Lương tối thiểu TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai dự kiến đạt gần 5 triệu đồng/tháng
Trong bản cập nhật 2.1.15 của ứng dụng Định danh và xác thực điện tử VNeID, Bộ Công an đã bổ sung điều kiện để nộp hồ sơ trong các dịch vụ đăng ký thường trú, tạm trú. Điều kiện để thực hiện đăng ký tạm trú là công dân đã có tài khoản Định danh điện tử mức 2. Ứng dụng VNeID cập nhật bản mới nhất 2.1.15. Tính năng này đang thí điểm tại TP.HCM và tỉnh Hà Nam. Công dân ở nơi khác có thể chờ bản nâng cấp tiếp theo.Bước 1: Đăng nhập tài khoản VNeID -> Thủ tục hành chính -> Đăng ký tạm trú.Bước 2: Chọn Tạo mới yêu cầu và nhấn vào phần Đăng ký tạm trú cho bản thân hoặc Khai hộ.Bước 3: Kiểm tra thông tin đăng ký tạm trú. Tại đây, người dân có thể lựa chọn loại hình đăng ký tạm trú là lập hộ mới hoặc đăng ký vào hộ đã có sẵn. Sau đó chọn hình thức xác nhận đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, cha/mẹ/người giám hộ thông qua ứng dụng VNeID hoặc Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01).Tiếp đến, người dân điền họ và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.Bước 4: Chọn thông tin nơi đề nghị đăng ký tạm trú từ cấp tỉnh, quận/huyện đến xã/phường/thị trấn. Tại đây người dân cần điền thông tin chi tiết địa chỉ tạm trú của mình gồm số nhà, số đường, mối quan hệ với chủ hộ. Nếu có thành viên khác trong gia đình cùng đăng ký tạm trú, người dân chọn Thêm thành viên và điền các thông tin theo yêu cầu. Ở bước này, VNeID cho phép quét mã QR trên căn cước công dân để tự động điền thông tin. Người dân có thể nhấp vào biểu tượng hình vuông trên góc phải màn hình để chuyển chế độ quét QR.Bước 5: Xác nhận thông tin hồ sơ.Sau khi đã điền đủ thông tin theo hướng dẫn, người dân sẽ xác nhận lại các thông tin, nếu cần chỉnh sửa chỉ cần ấn phím mũi tên quay lại ở góc trái phía trên màn hình. Ứng dụng cho phép lựa chọn nhận kết quả qua email hoặc nhận trực tiếp tại công an xã/phường nơi đăng ký tạm trú.Bước 6: Đính kèm giấy tờ liên quan.Tương tự đăng ký tạm trú trên cổng dịch vụ công quốc gia. Người dân cần tải lên các hồ sơ chứng minh chỗ ở hợp pháp để xác nhận thông tin như: Hợp đồng thuê nhà; Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp; Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú (CT01). Nếu chọn hình thức xác thực qua VNeID, người dân có thể bỏ qua bước này.Bước 7: Nộp lệ phí.Hiện tại việc đăng ký tạm trú đang miễn phí cho một số đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, công dân thường trú tại các xã biên giới, huyện đảo, công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật, công dân 16 - 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ.Các trường hợp còn lại, công dân chọn mục khác và đóng lệ phí 7.000 đồng. Sau khi thanh toán xong, ấn gửi hồ sơ và chờ kết quả.Ngoài ứng dụng VNeID, người dân vẫn có thể đăng ký tạm trú online thông qua cổng dịch vụ công quốc gia. So với việc đăng ký trên website, thao tác trên VNeID có phần thuận tiện hơn, người dân chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn, điền thông tin và gửi hồ sơ. Một số bước cho phép quét mã QR để lấy thông tin thay vì phải nhập thủ công như trên website. Người dân cũng có thể theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, quản lý hồ sơ đã nộp ngay trên ứng dụng VNeID.Quản lý thanh toán tiền điện tiện lợi trên MoMo
Gần đây, chủ đề phạt nguội được nhiều người quan tâm khi CSGT trích xuất camera đường phố để xử phạt vi phạm giao thông và người dân báo tin. Một số người rơi vào tình huống trớ trêu khi cho người khác mượn xe, sau đó bị phạt nguội.Theo chia sẻ, anh H.Anh (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho bạn là anh M.Q mượn xe ô tô 7 chỗ trong 2 ngày. Sau một thời gian, anh H.Anh tra thông tin phạt nguội trên website Cục CSGT thì phát hiện xe bị ghi nhận lỗi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35 km/giờ và lỗi đỗ xe ở nơi có biển cấm đỗ xe. Xem ngày, giờ vi phạm, anh H.Anh xác định 2 lỗi này rơi đúng vào khoảng thời gian anh cho bạn mượn xe nên anh đã báo anh M.Q để đến trụ sở CSGT phối hợp xác minh, xử lý. "Trước tết bạn tôi nói lu bu nhiều việc nên hẹn qua tết, nhưng qua tết tôi gọi lại, anh Q. lại chần chừ, báo đủ lý do bận không đi được. Tôi cho mượn xe không lấy tiền gì, mà giờ 2 lỗi này tổng tiền phạt gần 15 triệu, còn bị trừ điểm GPLX nên tôi không thể lên đóng. Giờ anh Q. không lên đóng phạt tôi cũng không biết làm sao", anh H.Anh thở dài.Tương tự, anh Đức Minh (ngụ Khánh Hòa) khi tra hệ thống xử lý vi phạm qua hình ảnh cũng phát hiện "dính" phạt nguội lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Xem thời gian phát hiện lỗi, anh Minh thở phào vì thời gian này không phải anh cầm lái, mà xe cho người quen thuê với giá 500.000 đồng/ngày. Tưởng báo với người quen lên đóng phạt là xong, nhưng phiền phức mới bắt đầu từ đây khi người quen nói không có tiền đóng phạt vì lỗi này phạt quá nặng. "Chiếc xe gần đến ngày đăng kiểm, tôi không biết phải xử lý ra sao. Khi cho thuê thì tôi nghĩ quen biết nên không làm hợp đồng thuê gì cả", anh Minh nói. Trao đổi với PV, lãnh đạo một đội CSGT cho hay, khi phát hiện xe bị phạt nguội, CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, gửi thông báo đến địa chỉ của chủ xe. Đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển xe mang đầy đủ giấy tờ đến trụ sở công an làm việc. Khi xác định được người điều khiển xe, CSGT mới lập biên bản và ra quyết định xử phạt sau đó. Theo CSGT, trường hợp xe bị phạt tại thời điểm chủ xe đang cho người khác mượn xe hoặc giao xe cho người khác điều khiển thì chủ xe phải chỉ ra người đó là ai để CSGT xác minh, lập biên bản. "Nếu người mượn xe không chịu phối hợp lên đóng phạt, chủ xe phải chứng minh được thời điểm đó giao xe cho người này bằng các bằng chứng liên quan như: giấy tờ hợp đồng cho thuê, mượn. Do đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần làm giấy tờ rõ ràng, tránh các phiền phức về sau khi bị phạt nguội", CSGT giải thích.Trường hợp chủ xe không chỉ ra được người điều khiển xe của mình vi phạm là ai thì chủ xe phải chịu trách nhiệm về lỗi phạt nguội này.Bên cạnh đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần kiểm tra xem người mượn xe có đủ điều kiện lái xe hay không, có GPLX phù hợp loại phương tiện, có nồng độ cồn hay không... để tránh liên đới trách nhiệm phạt hành chính, thậm chí là hình sự khi có vi phạm.
Kiểm tra nợ xấu, coi chừng những cái 'bẫy' đang giăng...
Cô Zoe Sadler, 25 tuổi, ở thành phố Coventry (Anh) bắt đầu gặp vấn đề về ăn uống từ khi mới 2 tuổi. Ngay từ lúc nhỏ, cô thường ăn sáng bằng ngũ cốc khô, bữa trưa và tối thì ăn bánh mì sandwich trắng tẩm bơ có nhân là khoai tây chiên giòn.
Ngày 9.3, thông tin từ Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với ông T.D.T (ngụ tại P.Văn Yên, TP.Hà Tĩnh). Ông T. bị phạt do có bình luận khiếm nhã, phân biệt địa phương trên mạng xã hội Tiktok.Trước đó, vào ngày 6.3, ông T. vào mạng xã hội Tiktok và thấy bài viết của tài khoản "Hieu Vu Trung" đăng tải bài viết liên quan đến chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có nhiều bình luận so sánh về sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội giữa các địa phương.Trong lúc tranh luận, ông T. đã bình luận một số nội dung khiếm nhã, "phân biệt địa phương", gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hà Tĩnh xác định, hành vi của ông T. vi phạm Nghị định số 15/2020 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử.Tại buổi làm việc với cơ quan công an, ông T. thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật.Cùng với xử phạt 7,5 triệu đồng, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ tài khoản cam kết không tái phạm.Theo nguồn tin của Thanh Niên, ông T. hiện là cán bộ công tác tại Phòng Thanh tra của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh.
Bãi rác tự phát bít đầu hẻm
Chị Nguyễn Thanh Thụy Hương (34 tuổi), ở TP.Đà Nẵng, cũng kể đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị khi cùng gia đình đến với chợ nổi Tân Phong.