghĩa đặc biệt khi đánh dấu một năm kể từ thời điểm Việt Nam và Úc ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, khẳng định cam kết mở rộng hợp tác song phương trong thương mại, đầu tư và văn hóa.Bà Hooper cho biết thương mại hai chiều Việt Nam-Úc trong năm 2024 đạt hơn 22 tỉ AUD. Hai nước đã chứng kiến sự tăng trưởng tuyệt vời, đặc biệt trong hoạt động Úc xuất khẩu thực phẩm, sợi và lâm nghiệp sang Việt Nam và luồng thương mại từ Việt Nam sang Úc.Hương vị Úc 2025 thể hiện rõ tinh thần này bằng cách mang đến cơ hội để người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam trải nghiệm những sản phẩm nông sản và ẩm thực hàng đầu của Úc.Năm nay, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa, Quán quân MasterChef Vietnam 2013, đảm nhận cương vị Gương mặt Đại diện chương trình. Trong vai trò này, bếp trưởng tham gia buổi ra mắt truyền thông hôm 11.3, và đảm nhận vị trí trưởng ban giám khảo cuộc thi nấu ăn hôm 12.4.Cuộc thi là sân chơi dành cho các học viên ngành bếp từ các trường dạy nghề tại TP.HCM, tạo điều kiện cho họ thể hiện kỹ năng và sự sáng tạo với các nguyên liệu cao cấp từ Úc. Người chiến thắng sẽ nhận được cơ hội đào tạo và thực tập từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.Tổng lãnh sự Hooper khẳng định đào tạo, kỹ năng và giáo dục vô cùng quan trọng trong quan hệ đối tác Việt Nam - Úc. "Hơn 100.000 người Việt Nam có bằng cấp của Úc và rất nhiều ngành công nghiệp dịch vụ khách sạn tại Việt Nam có nền tảng vững chắc sau khi được đào tạo ở Úc", theo bà. Vì thế cuộc thi nấu ăn cũng là cơ hội cho thấy mức độ ảnh hưởng của công tác đào tạo trong mảng ẩm thực.Về phần mình, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa chia sẻ ông rất vinh dự khi trở thành đại diện của Hương vị Úc 2025. Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu những nguyên liệu Úc chất lượng cao đến với thực khách Việt Nam và truyền cảm hứng cho thế hệ đầu bếp trẻ.Chương trình năm nay bao gồm nhiều sự kiện sôi động, từ chương trình quảng bá ẩm thực tại các nhà hàng, cuộc thi nấu ăn, triển lãm thương mại - tiêu dùng, đến Đêm tiệc Gala, tất cả đều nhằm đưa hương vị Úc đến với thực khách Việt Nam.Đặc biệt, Hương vị Úc 2025 hợp tác cùng 29 nhà hàng hàng đầu tại TP.HCM để giới thiệu chất lượng của nông sản, trái cây tươi và các sản phẩm Úc hiện có trên thị trường Việt Nam.Để lấy được vé, từ 13.3 đến 6.4, những người mê ẩm thực Việt-Úc khi đến dùng bữa tại các nhà hàng đối tác sẽ được đóng dấu tem vào thẻ chương trình. Việc thu thập đủ 5 dấu tem ở các nhà hàng khác nhau, họ sẽ có cơ hội nhận vé miễn phí tham dự Đêm Gala Hương vị Úc hôm 12.4.Tổng lãnh sự Úc khuyến khích những người quan tâm nhanh chóng tham gia để có cơ hội đoạt được vé mời với số lượng giới hạn.Cũng vào ngày 12.4, một trong những điểm nhất của chương trình sẽ được thể hiện qua cuộc triển lãm thương mại-tiêu dùng sôi động và mở cửa miễn phí tại khách sạn The Reverie Saigon.Danh sách các nhà hàng có thể thu thập tem được đăng trên trang Facebook của chương trình (https://www.facebook.com/tasteofaustralia.vn).Hương vị Úc được ưa chuộng ở Việt NamHương vị Úc tiếp tục được chào đón trên khắp Việt Nam. Theo số liệu của Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM, trong các năm gần đây, chương trình đã đón nhận gần 10.000 đơn vị tham gia tại hơn 85 sự kiện chính thức, bên cạnh các chương trình khuyến mãi của hơn 150 đối tác nhà hàng và nhà bán lẻ. Chương trình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của hơn 350 đối tác, nhà cung cấp, và nhà tài trợ trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ở cả Việt Nam và Úc.
Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam: Xuất hiện nhiều trọng tài chuyên nghiệp
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.