Giọt máu nghĩa tình
GS-TS Nguyễn Trung Kiên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho biết trong 5 - 10 năm tới các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sẽ rất phát triển ở nước ta. Trong đó, đầu tiên phải kể đến vi mạch bán dẫn, với nhu cầu tới 50.000 nhân lực trong khoảng 10 năm tới. Hiện các trường ĐH đang có mã ngành hoặc chuyên ngành về vi mạch bán dẫn phục vụ đào tạo nhân lực ngành này nhưng hiện tại số lượng đào tạo có thể đáp ứng ở mức rất thấp.Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng gọi điện thoại giả cán bộ y tế để lừa đảo
Dự bàn tròn có TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, trưởng đoàn VFDA; ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, các nhà sản xuất, đại diện các hãng phim lớn ở Hollywood, nhà đầu tư…Tại buổi tọa đàm, các nhà làm phim đã thảo luận sôi nổi về những cơ hội hợp tác giữa Việt Nam – Mỹ trong lĩnh vực sản xuất phim, bao gồm việc khai thác lợi thế bối cảnh Việt Nam, chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ, kết nối nhà sản xuất phim Việt - Mỹ, hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo với các trường đại học có ngành điện ảnh tại Việt Nam.Nhà sản xuất phim của Mỹ Matt Del Piano đặt ra những vấn đề như năng lực của các nhà sản xuất phim, đối tác ở Việt Nam liệu có đáp ứng được với yêu cầu làm việc khắt khe của họ không; hay ở Việt Nam có nhiều trường đào tạo về điện ảnh không? Giải đáp câu hỏi này, TS Lan nhấn mạnh, ở Việt Nam có nhiều tài năng trẻ, nhiều đối tác có thể đáp ứng yêu cầu, cũng có nhiều trường đại học đào tạo ngành điện ảnh, các khóa đào tạo ngắn ngày, hay mời các chuyên gia quốc tế hàng đầu nhằm chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng tài năng điện ảnh.Theo TS Ngô Phương Lan, thực tế khi làm phim, nhà sản xuất nào cũng mong muốn tác phẩm của mình đến được với thế giới, nhưng rõ ràng chúng ta vẫn còn nhiều khoảng cách. Nhiều bộ phim ở Việt Nam được ưa chuộng, ăn khách nhưng đưa ra nước ngoài thì chỉ mới phạm vi nhỏ. Tuy nhiên có một điều rất đáng bởi gần đây phim Việt đã được đưa sang Mỹ để chiếu phục vụ đông đảo khán giả, được chấp nhận ở một số rạp chiếu phim ở Mỹ. Thị phần phim Việt Nam đang tăng từ 30% lên đến 44%. Nếu có phim hợp tác Việt - Mỹ thì thị phần có thể sẽ lớn hơn nhiều.Tại buổi tọa đàm, nhà sản xuất phim ở Mỹ Adam Schoroeder bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến chính sách ưu đãi tài chính, thuế, hạ tầng kỹ thuật và quy trình sản xuất phim tại Việt Nam.TS Lan cho biết, hiện nay tại Việt Nam đã cải tiến trong thủ tục cấp phép sản xuất phim. Về cơ sở hạ tầng, giá khách sạn Việt Nam khá tốt, nhiều tỉnh thành tham gia bộ chỉ số thu hút đoàn làm phim (PAI) cam kết giá tốt nhất các đoàn làm phim quốc tế. Tuy các studio ở Việt Nam chưa được như mong muốn, các công ty tư nhân cũng có trường quay song chủ yếu để làm phim truyền hình, nhưng điểm nhấn ở Việt Nam là tỉnh thành nào cũng có "trường quay thiên nhiên" rất tuyệt vời.Khi bà Charlotte Nelson - Phó chủ tịch Kế hoạch tổ chức chiến lược tại Công ty Digital Domain - bày tỏ mong muốn được nghe ví dụ điển hình về việc đãi ngộ ngân sách của nhà nước khi nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam làm phim, TS Ngô Phương Lan cho biết, lúc đoàn làm phim Kong: Skull Island quay những phân đoạn chính tại quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), chi phí đoàn phim ở Việt Nam tiết kiệm rất lớn vì đến Ninh Bình, tất cả nhân công chèo đò phục vụ đoàn phim miễn phí trong thời gian quay, khách sạn được ưu đãi với giá tốt nhất.Theo TS Lan, ở nhiều nơi trên thế giới, nhà sản xuất phim đi đến đâu cũng có ưu đãi trực tiếp, ví dụ họ chi 10 đồng ở địa phương thì họ nhận được khoản hoàn lại từ 30% đến 40%. Nhưng ở Việt Nam thì chưa có cơ chế đó, dù trong luật Điện ảnh mới có quy định rằng sẽ ưu đãi về thuế cho nhà làm phim nước ngoài, nhưng phải phù hợp với các luật thuế và luật có liên quan. Vì vậy con đường để đến với ưu đãi đó còn dài và khó khăn để triển khai.TS Ngô Phương Lan cho biết: "Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với khát vọng vươn lên trong mọi lĩnh vực, trong đó có điện ảnh. Trong 5 năm qua, điện ảnh Việt Nam có nhiều bước tiến đáng ghi nhận, tạo được dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế. Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, di sản văn hóa phong phú cùng nguồn nhân lực tài năng. Tuy nhiên, kể từ sau Kong: Skull Island, Việt Nam vẫn chưa đón thêm các dự án lớn từ Hollywood. Lần này, VFDA mong muốn thu hẹp khoảng cách giữa các nhà làm phim trong và ngoài nước, kết nối họ với các địa phương để thúc đẩy sản xuất phim tại Việt Nam"."Chúng tôi không chỉ quảng bá hình ảnh Việt Nam mà còn hướng tới việc trở thành một địa chỉ tin cậy cho các nhà làm phim, các nhà đầu tư khi có dự án sản xuất phim tại Việt Nam; đồng thời thúc đẩy hợp tác nhằm mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành điện ảnh Việt Nam với sự tham gia của các nhà làm phim lớn ở Hollywood và các nhà đầu tư nước ngoài", Chủ tịch VFDA khẳng định.Phát biểu tại sự kiện, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: "Với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, văn hóa đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các nhà làm phim quốc tế. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các dự án điện ảnh.Dù đó là những bộ phim bom tấn lấy bối cảnh hùng vĩ hay những câu chuyện giàu cảm xúc khai thác chiều sâu văn hóa, chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác để biến những ý tưởng đó thành hiện thực".
Mê mẩn bãi cỏ lau đẹp hút hồn ở gần trung tâm thành phố
Lần đầu tiên tôi biết về mẹ hình như là lúc lên 4, khi đó ba vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 ở Hà Nội về. Đó cũng là lần đầu tiên ba gặp đứa con gái thứ 2 là tôi.Sáng hôm đó, hình như mẹ lúi húi trong bếp, ba bế tôi xuống hỏi: "Em cho ba con anh ăn gì?". Tôi đòi ăn khoai, là hai củ khoai hôm trước ba nói để sáng mai hẵng ăn. Mẹ nói con ăn cơm đi, mẹ ăn khoai rồi. Tôi khóc ăn vạ. Ba bế tôi lên vai nói ra vườn hái cam. Mẹ nhìn theo hai cha con rồi nói: "Có ba về là nhõng nhẽo quá, ở nhà với mẹ có thế đâu…".Tôi không thể nào diễn tả được ánh mắt ấy, chỉ là sau này nhớ lại, ngẫm nghĩ thì hiểu rằng: Đó là lời của một người vợ, người mẹ hạnh phúc.Ba mẹ cưới nhau xong thì ba đi bộ đội rồi giải ngũ, học tiếp cấp 3. Ba bắt đầu ra Hà Nội học đại học thì mẹ có bầu tôi. Trong bốn năm xa cách ấy là bom đạn, thiếu thốn, mẹ một mình làm ruộng, nuôi hai con và chăm sóc ba mẹ chồng. Chừng ấy năm tháng xa chồng của một người vợ trẻ hẳn không ít khó khăn và cả đau khổ. Nhưng, khi có thể dựa đỡ vào chồng, dù chỉ là dỗ đứa con gái hờn dỗi, với mẹ đó là khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa. Cái cảm giác hạnh phúc trên khuôn mặt, ánh mắt mẹ rõ ràng đến nỗi 55 năm sau, tôi vẫn nhớ như in, như thể xem lại một cảnh phim ấn tượng.Mùa đông đầu tiên sau khi đi làm, ba mua cho mẹ một cái áo bông chần màu đen láng mượt. Với quê miền Trung thời đó, chiếc áo là của hiếm. Khi ba đang ở nhà, lúc nào mẹ cũng mặc. Hôm đó, trời lạnh lắm, đi cấy về, mẹ khoe với ba: "Bữa ni ở ngoài đồng ai cũng khen áo đẹp, các chị ấy nói cả làng ni, chưa có ai được chồng mua áo đẹp cho như vậy".Mẹ cười, mắt lấp lánh. Người ta hẳn sẽ hạnh phúc tận cùng khi chỉ yêu, hiến dâng, không chờ đợi, không đòi hỏi và khi được trao đền, thì cảm giác như đó là quà tặng vô giá.Ba tôi đi công tác xa, năm thì mười họa về nhà một bữa. Mỗi lần ba về, trong nhà như có tiệc. Mẹ nấu cho ba những món ngon nhất mà quanh năm mấy mẹ con chẳng mấy khi được ăn. Có con lợn nuôi mấy tháng chờ tết cân cho mậu dịch để lấy lụa, bột mì, ba đòi làm thịt, mẹ đồng ý luôn. Cứ tưởng ba chỉ lấy bộ lòng ăn rồi để các thứ còn lại cho mẹ bán, ai dè ba nói: "Chia ra từng các phần nhỏ, biếu hết bà con quanh nhà".Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Mẹ làm theo, nét mặt rất vui.Có cái ao trước cửa nhà, mẹ thả cá để cuối năm thu hoạch. Ba về bất chừng, gọi người tát nước, bắt cá chia cho cả xóm, mẹ cũng chiều ý ba. Các dì tôi nói: "Mạ mấy đứa yêu và chiều chồng vô điều kiện".Mẹ ốm, đi viện đâu hơn tháng thì về nhà. Làng xóm tới thăm rất đông, ai mẹ cũng quay mặt ra chào, cố tiếp chuyện giữa những cơn đau. Duy chỉ có chị cả tôi ôm đứa em út lúc đó mới 10 tháng tuổi tới thì mẹ quay mặt vào vách. Bà nội tôi nói: "Các con để cho mẹ nghỉ". Sau này, khi mẹ mất lâu lâu, bà giải thích với tôi: "Lúc đó mẹ con sợ em nó nhớ ra mẹ rồi vài bữa nữa, không còn mẹ, em nó khóc, bà cháu mình không dỗ được".Mẹ là vậy, kể cả khi sắp rời cõi đời, vẫn chỉ nghĩ cho người khác.Sau này, gặp những chuyện này kia, đôi khi tôi sững lại, tự hỏi: "Nếu là mẹ, bà sẽ xử lý thế nào nhỉ?". Và khi đã lội qua nhiều năm tháng và đường đất cuộc đời, tôi tìm được câu trả lời chung cho nhiều tình huống: Mẹ đã nghĩ và làm như tính cách trời sinh, mọi sự đều nghĩ cho người khác, sống cho người khác. Mẹ cũng không có cơ hội chiêm nghiệm như thế là đúng hay sai, bởi bà đã ra đi khi chưa kịp nhìn lại…Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Và những đứa con của mẹ cũng hạnh phúc mỗi khi nhớ về người.
Hội thao là sân chơi của người lao động đến từ 26 công ty ở khu vực Tây nguyên, Duyên hải miền Trung, Lào và Cao su Bình Thuận, Hòa Bình. Các VĐV đã cống hiến cho hội thao những trận đấu hay, những pha bóng đẹp, những cuộc tranh đua đầy kịch tính... và xứng đáng bước lên bục vinh quang để nhận những tấm huy chương đầy ý nghĩa.
U.23 Việt Nam đấu Iraq: HLV Hoàng Anh Tuấn tung lực lượng mạnh nhất, ‘gà son’ Vĩ Hào đá chính
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam