$913
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 5/5 poker. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 5/5 poker.Ngày 10.3, tại Hà Nội, EVN và Vietcombank đã ký kết hợp đồng tín dụng dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.Theo EVN, đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.Công trình đường dây 500kV mạch kép dài khoảng 229,5 km với 468 vị trí móng cột điện, đi qua địa phận 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc.Trong dự án này, EVN đã chọn Vietcombank là ngân hàng thu xếp vốn. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.410 tỉ đồng; trong đó 20% là vốn đối ứng của EVN. 80% còn lại tương đương 5.472 tỉ đồng 80% được thu xếp từ nguồn vốn vay của Vietcombank.Số tiền này được Vietcombank giải ngân cho EVN trong khoảng 2 năm, thời hạn vay vốn là 15 năm với lãi suất cạnh tranh.Dự kiến, công trình hoàn thành trước ngày 2.9. Sau khi đưa vào vận hành, đường dây có khả năng truyền tải khoảng 2.000 - 3.000 MW từ các nhà máy thủy điện ở khu vực Tây Bắc và các tỉnh lân cận lên lưới điện quốc gia.Ngoài ra, dự án này sẽ tạo ra mối liên kết mạnh giữa các khu vực trong hệ thống điện, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia; giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh điện của EVN. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 5/5 poker. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 5/5 poker."Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói. ️
Theo Business Insider, startup AI non trẻ mang tên DeepSeek đến từ Trung Quốc đã gây chấn động làng công nghệ, theo đó, ứng dụng của họ vượt mặt cả ChatGPT của OpenAI để chiếm lĩnh vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí của App Store.Thành công này đến chỉ vài ngày sau khi DeepSeek ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) R1, một sản phẩm được đánh giá là có khả năng sánh ngang, thậm chí vượt trội hơn các mô hình AI hàng đầu hiện nay của Google, Meta và OpenAI. Điều đáng nói là DeepSeek đã đạt được những thành tựu ấn tượng này với nguồn lực hạn chế hơn nhiều so với các đối thủ Mỹ.Trong khi các 'gã khổng lồ' công nghệ Mỹ đổ hàng trăm tỉ USD vào việc mua sắm chip và dữ liệu cao cấp, DeepSeek lại chọn một hướng đi khác. Họ tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng chip H800 của Nvidia, một phiên bản có tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn so với chip H100 do các lệnh trừng phạt của Mỹ.Theo tiết lộ của DeepSeek, họ chỉ mất khoảng 6 triệu USD để xây dựng và huấn luyện mô hình V3, một con số 'khiêm tốn' so với chi phí mà các công ty Mỹ phải bỏ ra.Sự trỗi dậy của DeepSeek đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho tham vọng thống trị lĩnh vực AI của Mỹ. Việc một startup Trung Quốc có thể tạo ra những mô hình AI tiên tiến với chi phí thấp hơn đang đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của việc đầu tư chi phí với quy mô lớn vào AI.'Cú hích' này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi DeepSeek vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng App Store, vượt qua cả ChatGPT - ứng dụng đang được coi là biểu tượng cho sự phát triển của AI tại Mỹ.Liệu DeepSeek có thể duy trì vị thế dẫn đầu này? Các 'ông lớn' công nghệ Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước sự 'đe dọa' mới này? Cuộc đua AI toàn cầu đang ngày càng trở nên gay cấn và khó đoán hơn bao giờ hết. ️
Theo Reuters, chính quyền thành phố Buriticupu của Brazil đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi những hố sụt khổng lồ sâu tới nhiều mét gần đây xuất hiện tại khu vực.Thành phố có 55.000 dân và nhà cửa của khoảng 1.200 người trong số đó có nguy cơ bị nuốt chửng."Trong vài tháng qua, kích thước của các hố sụt đã tăng theo cấp số nhân, tiến gần hơn đáng kể đến nơi cư trú", theo sắc lệnh khẩn cấp do chính quyền thành phố ban hành vào đầu tháng này cho biết về các hố sụt. Theo đó, một số tòa nhà đã bị phá hủy.Người dân Buriticupu đã chứng kiến những vấn đề địa chất trong 30 năm qua, khi các trận mưa gây xói mòn nền đất cát, bên cạnh việc phá rừng và xây dựng thiếu quy hoạch.Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi những trận mưa ngày càng lớn hơn như hiện nay, theo nhà địa lý Marcelino Farias, giáo sư tại Đại học Liên bang Maranhao (Brazil).Ông Antonia dos Anjos (65 tuổi, đã sống ở Buriticupu trong 22 năm), lo ngại rằng sẽ sớm xuất hiện thêm nhiều hố sụt. "Mối nguy hiểm đang ở ngay trước mắt chúng tôi và không ai biết hố này đã mở ra từ đâu ở bên dưới",ông Anjos cho biết.Lãnh đạo Sở Công chính Buriticupu Lucas Conceicao cho biết rõ ràng là thành phố không có khả năng tìm ra giải pháp cho tình trạng hố sụt phức tạp. "Những vấn đề này bao gồm từ quá trình xói mòn đến việc di dời những người ở trong khu vực có nguy cơ", ông nói. ️