Sonasea Vân Đồn Harbor City bạt rừng làm đường ống nước mà chính quyền không hay
Sáng 14.1, giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng. Theo đó, dầu Brent tăng 1,25 USD, tương đương 1,6%, lên 81,01 USD/thùng - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26.8.2024; dầu WTI tăng 2,25 USD, tương đương 2,9%, lên 78,82 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 12.8. Đáng lưu ý, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn đều đang nằm trong vùng quá mua về mặt kỹ thuật (mức giá tăng quá cao so với giá trị thực - PV) ngày thứ 2 liên tiếp.Theo Reuters, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế để thích ứng với lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với các nhà sản xuất và tàu chở dầu của Nga. Các lệnh trừng phạt mới này nhằm hạn chế doanh thu của Nga - nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới.Các phân tích nhìn nhận thị trường có sự lo ngại về gián đoạn nguồn cung, tuy vậy cũng cho rằng khó đoán định được điều gì xảy ra tiếp khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20.1 tới. Ngân hàng Goldman Sachs ước tính trong năm 2024, các tàu là đối tượng của lệnh trừng phạt mới đã vận chuyển 1,7 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 25% lượng dầu xuất khẩu của Nga. Ngân hàng này dự báo giá dầu Brent dao động trong khoảng 70 - 85 USD/thùng và sẽ tăng theo chiều hướng tích cực.Đến nay, theo Reuters, có ít nhất 65 tàu chở dầu đã thả neo tại nhiều địa điểm, cả ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và Nga, kể từ khi Mỹ công bố gói trừng phạt mới.Trong nước, cập nhật giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore đến sáng nay cho thấy, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều thứ năm (ngày 16.1) có thể tăng mạnh. Ước tính đến hết phiên lúc rạng sáng 14.1, mức tăng của giá dầu so với giá bán trong nước là hơn 1.000 đồng/lít, mức tăng của xăng dao động từ 600 - 700 đồng/lít. Nếu đúng như dự báo, giá xăng dầu trong nước có lần tăng giá thứ 3 liên tiếp trong tháng cận tết Âm lịch.Ukraine 'đánh tiếng' xin hệ thống Patriot của Israel
Sau 4 ngày xét xử phúc thẩm, ngày 10.1, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã đề nghị mức án đối với 144 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.Theo đó, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) được đề nghị giảm từ 1 - 2 năm tù về tội nhận hối lộ (tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù). Lý do bị cáo đã khắc phục thêm số tiền 2,6 tỉ đồng, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của Công đoàn Cục Đăng kiểm.Bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) được đề nghị giảm từ 2 - 3 năm tù về tội nhận hối lộ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Lý do bị cáo đã nộp khắc phục số tiền còn lại 4 tỉ đồng. Trước đó, bị cáo bị TAND TP.HCM tuyên phạt 25 năm tù cho 2 tội danh này.Viện kiểm sát cho rằng, trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là những người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của cơ quan này.Tuy nhiên, các bị cáo đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát, đưa ra chủ trương làm trái quy định của pháp luật để nhận hối lộ. Việc làm này để xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài trên cả nước.Bị cáo Trần Kỳ Hình đã nhận tiền hối lộ 7,1 tỉ đồng để bỏ qua các sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động trung tâm đăng kiểm. Đó là các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, thẩm định hồ sơ thiết kế phương tiện đăng kiểm. Bị cáo còn duyệt cấp đủ năng lực cho 63 hồ sơ của các cơ sở đóng tàu trái quy định pháp luật.Bị cáo Đặng Việt Hà, sau khi được bổ nhiệm làm Cục trưởng, đã đưa ra các chủ trương, chỉ đạo nâng mức hưởng lợi của mình đối với số tiền nhận hối lộ. Vì vậy, bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung về tổng số tiền nhận hối lộ là 40,2 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 142 bị cáo còn lại, Viện kiểm sát cho rằng, tại cấp phúc thẩm, nhiều bị cáo không đưa ra được những tình tiết giảm nhẹ mới nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo đối của 85 bị cáo. Vì thế, Viện kiểm sát chỉ đồng ý chấp nhận kháng cáo xin giảm hình phạt của 41 bị cáo, đề nghị giảm từ 6 tháng đến 3 năm tù. Trong đó, năm bị cáo được đề nghị cho hưởng án treo.Riêng kháng nghị của Viện KSND TP.HCM đề nghị tăng hình phạt đối với 18 bị cáo, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM cho rằng với tính chất hành vi của các bị cáo thì có 5 bị cáo mà bản án sơ thẩm đã tuyên phạt là phù hợp. Vì thế, Viện kiểm sát rút kháng cáo, giữ nguyên hình phạt đối với 5 bị cáo này.Còn lại 13 bị cáo, theo Viện kiểm sát, toà án cấp sơ thẩm tuyên còn quá nhẹ, không phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Do đó, Viện kiểm sát đề nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo này từ 6 tháng đến 2 năm tù.
Imexpharm 'Vì một Việt Nam xanh': Hiện thực hóa đề án 'Trồng 1 tỉ cây xanh'
Với sự kiện này, BTC mong muốn kiến tạo sân chơi lành mạnh và khuyến khích phát huy các hoạt động thể chất trong sinh viên, đồng thời, tìm kiếm ứng viên xuất sắc cho giải đấu quốc tế tại Indonesia vào tháng 11.2023. Theo đó, tại nội dung thi đấu đôi nam nữ, cặp VĐV giành chiến thắng chung cuộc sẽ có cơ hội tham dự giải đấu giao hữu vào tháng 11.2023 tại Indonesia cùng nhiều hoạt động giao lưu văn hóa thú vị khác trên nước bạn.
Bộ Tài chính vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc Báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2023 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Về tổng quan, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời của khối doanh nghiệp FDI năm 2023 giảm sút so với năm 2022. Cụ thể, doanh thu là 9,41 triệu tỉ đồng, giảm 4,3%; lợi nhuận sau thuế là 337.027 tỉ đồng, giảm 15,7%. Số nộp ngân sách nhà nước giảm từ 197.087 tỉ đồng năm 2022 còn 193.238 tỉ đồng năm 2023.Đáng chú ý, tính đến 31.12.2023, số doanh nghiệp FDI báo lỗ là 16.292/28.918 doanh nghiệp, tăng 21,2%; số doanh nghiệp bị lỗ lũy kế là 18.140 doanh nghiệp, tăng 15%; số doanh nghiệp bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 5.091 doanh nghiệp, tăng 15,2%.Số lỗ năm 2023 là 217.464 tỉ đồng, tăng 32%; trị giá lỗ lũy kế là 908.211 tỉ đồng, tăng 20%; trị giá âm vốn chủ sở hữu là 241.560 tỉ đồng, tăng 29%.Bộ Tài chính đánh giá, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng phần lớn tập trung vào các dự án quy mô đầu tư nhỏ và vừa. Các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu linh kiện, thiết bị để gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, dây chuyền công nghệ ở mức độ trung bình để tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ. Các lĩnh vực có đóng góp lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh, số nộp ngân sách nhà nước của toàn ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động kinh doanh bất động sản mất vai trò động lực tăng trưởng khi đồng loạt giảm sút.Doanh nghiệp FDI báo lỗ, doanh nghiệp lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị. Số doanh nghiệp báo lỗ, lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu vẫn có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm.Nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư, tập trung ở các lĩnh vực chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy...Cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, doanh thu cao, lợi nhuận trước thuế lớn nhưng có mức đóng góp vào ngân sách nhà nước ở mức khiêm tốn so với các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư và kết quả kinh doanh thấp hơn…Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hoặc trình Quốc hội ban hành các chính sách về đầu tư, doanh nghiệp... có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài.Ban hành nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia.Bộ này cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo rà soát các cơ chế, chính sách về đầu tư để kiến nghị Chính phủ sửa đổi hoặc ban hành chính sách đầu tư kịp thời, hiệu quả.Xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư làm căn cứ đánh giá tác động của dự án của doanh nghiệp FDI đang hoạt động đối với kinh tế - xã hội, môi trường nhằm quản lý, ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.Tăng cường đối chiếu thông tin chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI, tăng thu cho ngân sách nhà nước.Kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư đang hoạt động; đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối với những doanh nghiệp FDI có hoạt động không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội.Năm 2023, tổng doanh nghiệp FDI có dữ liệu báo cáo tài chính đầy đủ để phân tích là 28.918 doanh nghiệp.Tính đến 31.12.2023, so với năm 2022, tổng tài sản của khối doanh nghiệp FDI chi phối là 9,95 triệu tỉ đồng, tăng 6,8%; vốn chủ sở hữu là 4,19 triệu tỉ đồng, tăng 5,5%. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 3,04 triệu tỉ đồng, tăng 11,5%; lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 890.603 tỉ đồng, giảm 15,3%.
Bộ GD-ĐT nói gì về xu hướng nhiều học sinh chọn khoa học xã hội?
Cầu thủ xuất sắc nhất: Đào Thông Minh