Trà, nước ép, mặt nạ tía tô làm trắng da bạn đã từng thử?
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “AI for a Better World” (Trí tuệ nhân tạo cho một thế giới tốt đẹp hơn), do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 11.1, nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ SIU Prize 2025.Hội thảo quy tụ gần 500 đại biểu quốc tế và trong và ngoài nước là các nhà cố vấn hoạch định chính sách của Liên Hiệp Quốc, của Chính phủ Việt Nam và Mỹ; lãnh đạo, nhà khoa học đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, bệnh viện trên thế giới. Bên cạnh đó có đại diện các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến y tế, công nghệ, AI; thành viên các hội đồng giám khảo SIU Prize, các tiến sĩ ứng viên giải thưởng SIU Prize Computer Science; học viên ĐH và sinh viên ưu tú từ các trường ĐH tại Việt Nam.Tâm điểm của hội thảo xoay quanh các vấn đề thời sự toàn cầu như phát triển AI an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo và chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân...Đặc biệt, hội thảo đã thu hút gần 30 bài nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học thế giới, tập trung vào những ứng dụng đột phá của công nghệ, AI trong nhiều lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, công nghệ xã hội...Có mặt tại hội thảo, giáo sư Thomas P.Kehler, Trưởng nhóm khoa học, đồng sáng lập và CEO của Crowdsmart San Francisco, Mỹ đã có bài phát biểu về "khung AI lấy cảm hứng từ vật lý và thần kinh học cho một tương lai bền vững từ các mô hình biểu tượng đến trí tuệ tập thể".Nghiên cứu của ông Thomas P.Kehler mô tả sự phát triển của một kiến trúc AI thế hệ mới, không chỉ giảm thiểu rủi ro và tích hợp nhận thức con người mà còn có tiềm năng cách mạng hóa lĩnh vực này. Kiến trúc mới này dựa trên các nguyên tắc cơ bản từ lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý, sinh học tính toán và thần kinh học. Phiên bản đầu tiên của kiến trúc này kết hợp khoa học trí tuệ tập thể với cách tiếp cận học tập thích ứng, xây dựng các mô hình tri thức từ sự hợp tác giữa con người và các tác nhân AI. Trong khi đó, tiến sĩ Michael Cardei và tiến sĩ Thái Trà My, bộ môn khoa học và kỹ thuật máy tính, thông tin, ĐH Florida, Mỹ đã đề cập đến các cuộc tấn công xâm nhập mạng là mối đe dọa đáng kể đối với các hệ thống máy tính và an ninh mạng. Việc phát hiện và hiểu rõ các cuộc tấn công này là điều cần thiết để duy trì hệ thống an toàn.Nhóm đã nghiên cứu về việc sử dụng AI có khả năng giải thích để tăng cường tính dễ hiểu của các mô hình học trong phát hiện xâm nhập mạng ở mức độ nơ-ron, từ đó thu được những thông tin chi tiết hơn. "Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu CIC-IDS 2017, huấn luyện một mạng nơ-ron sâu để phát hiện các hoạt động mạng độc hại. Sau đó, chúng tôi phân tích các kích hoạt của các nơ-ron quan trọng để đạt được sự phân tách tinh vi hơn giữa các mô hình tấn công, dẫn đến một hệ thống phát hiện xâm nhập chi tiết hơn", đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ.Ở tầm vĩ mô, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (đồng sáng lập, đồng Chủ tịch, Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston, Giám đốc Viện Michael Dukakis về lãnh đạo và đổi mới, Mỹ) và tiến sĩ Michael Dukakis (Chủ tịch Viện Michael Dukakis về lãnh đạo và đổi mới; đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hội đồng các nhà tư tưởng, Diễn đàn Toàn cầu Boston), cho rằng phát triển nhanh chóng của AI mang lại cơ hội chưa từng có để cải biến cách thức quản lý và cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, phần lớn chỉ tập trung vào một khía cạnh cụ thể của AI hoặc quản trị, bỏ qua bức tranh toàn cảnh về việc sử dụng AI để nâng cao phán đoán và năng lực của con người trong lĩnh vực này.Nghiên cứu của 2 tiến sĩ đã đề xuất mô hình Chính phủ AIWS (Artificial Intelligence World Society), là một chính phủ quốc gia hoạt động liên tục 24/7, được tăng cường bởi AI và tuân theo các nguyên tắc của AIWS. Ngoài ra, nhóm đã giới thiệu Boston Areti AI (BAI), một tác nhân AI được thiết kế để hỗ trợ các nhà lãnh đạo, học hỏi từ những cá nhân xuất chúng."Mô hình Chính phủ AIWS hướng đến một hệ thống quản trị minh bạch, có nguyên tắc và đặt trọng tâm vào công dân, hoạt động không ngừng nghỉ, đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục. Mô hình này không yêu cầu cắt giảm nhân sự mà thay vào đó tổ chức lại nhân viên thành các ca làm việc được hỗ trợ bởi AI, giúp chính phủ vận hành hiệu quả và liên tục", ông Tuấn cho hay.Ngoài quản trị, nhóm nghiên cứu còn đề cập đến sự ra đời của ĐH AIWS và Y tế AIWS nhằm minh họa cách mà khung nguyên tắc AIWS có thể truyền cảm hứng cho các cải cách toàn diện trong giáo dục và y tế. Các khái niệm này thúc đẩy việc chấp nhận AI một cách đạo đức và hiệu quả, tạo điều kiện cho đổi mới, xây dựng lòng tin công chúng và nâng cao chất lượng cuộc sống.Bị phạt 7,5 triệu đồng vì tung tin sai sự thật về phó thanh tra huyện
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Tuyển sinh lớp 10 chuyên tại TP.HCM: Những thay đổi mới nhất thí sinh cần biết
Ngày 7.3, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đưa ra lộ trình cụ thể về thực hiện Đề án hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT đến năm 2030 của Chính phủ.Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra kế hoạch đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh và học sinh về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành GD-ĐT về hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và học sinh.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, tiếp cận các phát minh khoa học, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến phục vụ thiết thực cho công tác quản lý và hoạt động dạy - học trong các cơ sở giáo dục; tăng cường quảng bá hình ảnh TP ra thế giới, tuyên truyền chủ trương chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT.Cũng trong lộ trình này, Sở GD-ĐT có kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao khả năng giảng dạy, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.Ưu tiên nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, phát triển thêm nhiều chương trình chất lượng cao phù hợp với nhu cầu người học, đa dạng ngôn ngữ giảng dạy, trong đó ưu tiên các chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh.Tích cực nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thu hút, quản lý, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế, có trình độ, có kinh nghiệm và đảm bảo tính kế thừa.Tham gia và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư cho GD-ĐT; tăng cường liên kết đào tạo, chương trình tiên tiến với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng, đẩy mạnh hợp tác trao đổi chuyên gia, giáo viên, học sinh với nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và cho ngành.Nâng cao hiệu quả các chương trình học bổng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần hỗ trợ cho sự nghiệp, tăng cường hợp tác song phương, đa phương; đa dạng hình thức hợp tác cùng với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác truyền thống; thúc đẩy hợp tác với các nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới.Trong đó, Sở GD-ĐT cũng đưa ra kế hoạch quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình nước ngoài hoặc dạy chương trình của Việt Nam bằng tiếng nước ngoài…
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Sau khi Nghị định 168 có hiệu lực từ 1.1.2025 với mức phạt cao gấp nhiều lần, ý thức của người dân khi tham gia giao thông đã tăng cao; tình trạng vượt đèn đỏ, leo lề,... đã giảm rõ rệtTuy nhiên, với lượng phương tiện lưu thông trong dịp cuối năm cùng mức phạt nặng với các trường hợp như xe máy leo lề, rẽ phải khi đèn đỏ,… đã khiến giao thông TP.HCM vốn đã ùn tắc nay lại càng nghiêm trọng hơn. Người dân có phần mệt mỏi khi di chuyển.Sau khi rà soát và được sự chấp thuận của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM đã triển khai lắp đặt 50 mũi tên màu xanh cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ trên địa bàn thành phố.Công tác lắp đặt mũi tên đã được tiến hành tại các giao lộ như Pasteur - Điện Biên Phủ (quận 3), Điện Biên Phủ - Phạm Ngọc Thạch (quận 3), Hai Bà Trưng - Điện Biên Phủ (quận 1),...Trên tuyến đường này, đèn cho phép rẽ phải đã được bổ sung nhưng tâm lý chung của người dân là chờ xanh hẳn rồi rẽ cho… chắc ăn.Trên đường Võ Thị Sáu (quận 3, TP.HCM), đèn cho phép rẽ phải đã có nhưng tâm lý chung của người dân là chờ xanh hẳn rồi rẽ cho… chắc ăn.Ông Nguyễn Văn Năm (70 tuổi), mưu sinh bằng nghề lái xe ôm chia sẻ những ngày qua, dường như trong hầu hết các khung giờ, việc đi lại cực kỳ chậm chạp. Quãng đường vẫn như vậy nhưng thời gian di chuyển kéo dài gấp đôi, có khi gấp ba.Cũng theo ông Năm, tại một số ngã tư, dù có biển cho phép rẽ đã được lắp nhưng nhiều người dân như ông vẫn "rén"."Hầu như tới đèn đỏ là người ta không dám quẹo phải. Tại quẹo rồi ai biết có cấm hay không cấm", ông Năm bày tỏ.Cũng theo chia sẻ của nhiều người, sáng cuối tuần tuy đông đúc nhưng vẫn đỡ chật vật hơn rất nhiều so với những ngày trong tuần. Một số người chia sẻ, cuối tuần chỉ khi có việc mới ra đường, một phần vì trong tuần đã quá mệt mỏi với việc di chuyển.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Việt Nam Gameverse 2023: Game thủ lần đầu trải nghiệm màn hình ZOWIE 360Hz
Trong đợt tập trung U.22 Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến tập huấn tại Trung Quốc, ông Kim Sang-sik và quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh thống nhất gọi 5 tiền đạo: Nguyễn Đình Bắc (CLB Công an Hà Nội), Nguyễn Quốc Việt (Ninh Bình), Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Lê Phát (PVF-CAND) và Nguyễn Hà Anh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu).Trong số này, Anh Tuấn và Lê Phát được triệu tập để tích lũy thêm kinh nghiệm. Cả hai hoặc còn quá trẻ, hoặc chưa có dấu ấn ở các cấp độ trước đây. Chỉ có Đình Bắc, Thanh Nhàn và Quốc Việt từng khoác áo đội tuyển Việt Nam. Cộng thêm Bùi Vĩ Hào, chân sút trẻ đang dần tìm được chỗ đứng ở đội tuyển quốc gia, U.22 Việt Nam nhiều khả năng dự vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33 với 4 tiền đạo. Tín hiệu tích cực với ông Kim Sang-sik, là 3 trong số 4 tiền đạo U.22 Việt Nam đã hoặc đang chơi ở V-League. Đình Bắc đã chơi 15 trận cho CLB Công an Hà Nội từ đầu giải (9 trận đá chính), ghi 1 bàn. Với cầu thủ còn chưa tròn 21 tuổi, đó là con số đáng khích lệ. Chuyển từ tập thể tầm trung (Quảng Nam) đến đội bóng giàu tham vọng bậc nhất V-League không phải lựa chọn dễ dàng. Đình Bắc chấp nhận thử thách đi kèm nguy cơ cao phải ngồi dự bị. Một lựa chọn dù có phần... "ngông" đúng với cá tính Đình Bắc, nhưng đến lúc này, lại giúp chân sút quê Nghệ An được nhiều hơn mất.Đình Bắc dù vẫn có những pha xử lý rườm rà, lạm dụng tốc độ và kỹ thuật thay vì tập trung vào tính hiệu quả, song đến thời điểm này, cầu thủ trẻ của đội Công an Hà Nội cũng đã tiến bộ. Được tập luyện và thi đấu với những hảo thủ như Quang Hải, Leo Artur, Alan Grafite, Văn Đức... là món quà với Đình Bắc. Đến thời điểm này, cựu sao Quảng Nam vẫn nỗ lực để nắm lấy cơ hội. Vĩ Hào đã chứng minh năng lực ở V-League, với 79 trận và 10 bàn thắng sau 4 mùa giải. Tiền đạo sinh năm 2003 được ông Kim tin dùng ở AFF Cup 2024, sau đó nhanh chóng đáp lại niềm tin với 1 bàn thắng sau 6 trận (5 trận đá chính). Trước đây, Vĩ Hào cũng thuộc mẫu tiền đạo cậy tốc, nhưng hiện tại đã chơi khôn ngoan, điềm tĩnh hơn. Sự năng nổ và nhiệt huyết trong khâu pressing giúp Vĩ Hào được HLV Kim Sang-sik tin dùng. Tại U.22 Việt Nam, Vĩ Hào có khả năng trở thành thủ lĩnh hàng công. Quốc Việt cũng là gương mặt tiềm năng, khi anh từng mang danh "vua giải trẻ" với danh hiệu vua phá lưới U.17, U.19 và U.21 quốc gia và U.19 Đông Nam Á. Bước ngoặt với Quốc Việt đến vào năm 2023, khi anh tới HAGL. Con số 2 bàn sau 40 trận cho thấy con đường từ giải trẻ đến V-League còn gian nan với Quốc Việt, nhưng dẫu sao, kinh nghiệm ở sân chơi này cùng tấm vé lên tuyển cũng ghi nhận sự tiến bộ của tiền đạo 22 tuổi.Tiền đạo U.22 duy nhất chưa từng đá V-League là Thanh Nhàn, nhưng anh lại là chân sút hiếm hoi của đội từng đá kỳ SEA Games trước. HLV Kim Sang-sik từng nhấn mạnh: các cầu thủ trẻ thiếu chỗ đứng ở V-League. Với các tiền đạo, vấn đề còn trầm trọng hơn. Ngay cả đội tuyển Việt Nam cũng thiếu tiền đạo giỏi và phải "nhập ngoại" Nguyễn Xuân Son để giải quyết khâu ghi bàn, khó trách U.22 Việt Nam chật vật.Cả 4 tiền đạo U.22 Việt Nam hiện tại đều đá cánh hoặc đá lùi ở CLB. Dễ hiểu, bởi suất tiền đạo vốn được trao cho các ngoại binh. Ở SEA Games 32, HLV Philippe Troussier từng tin dùng Nguyễn Văn Tùng. Dù ít được ra sân ở đội chủ quản Hà Nội, nhưng Văn Tùng vẫn ghi 5 bàn tại giải đấu trên đất Campuchia, giúp U.22 Việt Nam giành hạng ba. Bởi Văn Tùng vẫn có bản năng của tiền đạo cắm. Anh chạy chỗ và đánh đầu tốt, biết làm tường cho tuyến sau.Trong tay ông Kim Sang-sik lúc này không có một trung phong thuần túy như vậy. Một cầu thủ khác có thể đá trung phong như Nguyễn Văn Trường thực ra sở hữu tư duy của tiền vệ hơn là tiền đạo. Anh có xu hướng rê dắt và che chắn bóng, hơn là săn tìm khoảng trống để dứt điểm.Khi chưa tìm được "sát thủ" đảm nhiệm khâu ghi bàn, ông Kim phải tạm hài lòng với những gì mình có. Tìm ra lối chơi phù hợp sẽ tốt hơn là chờ đợi nhân sự tối ưu.