Vụ Trường quốc tế AISVN: Sở GD-ĐT nêu quan điểm việc lập tài khoản, trả lương giáo viên
Ngày 24.1, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết đã có báo cáo kết quả khảo sát lần 2 về việc thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần; nghỉ thứ bảy và chủ nhật đối với cấp học THCS, THPT và GDTX trên địa bàn.Theo kết quả khảo sát lần 2, đối với cấp THPT, GDTX; ý kiến cán bộ quản lý đồng ý thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật là 97,35%; nhân viên 99,08%; giáo viên 90,51%; phụ huynh 83,9% và học sinh 82,87%.Đối với cấp THCS, cán bộ quản lý đồng ý 100%; nhân viên 97,54; giáo viên 92,39%; phụ huynh 71,204% và học sinh 73,612%.Trước đó, từ ngày 23 - 27.12.2024, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến về việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày và sắp xếp nghỉ ngày thứ bảy trong tuần đối với học sinh cấp THCS, THPT, GDTX đến toàn thể cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh trên toàn tỉnh.Theo kết quả khảo sát, phương án nghỉ ngày thứ bảy đã nhận được sự đồng thuận cao của đối tượng khảo sát. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành GD-ĐT và các địa phương tổ chức khảo sát ý kiến về chủ trương này trước khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29/2024. Do đó, kết quả khảo sát lần thứ nhất không còn phù hợp.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, với kết quả khảo sát lần 2, sở đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép ngành GD-ĐT được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần; nghỉ thứ bảy, chủ nhật đối với cấp học THCS, THPT và GDTX trên địa bàn tỉnh từ học kỳ II năm học 2024-2025.Israel chính thức bơm nước vào đường hầm Hamas, từ chối rút quân
Trong khoảng thời gian đó, những trẻ khác ùa chạy đi trốn, nấp đâu đó càng kín càng tốt. Khi đọc đến con số 100 thì trẻ mở mắt ra và bắt đầu đi tìm bạn, ai bị phát hiện đầu tiên là bị thua. Đếm đủ con số như thế, lâu lắm, có trẻ láu cá đọc tắt cho nhanh để khi mình mở mắt ra thì các bạn vẫn chưa kịp trốn. Câu đó như sau: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Thời nhỏ, tôi đã chơi trốn - tìm và nay con tôi cùng trẻ con hàng xóm cũng thế. Năm tháng đi qua, mãi hơn 60 năm sau, nhờ đọc Phan Khôi di cảo - bản thảo chưa đầy đủ (NXB Trí Thức - 2021) do các con của cha đẻ Tình già biên soạn, tôi mới biết chi tiết này: "Trẻ con ta có trò chơi đánh chắt. Dùng những que tre mà đánh, là đánh chắt que; dùng những hòn sỏi mà đánh, là đánh chắt chuyền. Đây không nói cách đánh như thế nào, chỉ nói khi đánh xong một bàn, đếm những que tre hay hòn sỏi đã chiếm được để định ăn thua, thì trẻ con ở Trung và ở Bắc đếm có khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ rất lạ. Trẻ con ở miền Trung đếm: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Trẻ con ở miền Bắc đếm: "Một chắt, hai choi, ba chòi, chín chủ, chẵn chục" (tr.216-217).Trò chơi này, sở dĩ gọi chắt/đánh chắt bởi bản thân chắt/hòn chắt có nghĩa là "hòn nhỏ nhỏ như viên đạn" (Đại Nam quấc âm tự vị, 1895), "Một trò chơi của trẻ con, một tay vừa nhặt vừa tung vừa hứng" (Việt Nam tự điển, 1931); hiện nay tên gọi phổ biến là "chuyền thẻ", có nơi còn gọi "đánh nẻ".Rõ ràng, cách đọc tắt trong trò chơi trốn - tìm đã có từ xưa lắm, ít ra đã có trước năm 1958 là năm ông Phan Khôi viết bài này. Ở đây, khi xét về chữ nghĩa ta thấy gì? Muốn thấy gì, trước hết cần phải tìm hiểu nghĩa của các từ đó."Một đôi" thì dễ hiểu rồi, không cần dài dòng gì thêm. "Hai đắn" thì "đắn" là gì? Tự bản thân từ này không có nghĩa, phải đi chung với từ khác, chẳng hạn Truyện Kiều có câu: "Đắn đo cân sắc cân tài/Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Kể ra cái lối "mua người" ngày xưa cũng lạ, chẳng những cô ấy có nhan sắc mà còn phải biết "cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm" thì càng cao giá.Còn "ba thìn" thì sao? "Thìn" là từ Việt cổ có nghĩa là "sửa sang, răn, giữ", theo Đại Nam quấc âm tự vị (1895), chẳng hạn Thiên Nam ngữ lục có câu: "Thìn lòng tích đức tu nhân/Bụt trời đã biết, quỷ thần đã hay". Về tâm lý con người, không phải bây giờ mà hàng trăm năm trước, cụ Nguyễn Trãi đã nhìn ra:Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền,Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn.Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên."Nhẫn" nghĩa là đến, cho đến. Chí lý thật, có lúc nghe tiếng sáo, tiếng đàn (quản huyền) trong không gian, cảnh vật mà mình yêu thích ắt khó giữ lòng mà xao động, xao xuyến, rồi cảm thấy tiếc xuân xanh đã qua. Đã qua thời tuổi trẻ. Chỉ còn là cảm xúc bùi ngùi. Sực nghĩ, "Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn" của Thế Lữ cũng là lúc nghe Tiếng sáo Thiên Thai nên khiến "Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn" là vậy.Rồi, "chín chăn" nghĩa là gì?Ta thử đặt giả thuyết từ "một đôi" là 2, "hai đắn" là 4, ắt "ba thìn" là 6, vậy "chín chăn" cũng nằm trong cách tính này? Không, "chín chăn" trong ngữ cảnh này chính là chẵn/chín chẵn, do cách phát âm nhanh nên đã lướt bỏ dấu ngã trở thành "chăn". Chẵn là trọn, đủ, không lẻ, không thừa, không thiếu, đủ cặp, không so le, còn có cách nói chẵn chòi, chẵn bon. "Chín chăn" xác định, quả quyết chính xác là 9. Suy luận này hợp lý bởi kết thúc câu này là "chẵn chục" tức là 10. Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, "chục" là tiếng Việt chuyển gốc Hán-Việt: "Chục: số vật mười món, hoặc có hơn (tùy vùng) < thốc (sum họp, một bụi - giọng Quảng Đông: chục)". Ca dao có câu: Bảy với ba, anh kêu rằng một chụcTam tứ lục, anh tính cửu chươngBảy cộng ba đúng là 10, là chục. Cách gọi "chẵn chục" đến nay vẫn còn phổ biến, còn gọi chục trơn, chục chẵn. Dù biết chắc là vậy nhưng chắc gì chục là 10?Ta có thể kiểm chứng trong đời thường lẫn tác phẩm văn học, chẳng hạn, khi viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nhà văn Nguyễn Hiến Lê có kể khi đến "Tân An, một châu thành nằm ở ven Đồng Tháp", lúc đi chỗ ăn sáng: "Anh Bình nhất định lựa tiệm ở gần chợ vì anh vốn ưa cảnh náo nhiệt, thích nhìn người ta đi lại, mua bán. Anh mua một trái dưa hấu và một chục quít, ngạc nhiên lắm khi thấy cô hàng đếm cho anh mười hai trái. Anh cầm hai trái trả lại: "- Cô đưa thừa cho tôi. Tôi mua có một chục thôi mà". Cô hàng nghe giọng là lạ của anh, mỉm cười, đẩy hai trái quít về phía anh: "- Thầy mua một chục thì tôi đếm một chục đó". Anh Bình chẳng hiểu gì cả, tôi phải giảng: "- Ở miền này trái cây như quít, mận thì một chục là mười hai trái. Có tỉnh một chục mười bốn hay mười sáu kia". "- Lạ nhỉ! Một chục mười sáu trái. Thế thì có ông thánh hiểu".Chi tiết này đã phản ánh tính cách rộng rãi, hào phóng của người miền Nam. Anh Bình ngạc nhiên là phải bởi anh từ ngoài Bắc vào, không sinh sống nơi này.Với các phân tích, dẫn chứng vừa nêu, tóm lại, ta vẫn không hiểu rõ nghĩa các từ liên quan đến số đếm trong trò chơi của con trẻ ngày xưa. Không những thế, ta còn còn ngắc ngứ với bài đồng dao này: "Mồng một lưỡi trai/Mồng hai lá lúa/Mồng ba câu liêm/Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/Mười rằm trăng náu/Mười sáu trăng treo/Mười bảy sảy giường chiếu/Mười tám rám trấu/Mười chín đụn dịn/Hăm mươi giấc tốt/Hăm mốt nửa đêm…". Với câu "Mười chín đụn địn", có bản ghi "đụn dịn". Bài đồng dao này mô tả hình thù mặt trăng qua các ngày, đại khái, đêm 17 trăng lên vào lúc người ta "sảy giường chiếu" là chuẩn bị ngủ, đêm 18 trăng mọc là lúc lửa ủ trong bếp đã "rám trấu"... Thế, đêm 19 "đụn địn/đụn dịn" thì hiểu thế nào đây?Chịu. Từ "chịu" này, ta lặp lại một lần nữa khi nghe đến từ "đí địn". Trong tập sách Người Việt nói tiếng Việt (NXB TH TP.HCM - 2023), nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thọ cho biết văn cảnh xuất hiện của từ này: "Chuyện rằng có một chị vợ cực đoảng. Một hôm anh chồng bắt được một con ba ba, giao cho vợ làm bếp rồi đi làm đồng, bụng chắc mẩm chiều về có mồi ngon sẽ rủ bạn lai rai vài xị đế. Chị vợ thả con ba ba vào nồi, bỏ thêm vào đó vài ngọn rau mùng tơi rồi bắc lên nấu trên bếp củi. Trong khi chị lúi húi vo gạo thì con ba ba thấy nước nóng lên, nó bèn bò ra khỏi nồi rồi đi mất. Chị vợ đoảng vo gạo xong, mở vung nồi canh xem thử. Chị ta lấy đũa khoắng, nhận ra rau mùng tơi vẫn chưa kịp chín, nhưng ba ba đâu thì chẳng thấy. Chị ta cứ bần thần ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đi đến kết luận: "Mùng tơi chưa chín, đí địn đã tan".Dám nói rằng, những từ vừa nêu ra chẳng ai có thể giải thích nổi nghĩa của nó. Riêng cách nói về số đếm trong trò chơi đánh chắt, ta còn thắc mắc vì sao ở miền Trung, từ "3/ba thìn" lại nhảy qua "9/chín chăn", cũng như ở miền Bắc từ "3/ba chòi" lại vọt đến "9/chín chủ"? Cách nói này hoàn toàn không ngẫu nhiên mà đã vận dụng, phổ biến trong tục ngữ, ca dao, thí dụ: "Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu", "Ba bể chín châu", "Ba bị chín quai mười hai con mắt"… Ông Phan Khôi thừa nhận: "Tôi nghĩ mãi mà không hiểu". Rồi ông nêu ý kiến: "Hoặc giả câu trẻ con nói đó có cái lý gì sâu kín về số học hay toán học mà mình không biết. Còn như bảo thứ đó trẻ con bạ đâu nói đấy, hơi đâu mà tìm hiểu cho mệt trí, thì tôi không dám" (SĐD, tr.217).Bạn cũng nghĩ thế chăng?Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Và xét ra trong ngày xuân ngày tết, chúng ta cùng bàn về vài từ "bí hiểm" đâu phải không có ích khi cùng tìm về tiếng Việt.
Bayern Munich chính thức ra giá ‘khủng’ cho Harry Kane
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Tại thị trường miền Bắc, heo hơi tăng 1.000 đồng/kg tại Hưng Yên, Phú Thọ và hầu hết các tỉnh thành trong khu vực giao dịch ở mức 64.000 - 65.000 đồng/kg.
Huawei ra mắt máy tính bảng MatePad 11,5 inch
Một đĩa nhạc tạo nhiều cảm hứng cho khán giả lẫn người trong nghề mà chẳng cần truyền thông gì nhiều, chẳng cần những top trending, seeding… thường thấy vẫn chinh phục người nghe bằng chính tinh thần của âm nhạc. Rất hiếm sản phẩm âm nhạc làm được như Nụ cười, để người ta phải nhắc đến nó thật lâu, tận những ngày Tết Nguyên đán 2025.Nếu nàng Remedios - người đẹp trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez là một tuyệt thế giai nhân thì "sắc đẹp" của Nguyên Thảo chính là giọng hát lộng lẫy có một không hai cùng một tư duy xử lý bài hát vô cùng tinh tế. Và điều đáng buồn là Remedios - người đẹp thì không thuộc về thế giới thực tại (trong tiểu thuyết vĩ đại) còn Nguyên Thảo lại chẳng thuộc về showbiz Việt nên một người thì bay lên trời còn một người thì… ở ẩn nhiều năm qua! Nụ cười được "cộp mác" thực hiện trong vòng 16 năm, nhưng có lẽ người trong cuộc và những ai theo dõi hành trình dài đằng đẵng từ Đối thoại với Thượng đế (tên ban đầu của đĩa nhạc) đều hiểu rằng đó là 16 năm giãn cách - không liên tục. Hai năm sau debut album Suối & cỏ (2006), Nguyên Thảo tìm đến nhạc sĩ, nhà sản xuất Võ Thiện Thanh để giới thiệu quyển sách cũng như đề nghị anh hợp tác thực hiện một album dựa trên cảm hứng từ tác phẩm văn học. Võ Thiện Thanh nhanh chóng tìm được đồng cảm với cô và bắt tay ngay vào sáng tác, anh cho ra đời 3 bài hát, lần lượt theo thứ tự là: Sương cỏ, Nhớ em và Dã quỳ. Năm 2011, trong niềm hân hoan về sản phẩm mới, cả hai đã cho một số bạn bè nghe demo và nhận về nhiều sự yêu thích lẫn kỳ vọng. Thậm chí Nguyên Thảo còn ngoại lệ mang hẳn Sương cỏ và Dã quỳ lên trình diễn lần đầu trong chương trình Không gian âm nhạc cuối năm 2011 - Tiếng chuông ngân để giới thiệu cùng khán giả thủ đô Hà Nội…Nhưng rất tiếc, sau đó dự án lại rơi vào thinh không mà chẳng có lời hồi đáp. Nguyên Thảo xuất hiện trong một vài chương trình rồi… lặng lẽ biến mất khỏi showbiz Việt. Đã có những quãng thời gian tạm ngưng dự án quá lâu mà tâm huyết của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh dành cho album gần như chỉ còn là sự nhẫn nại. Anh kiên nhẫn gửi bản phối và chờ đợi Nguyên Thảo hẹn ngày bước vào phòng thu. Sự chờ đợi đó có khi được tính bằng số năm chứ chẳng phải ngày tháng. Bởi ai từng làm việc chung với Nguyên Thảo đều hiểu tính cô - kỹ lưỡng và... vô cùng chậm. Để Thảo học thuộc lời một bài hát, tư duy, tìm cách xử lý bài nhanh nhất cũng phải mất một tháng, với một ca khúc mới hoàn toàn lại càng lâu hơn. Và người nhận sự thách thức đầy kiên nhẫn này không ai khác ngoài Võ Thiện Thanh, bởi với anh - những ca khúc sáng tác cho dự án này, nếu không phải là Nguyên Thảo thể hiện thì sẽ không phải bất kỳ một ai khác, và sẽ mãi cất kho như thời gian qua đã minh chứng.Về sự chậm trễ của đĩa nhạc, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh chia sẻ: "Lúc tôi có thời gian thì Nguyên Thảo lại bận và ngược lại, có lẽ do Thượng đế chưa sắp đặt đủ duyên!". Và 3 ca khúc còn lại của Nụ cười được thực hiện đúng nghĩa của hai chữ "ròng rã" từ đó đến tận năm 2024. Có lẽ cũng chính vì thế mà nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đã chủ ý sắp đặt mạch chuyện của album theo đúng trình tự thời gian của những bản ghi, đúng như những gì anh và ca sĩ đã "đối thoại" cùng nhau thông qua âm nhạc. Ngay cả với Bọn trẻ trên thiên đàng, là một bài hát về nạn bạo hành trẻ em mà anh nhiều lần rất muốn tung ra như một sự chia sẻ sự đồng cảm lẫn bức xúc với xã hội nhưng đành phải "ém" lại chờ Nguyên Thảo. Nụ cười (tên cũ là Nụ cười trên cao) được thu âm vào năm 2023, Thảo thu âm bài hát trong lúc bị cảm, nhưng có lẽ chính vì vậy mà bản ghi âm như được phủ một lớp "trầy xước" để chuyển tải những thông điệp mà người sáng tác cài cắm bên trong bản nhạc soul được xem là nặng ký nhất album, cả về âm nhạc lẫn tinh thần. Sau này, chính Nguyên Thảo đề xuất thu âm lại bài hát trên cũng như những ca khúc đã ghi âm hơn 10 năm nhưng Võ Thiện Thanh nhất quyết dùng những bản thu âm đầu tiên bởi với anh, những bản thu đầu ấy chứa đựng nhiều cảm xúc, những khoảnh khắc lóe sáng, đẹp nhất của giọng hát Nguyên Thảo mà nếu thu lại sẽ không thể nào có được. Chính vì thế, người nghe sẽ cảm thấy giọng hát ca sĩ trong các track này có thể không đồng đều nhưng đó chính là sự trưởng thành, cái đẹp ở sát na thời gian là thứ không bao giờ lặp lại.Ca khúc cuối cùng của đĩa nhạc - Một hôm bỗng nhớ - cũng là bài hát được ghi âm cuối cùng, giữa năm 2024. Album (hay chính xác là mini album) ban đầu chỉ gồm 5 ca khúc, track cuối thực ra là bài bonus bởi nó không được viết cho dự án mà vốn là một ca khúc cũ từng được Nguyên Thảo thể hiện cùng Hoàng Hải, nay được làm lại theo phong cách new age hoàn toàn khác với bản ballad nhiều cao trào trước đó. Nhớ lại cảm giác khi hoàn thành bản thu, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh kể rằng Nguyên Thảo mất cả tháng để ngấm bản phối, khi cô bước chân vào phòng thu, anh thót cả tim như một người "nín thở qua sông", vì sợ cô "lậm" cách hát cũ mà không thể hiện ra chất tối giản của hòa âm mới với tiếng piano mô phỏng như từng tiếng chuông gõ đều. Tuy nhiên, khi Nguyên Thảo hoàn thành bản thu, cũng là lúc Võ Thiện Thanh biết đây chính là bài kết của album và cũng là lúc mà Nụ cười nên được đưa ra ánh sáng, không thể chần chừ thêm nữa! Khi album được công bố thời điểm phát hành, đã có nhiều nghi ngại dành cho Võ Thiện Thanh và Nguyên Thảo. Những nghi ngại không phải là không có căn cứ, như: một album thực hiện đến 16 năm thì sẽ như thế nào? Hay giọng hát của một ca sĩ không còn đi hát nữa sẽ ra sao? Album làm đến 16 năm nhưng có quá ít bài... Tuy nhiên, cả hai vẫn im lặng chờ ngày ra mắt sản phẩm. Nguyên Thảo vẫn không xuất hiện trước công chúng, chẳng có một cuộc họp báo ra mắt đình đám nào, trừ một vài chia sẻ nho nhỏ về âm nhạc của cả hai trên trang cá nhân. Ấy vậy mà người yêu nhạc vẫn xôn xao tìm nghe trên các ứng dụng kỹ thuật số và rủ nhau đặt mua đĩa vật lý. Một cơn sốt nho nhỏ được tạo ra bởi chính âm nhạc, bởi giọng hát Nguyên Thảo và những sáng tác của Võ Thiện Thanh, sự chân phương cuối cùng cũng tìm được đường đến với công chúng đích thực!Khi phát hành album, Nguyên Thảo là người hạnh phúc nhất, cô vui sướng vì "đứa con tinh thần" của mình cuối cùng cũng được ra mắt. Hơn nữa, bấy lâu nay, cảm thấy mình "mắc nợ", "có lỗi" với khán giả nên đây cũng là dịp cô trả ơn người hâm mộ của mình. Phiên bản vật lý, Thảo dành vài trăm bản để gửi tặng bạn bè, người hâm mộ trước khi cả phát hành chính thức. Về phần Võ Thiện Thanh, trong vai trò một nhà sản xuất, anh có lời hồi đáp cho rất nhiều câu hỏi. Trong đĩa nhạc, anh chủ ý sử dụng duy nhất giọng hát Nguyên Thảo, không song ca, thậm chí chẳng có nhóm bè (ngoại trừ phần bè đuổi của chính chủ trong Nhớ em). Tất cả chỉ để tôn vinh một giọng hát quá đẹp, thánh thiện và trong lành. Ở Nụ cười, Nguyên Thảo được khai thác những gì thuộc về bản ngã của một giọng hát cao nguyên mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một ai khác. Về âm nhạc, Võ Thiện Thanh đã chứng tỏ được giá trị của những ca khúc hay không nằm ở việc phát hành nó ở thời điểm nào và đã "tốt" thì đương nhiên "hay", không lệ thuộc vào cách làm nhạc bằng live band hay sequencer/programing. Mặt khác, theo quan điểm của anh, âm nhạc "hay" vì cảm xúc mà nó mang lại chứ không phải vì ở trên định dạng nào. Chính vì chẳng câu nệ mà anh và Nguyên Thảo đã phát hành trên tất cả các nền tảng số (kể cả miễn phí như YouTube) trước cả bản vật lý để Nụ cười được gần gũi với công chúng hơn.Đĩa nhạc có 6 ca khúc, tuy nhiên có lẽ món ăn ngon là món ăn không nhiều để khiến thực khách còn thòm thèm quay trở lại. Võ Thiện Thanh như một bếp trưởng giàu kinh nghiệm đã sử dụng nguồn nguyên liệu thượng hạng (là giọng hát Nguyên Thảo) để tạo nên một bàn tiệc ít món nhưng đặc sắc mà ở Nụ cười, bất kỳ khán giả nào cũng tìm được cho mình một ca khúc yêu thích cũng như đồng cảm với thông điệp trong tác phẩm.