Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh có thêm đối thủ cực mạnh ở đấu trường UMB
Hoạt động bắt đầu từ 17 giờ, với chương trình biểu diễn văn nghệ và giao lưu cùng đoàn phim Song Lang của đạo diễn Leon Quang Lê; sau đó chiếu phim - khoảng 20 giờ.Trái tim tỏa nắng
Nhiều tiểu thương bán hoa tết ở các chợ hoa TP.HCM thở dài nói rằng năm nay, tình hình buôn bán chậm hơn so với những năm trước. Họ cũng chủ động hạ giá hoa ở mức phù hợp để hút khách mua hơn, mong sớm bán hết về ăn tết cùng gia đình.9 năm bán hoa tết ở một chợ hoa nổi tiếng ở Q.Gò Vấp, chị T., một chủ vườn ở miền Tây tâm sự năm nay, bán "ế thê thảm". Ngồi từ sáng tới chiều 28 tết, chị chỉ mới bán được vài cặp bông vạn thọ, trong khi còn hàng trăm chậu đang chờ khách mua.Chăm bón hoa vất vả để tết mang lên TP.HCM bán, chị T. hạnh phúc vì được đem tết đến mọi người. Ở chợ hoa này bao năm nay, chị có vô số những kỷ niệm cùng khách, đặc biệt là những vị khách dễ thương, năm nào cũng ghé ủng hộ."Có người này cũng có người kia, không ít khách trả giá ở mức quá đáng, mình không chịu thì họ kỳ kèo mãi. Nhiều người đợi tới ngày giao thừa mình bán ế, đòi mua với giá rẻ không thể chấp nhận được dù mình đã giảm giá sâu", chị bày tỏ.Chủ vườn nói rằng có năm bán không hết, chị thà đập chậu bỏ hoa, những năm gần đây thì đem cho chùa chứ nhất quyết không bán rẻ vì sợ tạo tiền lệ xấu. Chị lo lắng nếu bán với mức giá "khó chấp nhận" đó, nhiều người sẽ có thói quen chờ đến ngày cuối cùng để ép giá người bán. Người phụ nữ chia sẻ rằng việc trả giá trong buôn bán là điều bình thường, nếu thuận mua vừa bán thì tốt, còn không cũng chẳng sao. Tuy nhiên, chị hy vọng người mua hiểu được giá trị của từng chậu hoa để có mức trả giá phù hợp vì chị khẳng định từ trước đến giờ, chị chưa bao giờ nói thách với khách."Tình hình buôn bán năm nay tệ quá. Nếu năm nay thất bại, mình cũng nghĩ tới chuyện bỏ nghề", chị thở dài, chia sẻ.Vừa mua hoa chị T. chiều 28 tết, một vị khách cho biết mình là khách quen của chị và hầu như năm nào cũng đến ủng hộ. "Hoa ở đây đẹp, những năm trước chưng được lâu. Thêm nữa là chị bán rất dễ thương.Bản thân mình nghĩ việc trả giá khi mua hoa cũng là điều vui, nhưng trả giá sao cho vui mình mà cũng vui người ta, chứ nếu trả quá sâu, kỳ kèo mãi thì cũng kỳ. Tôi cũng không bao giờ lợi dụng sát giao thừa để ép người bán vì thứ nhất lúc đó hoa không còn quá đẹp, thứ hai là làm vậy cũng tội người bán, họ cũng từ quê lên thành phố để mưu sinh những ngày này, ăn ngủ ngoài đường, xa gia đình…", chị bày tỏ.Chị H., một nhà vườn đến từ Bến Tre cũng có hàng chục năm bán hoa tết ở TP.HCM. Tết năm nay là một năm buôn bán không mấy thuận lợi, nhưng chị nói rằng "còn nước còn tát", cứ đợi đến phút cuối xem tình hình thế nào.Nhiều năm buôn bán, chị gặp nhiều khách khác nhau. "Năm nay, tôi gặp nhiều vị khách dễ thương lắm. Có một khách là cô Việt kiều Mỹ, cũng gần 80 tuổi rồi mà nhìn trẻ lắm, cô mua chậu hoa kiểng giá 1 triệu, nhưng trả giá còn 800.000 đồng. Thấy cô dễ thương nên mình cũng chịu giá. Lúc thanh toán, cô gửi mình 1 triệu, nói còn lại lì xì. Lúc đó, mình bất ngờ mà cũng vui lắm", chị cười kể lại.Có những năm bán đắt, chị H. không phải bán hoa tết tới ngày giao thừa. Nhưng cũng có những năm bán chậm, chị phải ở lại. Chị H. cho biết Tết Nguyên đán Ất Tỵ này, chị phải ở lại vì còn hàng trăm chậu hoa cúc mâm xôi chưa bán xong.Hiện tại, chị cho biết đã giảm giá sâu. Tuy nhiên ngày mai, chị chia sẻ sẽ tiếp tục giảm, hy vọng bán hết để có thể sớm về ăn tết cùng gia đình. Chị H. nói rằng mức giảm giá của mình chạm đáy cũng 200.000 đồng/cặp cúc mâm xôi, không thể thấp hơn."Cúc của tôi là cúc bự, hoa đẹp, nếu giảm nữa thì không có lời. Tôi không phải người trồng mà cũng nhập về từ bà chị. Nếu ai đó lợi dụng ngày 30 để ép giá, mua với giá rẻ mạt, tôi thà bỏ chứ không bán. Bán mà không có lời thì bán làm chi, còn tạo tiền lệ xấu", chị tâm sự.Anh V., một người bán hoa tết khác ở Q.Gò Vấp cũng cho biết ngày cuối cùng trong năm, anh vẫn hay xả hàng với mức giá rẻ. Tuy nhiên theo anh, giá của chợ vãn vẫn phải ở mức chấp nhận được chứ không phải "rẻ như cho". Anh hy vọng năm nay buôn may bán đắt để không phải bán xả lỗ.
Adobe mang Premiere Rush lên nền tảng Android
Sau trận hòa 0-0 tiếc nuối với Trường ĐH Văn Hiến ở ngày ra quân bảng B giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tăng tốc.Trong trận gặp đối thủ Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chơi lấn lướt. Học trò ông Nguyễn Công Thành đá chặt chẽ trong hiệp 1 để thăm dò và "bào sức" đối thủ, rồi vùng lên trong hiệp 2, định đoạt trận đấu bằng những miếng đánh biên sắc bén.Cả hai bàn thắng của trận đấu đều xuất phát từ đôi chân của những cầu thủ mang áo số 4, nhưng kết quả... trái ngược. Số 4 Nguyễn Tấn An của Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) phản lưới nhà ở phút 43, trong khi số 4 Trần Nguyễn Duy Long của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tác giả của bàn ấn định chiến thắng với cú sút cận thành hiểm hóc. "Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa hiểu rằng Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) rất mạnh, trong đó có số 7 (Nguyễn Quang Huy) đặc biệt nguy hiểm. Đội chúng tôi đã theo kèm cầu thủ này rất sát từ đầu đến cuối. Đồng thời, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chưa đảm bảo thể lực, có một số ca chấn thương. Tính chất trận đấu căng thẳng cũng khiến một số cầu thủ bị khớp, có tâm lý không tốt. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định đá áp sát ngay từ đầu. Nếu nhường sân cho đối thủ thì không ổn, nên phải đẩy lên pressing luôn. Tôi cũng có cảm giác đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) có mệt mỏi, nên để hở trong các tình huống thủng lưới. Với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chiến thắng này có màu sắc may mắn. Chúng tôi sẽ nâng niu từng trận đấu, để nếu có bị loại thì cũng vui vẻ rời đi, không hối tiếc vì đã là một phần của vòng chung kết", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nối dài chuỗi trận sạch lưới (cả vòng loại và vòng chung kết) ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lên con số 3. Học trò ông Nguyễn Công Thành hòa 0-0 trước Trường ĐH Thủy lợi rồi thắng trên chấm luân lưu ở vòng loại, hòa 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến, trước khi hưởng trọn niềm vui chiến thắng ở trận đấu chiều nay.Dù có trong tay đội hình "hỗn hợp", với những cầu thủ từng ăn tập lẫn chưa ăn tập chuyên nghiệp, nhưng ông Nguyễn Công Thành không có sự phân biệt nào trong khâu huấn luyện.Người thầy của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dạy học trò phải đá đẹp, tôn trọng đối thủ và trọng tài. Dù thắng hay thua, tác phong trên sân cũng phải đẹp. "Một khi đã đưa ra quyết định, trọng tài sẽ không bao giờ thay đổi. Mình phản ứng thì chỉ có thiệt, nên cần tôn trọng trọng tài. Đối thủ cũng là lứa tuổi sinh viên, nên tôi muốn học trò phải tôn trọng đối thủ. Họ cũng là sinh viên giống cầu thủ của tôi. Bởi vậy, tôi dặn cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa không được trả đũa", ông Nguyễn Công Thành trải lòng. "Chúng tôi trân trọng từng cơ hội khi được góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đã góp mặt tại đây, đội nào cũng mạnh, đừng nghĩ đối thủ nào là dễ đánh bại. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trận ra quân hòa không bàn thắng, nhưng đến trận sau lại dẫn bàn ĐH Huế. Bóng đá sinh viên luôn khó nói. Vậy nên, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa luôn đề cao mọi đối thủ".Ở trận hạ màn, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đại diện khu vực phía bắc đang tạm dẫn đầu bảng B với 4 điểm sau 2 trận, hiệu số +2. Nếu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng Trường ĐH Văn Hiến, ngôi đầu sẽ đổi chủ. Món quà tri ân cầu thủ vắng mặtSau bàn nâng tỷ số lên 2-0, các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chạy về khu vực kỹ thuật để lấy chiếc áo cam (màu áo của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở vòng loại phía bắc) rồi ăn mừng trước ống kính máy quay. HLV Nguyễn Công Thành lý giải, đây là màn ăn mừng để động viên một thành viên thân thiết của đội (mang áo số 18), không thể dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 do chấn thương nặng trong buổi tập trước giải."Các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa muốn động viên đồng đội mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi là một đội đoàn kết", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá.
Dù kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã khép lại, nhưng tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) vẫn là địa điểm thu hút nhiều người dân và du khách. Sáng 4.2.2025 (mùng 7 tháng giêng), khác với hình ảnh đông đúc những ngày trước, bên trong các ga metro giờ đã trở nên thư thoáng hơn, nhưng vẫn mang lại một không khí vui tươi, tấp nập còn đậm sắc xuân.Ghi nhận tại ga Bến Thành, khu vực xếp hàng mua vé vẫn tập trung đông người. Hầu hết hành khách đều chọn vé giấy thay vì vé điện tử, dẫn đến việc xếp hàng dài hơn.Trái ngược với những ngày tết cao điểm, khu vực hành lang, lối dẫn xuống ga và ke ga đã trở nên thông thoáng hơn. Ngay tại hai ga ngầm Nhà hát Thành phố và Ba Son, số lượng hành khách cũng giảm rõ rệt.Bên trong các toa tàu, không khí dễ chịu hơn khi hành khách không còn chen chúc, chật chội khi đi lại. Nhiều người đi tàu cảm thấy thoải mái khi ngắm cảnh, trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Nhiều người tranh thủ chụp ảnh, ghi lại ký ức với tuyến metro trong những ngày xuân. Nhiều người cho biết bây giờ đến metro cũng để trải nghiệm vui chơi trong những ngày chưa đi làm, số khác vì ngại đông đúc trong những ngày tết nên chọn hôm nay để đi lại.Dù tết đã qua, nhưng chuyến hành trình du xuân trên metro vẫn mới bắt đầu đối với nhiều người. Trong những ngày lộc xuân, việc cùng gia đình, bạn bè trên tuyến metro số 1 không chỉ là một trải nghiệm thú vị, mà còn là cách để bắt đầu một năm mới với những chuyến đi suôn sẻ, thuận lợi.
Vài giờ nữa sẽ bắt đầu nhật thực 'trăm năm có một': Người Việt có thể quan sát trực tuyến
Chương trình Vợ chồng son tập 597 vừa lên sóng do Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận dẫn dắt, cùng gặp gỡ Lê Ngọc Thanh (34 tuổi) và chồng Tây Vukic Daniel Mark (48 tuổi). Hai vợ chồng hiện sinh sống tại TP.Melbourne (Úc). Theo chia sẻ, Ngọc Thanh sang Úc từ năm 27 tuổi, khoảng 2 năm sau thì cô mới quen chồng và quyết định ở lại định cư. Daniel cho biết anh và vợ quen nhau qua ứng dụng hẹn hò trong thời điểm dịch Covid-19. Sau khoảng 2 tuần trò chuyện online, cả hai mới hẹn gặp mặt. "Gặp nhau vào khoảng tháng 12 thì đến lễ Tình nhân năm sau, chúng tôi chính thức quen. Tôi hỏi cô ấy nhiều lần: 'Làm bạn gái anh nhé?', ban đầu cô ấy cứ từ chối, bảo là: 'Chưa phải lúc, em không chắc nữa, anh làm người nước ngoài'. Nhưng cuối cùng cô ấy cũng đồng ý", anh kể lại. Ngọc Thanh chia sẻ trước khi nhận lời yêu Daniel, cô có nhiều đắn đo vì khoảng cách tuổi tác, địa lý, văn hóa... Thời gian đầu, cô không định mở lòng vì trước đó có kế hoạch chỉ sang Úc du học rồi về lại Việt Nam. Cô bộc bạch: "Tôi suy nghĩ khá nhiều và cũng lo lắng vì nếu ở lại Úc, tôi phải xây dựng lại từ đầu. Nhiều lần tôi phải cân nhắc là có nên chọn tình yêu này hay không. Vậy nên ban đầu tôi không mở lòng, nhưng anh ấy thể hiện rất chân thành. Tôi nghĩ đây là người có thể phù hợp với mình nên cho cơ hội tìm hiểu". Sau thời gian gắn bó, cả hai quyết định tiến đến hôn nhân. Cô chia sẻ lúc quen nhau thì mẹ vẫn ủng hộ, nhưng đến khi cưới thì bà không đồng ý. Ngọc Thanh tâm sự vì mẹ là người truyền thống nên không chấp nhận chuyện đám cưới không có rước dâu, không có bàn thờ tổ tiên hay các phong tục cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi sang Úc, bà thấy Daniel rất chân thành, tổ chức đám cưới hoành tráng, có nhiều người tham dự nên mới hết lo. Hiện tổ ấm của cặp vợ chồng đã có một nhóc tỳ dễ thương. Từ khi về chung một nhà, cô hạnh phúc khi được chồng yêu thương, cưng chiều hết mực. Ngọc Thanh thừa nhận tính cô khá bừa bộn, còn chồng thì rất kỹ tính. Chính vì thế, mỗi khi cô bày bừa, chồng đều đi phía sau để dọn dẹp lại.Trong khi đó, Daniel cho biết tật xấu lớn nhất của vợ là không bao giờ đúng giờ. Anh hài hước kể cả hai từng hẹn nhau đi nhà hàng lúc 7 giờ, vợ trang điểm, làm tóc và ra khỏi nhà lúc 7 giờ 30 phút. Bên cạnh đó, Daniel còn tố vợ siêu bừa bộn, để tóc rơi đầy sàn, nhà cửa không gọn gàng, chén đĩa ở mọi nơi vì "nấu ăn xong là cô ấy ôm cái điện thoại nên tôi phải dọn dẹp mọi thứ". Dù vậy, Daniel khẳng định anh vẫn yêu vì vợ rất tuyệt vời và xinh đẹp. "Tôi không thể đòi hỏi cô ấy thay đổi vì vợ rất tuyệt. Những tật xấu đó làm nên cô ấy, rất đáng yêu. Mà tôi yêu vợ vì cô ấy là chính mình. Có khi thay đổi lại thành ra nhàm chán", người chồng bày tỏ.