Úc gây dựng liên kết mới
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.Tình bạn giữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh và mục sư Martin Luther King Jr.
Với lợi thế giành chiến thắng 2-1 trên sân nhà Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tự tin đến sân nhà của đội tuyển Thái Lan đấu trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ ngày 5.1 với mục tiêu bảo vệ thành quả đã đạt được. Sở hữu "chân sút ngoại hạng" Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam trở nên đáng gờm khiến "voi chiến' phải e dè, không áp đặt được lối chơi lên đối thủ như nhiều lần chạm trán trước đó và phải nhận thất bại ở chung kết lượt đi. Người hâm mộ Việt Nam kỳ vọng Nguyễn Xuân Son cùng các đồng đội tiếp tục phát huy tinh thần thi đấu "rực lửa" để giữ vững thành quả. Tuy thua đội tuyển Việt Nam 1-2 nhưng đội tuyển Thái Lan vẫn cho thấy bản lĩnh của nhà đương kim vô địch. Bị dồn ép nhưng "voi chiến" vẫn có bàn thắng thu ngắn cách biệt xuống 1-2. Đây là cách biệt không lớn giúp đội tuyển Thái Lan đặt niềm tin có thể san bằng cách biệt khi trở về sân nhà. Theo dự đoán của độc giả Báo Thanh Niên, 59% tin vào chiến thắng cho Nguyễn Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam ở chung kết lượt về ngay trên sân của đội tuyển Thái Lan. 33% dự đoán kết quả hòa và chỉ 8% nghĩ rằng đội tuyển Việt Nam sẽ thua Thái Lan. Trong khi đó nhiều HLV, chuyên gia bóng đá dự đoán thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ cầm chân được đội tuyển Thái Lan khi tái đấu ở lượt về để lên ngôi vô địch. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Dự đoán kết quả trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: đội tuyển Việt Nam hòa đội tuyển Thái Lan 1-1. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Outfit đời thường cùng bộ trang sức hơn 3 tỷ đồng của Lisa (BlackPink)
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
Ông T. là nhân vật trong bài viết: Người đàn ông biệt tích ngày giáp tết ở TP.HCM: Gia đình 'cầu cứu' dân mạng, được đăng trên Báo Thanh Niên mới đây. Gia đình vừa thông báo đã tìm thấy ông sát tết đầy may mắn.Chia sẻ với Thanh Niên, anh Huỳnh Hoàng Tú (30 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) là cháu của ông T. cho biết rạng sáng nay 23.1, cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cậu anh đã an toàn về với gia đình sau hơn 1 tuần không rõ tung tích.Anh Tú cho biết ông T. được người tốt tìm thấy ở Quốc lộ 50 đoạn giáp Bình Chánh - Long An. Nhờ sự giúp đỡ, ông T. được chở về tận nhà. "Cả nhà ai cũng vỡ òa vui mừng, vậy là năm nay gia đình được đón tết trọn vẹn rồi. May mắn sức khỏe cậu vẫn ổn", người cháu chia sẻ thêm.Gia đình gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người trong khoảng thời gian khó khăn vừa qua. Trước đó người nhà cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 15.1, ông T. rời khỏi nhà ở xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) rồi sau đó không rõ tung tích.Khi đi, người đàn ông mặc áo xám, quần đùi xám trắng và đi xe đạp cũ màu vàng đồng. "Cậu tôi trải qua 2 lần bị tai biến nên sức khỏe không tốt, tinh thần không được minh mẫn", anh Tú chia sẻ thời điểm đó.Gia đình xác nhận thông tin ngày 16.1, ông Tính đến khu Trung Sơn (H.Bình Chánh) nhưng không có xe đạp mà đi bộ. Đây là lần đầu tiên người đàn ông mất liên lạc với gia đình lâu như vậy nên cả nhà đều sốt ruột. Người thân đang làm mọi cách để tìm người đàn ông và đến nay nhận được tin mừng.
Trận chiến pháp lý về cuộc chiến Hamas - Israel
Tuần đầu của Tháng Thanh niên (từ ngày 4.3 đến ngày 9.3), các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 175 công trình như xây dựng bản đồ số, số hoá các tài liệu, hiện vật, thông tin địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ với trị giá gần 2 tỉ đồng. Ngoài ra cũng đã tổ chức được 4.525 hoạt động tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Đoàn nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn.Cũng trong tuần đầu tiên, Đoàn thanh niên cả nước đã vận động kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 868 căn nhà với 25.885 ngày công của đoàn viên, thanh niên tham gia, tổng giá trị hỗ trợ hơn 14,8 tỉ đồng góp phần chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát. Nội dung trọng tâm của Tháng Thanh niên là cụ thể hóa Chương trình hành động của T.Ư Đoàn thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cấp bộ Đoàn, Hội trong cả nước đã duy trì và triển khai mới 4.650 đội hình thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức 4.366 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho 620.692 người dân.Thanh niên cũng đã thực hiện 7.428 hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; 8.743 hoạt bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; 6.349 hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội. Các cấp bộ Đoàn đã duy trì và triển khai mới 1.046 tuyến đường "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn" với sự tham gia tích cực thanh niên; thực hiện 303 km công trình "Thắp sáng đường thôn", sửa chữa 205 km đường giao thông nông thôn, sửa chữa và xây mới 56 nhà văn hóa, trồng mới hơn 660.000 cây xanh… Anh Nguyễn Kim Quy, Trưởng Ban Mặt trận thanh niên T.Ư Đoàn - đơn vị thường trực Tháng Thanh niên năm 2025 cho biết: "Sau 1 tuần triển khai các nội dung của Tháng Thanh niên, đã có nhiều chỉ tiêu đạt tỷ lệ hoàn thành cao (điển hình như các chỉ tiêu liên quan đến các phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước trong năm 2025, phong trào "Bình dân học vụ số"… đều đạt trên 60%); các hoạt động thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia, các nguồn lực được huy động có giá trị lớn, đã xác định được đúng các trọng tâm, trọng điểm, các vấn đề khó tại địa phương, đơn vị để tổ chức hoạt động, điều đó cho thấy sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức các chương trình, hoạt động của các cấp bộ Đoàn".Anh Quy cũng cho biết thêm sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc trong công tác triển khai thực hiện các mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện, tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong triển khai các hoạt động của Tháng Thanh niên.