$665
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của êuro. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ êuro.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của êuro. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ êuro.Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn. ️
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn ️
Những ngày qua, đoạn clip cô gái hát Cô đôi thượng ngàn được lan truyền trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm của nhiều người. Được biết đây là màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh trên sân khấu đêm công diễn 5 của Chị đẹp đạp gió. Theo ghi nhận, đến 13.1, ca khúc đã nhận về hơn 300.000 lượt xem, đứng thứ 7 top trending trên nền tảng YouTube hạng mục âm nhạc. Đây được xem là thành công của Kiều Anh khi mang những yếu tố đậm tính truyền thống lên sân khấu để lan tỏa đến người trẻ. Nguyễn Kiều Anh sinh năm 1994, tại Hà Nội. Cô là thế hệ thứ 7 trong gia đình có truyền thống về ca trù. Ngay từ nhỏ, “chị đẹp” đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, từng tham gia Vietnam Got Talent 2012, Giọng hát Việt 2015…Nguyễn Kiều Anh chia sẻ đây là lần thứ 3 hóa thân thành Cô đôi thượng ngàn trên sân khấu. Khi nhận được thử thách tại Chị đẹp đạp gió, người đẹp đã đặt quyết tâm mang văn hóa truyền thống đến giới trẻ. Từ mục tiêu đó, giọng ca 9X “chơi lớn”, nhờ nhạc sĩ Hồ Hoài Anh viết thêm một ca khúc mới là Phong nữ để kết hợp cùng Cô đôi thượng ngàn, mang đến màu sắc trẻ trung nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng. Kiều Anh còn chứng tỏ sự đa tài của mình khi trổ tài đánh trống, múa mồi, chơi đàn nguyệt… trên sân khấu. Chia sẻ về tiết mục này, Nguyễn Kiều Anh cho biết cô đã có một quãng thời gian thử thách nhớ đời, vì phần khai triển ý tưởng có quá nhiều điều mới mẻ. Cô từng trăn trở không biết liệu rằng có an toàn khi mang quá nhiều thứ vào một tiết mục 6 phút trong khi thời gian chuẩn bị chỉ có hơn 10 ngày. Từ việc đặt sáng tác mới, muốn bản phối điện tử cho tiết mục có yếu tố dân gian, chơi đàn nguyệt, múa mồi, đánh trống, hát chầu văn… đòi hỏi sự tập trung cao. Tuy nhiên, chị đẹp 31 tuổi vẫn đặt quyết tâm “đã làm thì cho tới nơi tới chốn”. Màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh nhận nhiều lời khen từ các nghệ sĩ. Mỹ Linh nói đây không thể coi là một tiết mục đi thi, mà trở thành một bữa tiệc đàn em chiêu đãi khán giả. Trong khi đó, Thu Phương nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng đàn em tại Giọng hát Việt 2015. Thời điểm đó, ca sĩ Chưa bao giờ đã khẳng định giọng hát của ca nương không phải để mang đi thi mà “vốn đã là nghệ sĩ từ lâu rồi”. Sau khi tiết mục gây sốt, Nguyễn Kiều Anh cảm thấy trân trọng và tự hào khi được gọi với danh xưng “ca nương”. Cô cảm thấy hạnh phúc vì thời gian gần đây khán giả ngày càng thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống. “Sinh ra từ cái nôi dân gian, đây không chỉ là ước mơ của tôi, mà còn là giấc mơ của rất nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã và đang cần mẫn gìn giữ các giá trị văn hóa tưởng chừng như có những thời điểm đã mai một”, người đẹp bộc bạch. Nguyễn Kiều Anh tin rằng “giới trẻ bây giờ rất ý thức về tình yêu nước” và “tình yêu nước sẽ lan tỏa sang tình yêu văn hóa nguồn cội”. Người đẹp cũng tự hào khi các nghệ sĩ giải trí khai thác tốt chất liệu dân gian để đưa vào tác phẩm. “Họ khiến khán giả không chỉ ủng hộ tiết mục vì tình yêu dân tộc và còn vì khán giả thấy tác phẩm hay thật sự”, cô nói. Nguyễn Kiều Anh cảm thấy may mắn khi những yếu tố văn hóa truyền thống được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là qua các chương trình truyền hình như Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió. Là một người sinh ra và lớn lên với những làn điệu dân gian, người đẹp cũng mong muốn được góp một chút sức nhỏ vào việc đưa văn hóa Việt đến gần hơn với tệp khán giả trẻ qua những sản phẩm như thế. ️