Cơ hội du lịch Nhật săn hàng xịn giá rẻ
Ngày 12.1, ông Vi Hòe, Bí thư Huyện ủy H.Kỳ Sơn (Nghệ An), cho biết Huyện ủy đã đình chỉ về mặt Đảng, UBND H.Kỳ Sơn cũng đình chỉ công tác Chủ tịch UBND xã Na Ngoi đối với ông Mùa Bá Vừ. Ông Vừ là nghi phạm bị Công an TP.Vinh bắt giữ trong đường dây vận chuyển, buôn bán 35 kg ma túy tổng hợp và 4 bánh heroin vào ngày 9.1. Trước đó, tháng 12.2024, ông Mùa Dua Thái, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Na Ngoi, cũng bị Công an TP.Vinh bắt vì mua bán hơn 28.000 viên ma túy tổng hợp. Na Ngoi là xã biên giới giáp Lào. Ông Xồng Vả Dềnh, Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Na Ngoi, cho hay, hằng năm xã đều có kế hoạch vận động, tuyên truyền người dân không mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy. Với vai trò là lãnh đạo xã, ông Vừ cũng tích cực tuyên truyền, vận động người dân tránh xa ma túy. Trước khi làm chủ tịch xã, ông Vừ làm Văn phòng Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy. Cuối năm 2021, ông Vừ làm Phó chủ tịch UBND xã, đầu năm 2024, được bầu làm Chủ tịch UBND xã Na Ngoi. Theo lãnh đạo địa phương, thời gian công tác tại xã, ông Vừ được đánh giá là người năng nổ, có trình độ, vui vẻ, nhiệt tình với công việc. Kinh tế gia đình ông Vừ khá giả. Vợ ông Vừ ở nhà chăn nuôi, gần đây ông Vừ mua xe ô tô bán tải để đi lại. Ông Dềnh cũng cho biết ngày 8.1, ông Vừ vẫn đến trụ sở xã làm việc bình thường. Đến khoảng 16 giờ, ông Vừ rời trụ sở. Sáng 9.1, ông Vừ không đến cơ quan và đến khoảng 9 giờ cùng ngày, cán bộ của xã xem thông tin trên Facebook do người dân phát trực tiếp vụ bắt nhóm người buôn bán ma túy ở TP.Vinh có nêu tên và hình ảnh ông Vừ, mọi người mới biết sự việc. Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 9.1 Công an TP.Vinh phát hiện, bắt giữ ông Mùa Bá Vừ (42 tuổi, Chủ tịch UBND xã Na Ngoi) khi ông này đang lái xe bán tải vận chuyển 35 kg ma túy tổng hợp và 4 bánh heroin. Ông Vừ được xác định cầm đầu đường dây ma túy này. Ngoài ông Vừ, còn có một nghi phạm khác cũng đã bị công an bắt giữ.Nắng nóng gay gắt, nước giải khát, giải nhiệt đắt hàng
Chị Trần Thị Diệu Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Skill Media, TP.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết trong bối cảnh kinh tế thế giới lao dốc trong năm 2023 nên tình hình kinh doanh rất khó khăn. Chính vì vậy, tiền lương của nhân viên có giảm sút.
Dân mạng ‘hả hê’ cảnh tài xế ô tô lấn làn, vượt ẩu bị CSGT xử phạt
Ngày 3.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất trên địa bàn.Theo đó, Sở Tài chính được giao chủ trì, phối hợp Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan rà soát, lập phương án xử lý các tài sản công, trụ sở làm việc chưa được sử dụng hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Việc xử lý sẽ được tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước. Riêng các cơ sở nhà, đất thuộc diện thu hồi theo quy định của luật Đất đai năm 2024, Sở TN-MT có trách nhiệm trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi và xử lý đúng quy định, thay vì thực hiện quy trình sắp xếp lại theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng né tránh trách nhiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý nhà, đất công. Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu đất 6,26 ha tại khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, vốn được thu hồi từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - công ty cổ phần. Trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục xử lý tài sản công theo quy định, tỉnh thống nhất chủ trương giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức khai thác ngắn hạn đối với các khu đất do đơn vị này quản lý. Sở TN-MT có trách nhiệm chỉ đạo trung tâm thực hiện trình tự, thủ tục cho thuê đất ngắn hạn đúng quy định, đảm bảo nguồn lực đất đai được khai thác hiệu quả. Việc triển khai các nhiệm vụ trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngày 21.3, thông tin từ Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định tạm giữ Nguyễn Văn Võ Quá (37 tuổi, trú thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân, Phú Yên), để điều tra về hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Cụ thể, Quá đã làm sổ đỏ giả để đi lừa đảo hàng tỉ đồng.Theo kết quả điều tra ban đầu, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Võ Quá đã đặt làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau đó dùng sổ đỏ giả này để bán 21,8 ha đất rừng trồng tại xã Phú Mỡ, H.Đồng Xuân cho bà N.T.M (42 tuổi, trú xã Phước Mỹ, TP.Quy Nhơn, Bình Định) với số tiền 870 triệu đồng.Vào 14 giờ ngày 12.3, khi đang nhận tiền từ bà M., Quá bị CSĐT Công an tỉnh Phú Yên phối hợp Công an xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân bắt quả tang.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, vào ngày 12.2, Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân tiếp nhận hồ sơ đăng ký đo đạc của ông Lê Văn Kỷ (47 tuổi, thường trú tại thôn Phố Trạch, xã Phước Thuận, H.Tuy Phước, Bình Định) tại thửa đất số 701, tờ bản đồ số 27, diện tích 11,5 ha, đất rừng sản xuất, có địa chỉ thửa tại thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân do Sở TN-MT tỉnh Phú Yên cấp năm 2024. Sau khi xác minh, nhân viên văn phòng này phát hiện đây là sổ đỏ giả.Theo lời của ông Kỷ tại Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân, ông mua lại miếng đất này từ Nguyễn Văn Võ Quá với giá 700 triệu đồng và được Quá hứa chịu trách nhiệm làm sổ đỏ.
Vĩnh biệt người có câu nói bất hủ 'tiền đạo không bằng tiền mặt'
Ngày 10.3, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ban hành kế hoạch đấu giá các khu đất trên địa bàn trong 2025. Theo đó, Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất để thu về tổng số tiền gần 21.000 tỉ đồng (tính theo bảng giá đất).Ngoài những khu đất "vàng", khu đất tiềm năng đã được lên kế hoạch đấu giá trước đây, lần này Đồng Nai đã đưa khu đất rộng hơn 1.070 ha ở núi Chứa Chan vào danh sách đấu giá.Cụ thể, khu đất này được quy hoạch làm dự án Khu du lịch núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc), rộng 1.070 ha, giá trị tính theo bảng giá đất là 1.348 tỉ đồng. Theo kế hoạch được đưa ra, trong tháng 7.2025, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành các công việc: thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; điều chỉnh quy hoạch; lập thủ tục giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư; lập thủ tục chuyển đổi mục đích đất rừng; lập phương án đấu giá; thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá.Đến tháng 9.2025 sẽ xác định, thẩm định, phê duyệt giá khởi điểm; sau đó ban hành quyết định đấu giá (tháng 10.2025); lựa chọn đơn vị tổ chức (tháng 11.2025); tiến hành các bước đăng thông báo đấu giá, thẩm định hồ sơ người tham gia, tổ chức phiên đấu giá (tháng 12.2025).Dự án Khu du lịch núi Chứa Chan là một trong những dự án trọng điểm mà thời gian qua Đồng Nai kêu gọi nhà đầu tư. Cùng với hồ Núi Le (cạnh núi Chứa Chan, đều thuộc H.Xuân Lộc), Đồng Nai mong muốn biến nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn.Cách đây ít ngày, Đồng Nai cũng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan đến năm 2030. Phạm vi điều chỉnh quy hoạch rộng 250 ha, gồm các khu vực bảo vệ và khu vực kết nối giao thông.Đối với việc kết nối giao thông, Đồng Nai quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo (hiện đã có 1 tuyến cáp treo từ chân núi lên chùa Bửu Quang) từ chân núi phía Đông Nam lên đỉnh núi, gần di tích Nhà nghỉ toàn quyền Pháp và vườn trà Bảo Đại. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các điểm cáp treo này là đầu mối giao thông phục vụ khách du lịch tiếp cận lên đỉnh núi.Ngoài ra còn quy hoạch thêm 4 tuyến đường sắt leo núi phục vụ nhu cầu di chuyển, kết nối các khu vực đỉnh núi Chứa Chan.