Tiền thưởng tết có phải đóng thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội không?
Dự án Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong nằm tại TT.Phú Phong. H.Tây Sơn (Bình Định) do Công ty TNHH Thủy điện Phú Phong làm chủ đầu tư. Công trình Nhà máy thủy điện Phú Phong nằm phía hạ lưu của đập dâng Phú Phong, được xây dựng kết hợp với dự án đập dâng Phú Phong, thuộc sơ đồ khai thác bậc thang trên dòng sông Kôn, vận hành theo phương thức liên hồ chứa. Công trình có nhiệm vụ chính là phát điện lên lưới điện quốc gia theo lưu lượng dòng chảy qua đập dâng Phú Phong xuống hạ lưu sông Kôn. Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong có 2 tổ máy phát điện với tổng công suất 2,9 MW, được xây dựng trên sông Kôn, hòa vào lưới điện quốc gia qua đường dây 22 kV.Vị trí của nhà máy cách QL19 khoảng 1 km về phía Bắc, dự kiến sản lượng điện khoảng 14,31 triệu kWh/năm, với tổng vốn đầu tư trên 143 tỉ đồng.Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong khi đi vào vận hành chính thức sẽ đóng góp nguồn năng lượng điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách cho tỉnh Bình Định, đồng thời góp phần tích cực để H.Tây Sơn về đích các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025-2030.Kỳ tích xây dựng nông thôn mới ở huyện lúa của Nghệ An
Kỹ thuật TAVI, hay thay van động mạch chủ qua da là kỹ thuật tiên tiến để điều trị hẹp van động mạch chủ của người bệnh. Thay van tim nhưng không gây mê toàn thân, không mở ngực, mở tim của người bệnh. Đây là thủ thuật ít xâm lấn, phù hợp cho những bệnh nhân mắc hẹp động mạch chủ nặng hoặc rất nặng, bệnh nhân tuổi cao, sức yếu, có bệnh nền.Sau phẫu thuật TAVI, bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường. Ông Trần Văn Chỉ đến thăm khám từ năm 2022 với các triệu chứng như tức ngực, khó thở, được chẩn đoán hẹp van động mạch chủ lên đến 80%, ở mức rất nặng. Ông nhập viện tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM và được điều trị bằng kỹ thuật TAVI. Sau khi xuất viện, ông Trần Văn Chỉ trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với sức khỏe ngày càng cải thiện.Dù TAVI là phương pháp ưu việt để điều trị hẹp van động mạch chủ, giải pháp này không thể áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, mỗi bệnh nhân có một đặc thù khác nhau, do đó, các bác sĩ cần có sự phối hợp để quyết định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Trưa nay, TP.HCM bất chợt mưa lớn
Theo Bộ TN-MT, ngày 24.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao Quyết định thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường với 13 Ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó, ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giữ chức Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.Trước đó, ngày 19.2, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Chính phủ đã ký Quyết định số 36-QĐ/ĐU thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, là Đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ, trên cơ sở tổ chức lại Đảng bộ Bộ NN-PTNT và Đảng bộ Bộ TN-MT. Sau khi hợp nhất, Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 84 tổ chức Đảng trực thuộc, hơn 10.000 đảng viên; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện theo Quy định số 253-QĐ/TW ngày 24.1.2025 của Ban Bí thư.Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 19 ủy viên. Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ chỉ định ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó bí thư thường trực Đảng ủy; ông Ngô Hồng Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT), giữ chức Phó bí thư chuyên trách.Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ TN-MT, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Nguyễn Văn Trường, Phó bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra.Cũng theo Bộ TN-MT, ngày 19.2, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Trước đó, ngày 14.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Cụ thể, tăng thêm 1 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là không quá 7; tăng thêm 4 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Tài chính là không quá 9; tăng thêm 4 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Xây dựng là không quá 9; tăng thêm 2 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nội vụ là không quá 7; tăng thêm 1 Phó thống đốc để tổng số Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quá 6.Đối với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày 18.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1533/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được tăng thêm 5 thứ trưởng để tổng số thứ trưởng không quá 10 nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
100 cán bộ Đoàn đoạt Giải thưởng Lý Tự Trọng thăm địa chỉ đỏ ở Hà Tĩnh
Trong năm 2024, quy mô tín dụng của ACB đạt 581 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm trước, liên tiếp 9 năm vượt trên mức trung bình của ngành. Tăng trưởng nhanh nhưng ACB vẫn duy trì được chất lượng tài sản hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,51% - một trong những tỷ lệ thấp trong ngành. Với hướng đi chiến lược gia tăng quy mô kết hợp quản trị rủi ro thận trọng, ACB đã tạo nên nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển. Tổng quy mô huy động của ACB trong năm 2024 gồm tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 639 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2023, phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ CASA cải thiện từ 22,9% của năm 2023 lên 23,3% vào năm 2024, giúp ACB tăng lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh thông qua gia tăng nguồn vốn chi phí thấp.Đầu tư mạnh mẽ cho chuyển đổi số trong giai đoạn 2019 - 2024, ACB đã phát triển Ngân hàng số ACB ONE thành kênh kinh doanh trọng yếu song song với ngân hàng truyền thống. Nhờ đó ACB đã mở rộng thêm kênh huy động và thu hút thêm tệp khách hàng mới, gia tăng thị phần. ACB đạt được mức tăng trưởng kép với tỷ lệ số lượng giao dịch online tăng 98% cùng giá trị giao dịch online tăng 75% trong giai đoạn này. ACB vẫn đáp ứng tốt các quy định về an toàn tài chính trong khi tăng trưởng mạnh về quy mô: tỷ lệ LDR 78%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 18,8%. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất CAR trên 12%, vượt yêu cầu tối thiểu 8% theo quy định của NHNN. Hệ số rủi ro bình quân đối với tài sản có được kiểm soát ở mức ~70%, thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023. Đây là kết quả phù hợp với chiến lược tăng trưởng quy mô, đầu tư thúc đẩy gia tăng thị phần cùng với việc ACB đã tích cực thực hiện các giải pháp linh hoạt như giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn theo định hướng của NHNN trong năm qua. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng 11,4% nhờ tăng trưởng quy mô tín dụng, trong khi thu nhập từ phí dịch vụ tăng 10,8% nhờ đa dạng các nguồn thu phí. Tỷ lệ CIR được kiểm soát tốt, giảm xuống còn 32,5%. ROE đạt 22%, thuộc nhóm cao nhất ngành, cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của ACB đạt mức tốt. Nhìn lại giai đoạn chiến lược 2019-2024, lợi nhuận trước thuế của ACB đã tăng gần gấp 3 lần trong vòng 5 năm trong khi tỷ lệ ROE liên tục giữ ở mức 22-25%, khẳng định đà tăng trưởng bền vững.ACBS là một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính của ACB và đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của tập đoàn. Năm 2024, ACBS ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 839 tỷ, tăng trưởng 72% so với năm 2023. Sự tăng trưởng đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi, trong đó dư nợ cho vay margin tăng 90% so với 2023, đạt 8,7 nghìn tỷ đồng.ACBS sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp sản phẩm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với ACB trong việc bán chéo sản phẩm để gia tăng giá trị cho khách hàng trong thời gian tới.Năm 2024, ACB nhận được đánh giá cao từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước. Fitch Ratings đã nâng triển vọng của ACB từ "Ổn định" lên "Tích cực". Bên cạnh đó, Moody's và tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập FiinRatings cũng ghi nhận năng lực sinh lời ổn định và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng của ACB với mức xếp hạng cao trong các NH TMCP tại VN. ACB còn được vinh danh với nhiều giải thưởng danh giá như "Ngân hàng có Quản trị công ty tốt nhất Việt Nam 2024" và "Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2024" của Global Banking and Finance Review; "TOP 3 Financial Large Cap có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất" do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi tổ chức; "TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024" của Forbes; và "TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" của Nhịp Cầu Đầu Tư.