Những màn hóa trang ấn tượng tại Cosplay Contest
Ngoài ra, cũng không nên ăn hàu sống vì dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn vibrio vulnificus, vibrio parahaemolyticus (vi khuẩn gây dịch tả), ký sinh trùng, ấu trùng giun sán… liên quan đến các bệnh nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Hàu cũng có thể chứa các chất ô nhiễm hóa học khác, bao gồm: thủy ngân, chì và cadmium, đặc biệt là hạt "vi nhựa" rất độc hại.ĐTQG Thể thao điện tử Việt Nam sẵn sàng chinh phục AFC eASIAN Cup 2023
Trước việc giá cà phê tăng dựng đứng, câu hỏi mà nhiều người quan tâm lúc này là sắp tới sẽ diễn biến ra sao. Ông Nguyễn Đắc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Nga Thanh tại H.Krông Nô (Đắk Nông), cho biết: Từ chiều tối 26.3, giá cà phê tại địa phương đã đạt mốc 100.000 đồng/kg sau khi giá thế giới liên tục tăng nhiều ngày trước đó. Giá cà phê cứ tăng khiến nhiều người nắm giữ cà phê không dám bán ra vì sợ lỗ. Điều này làm cho nguồn cung càng khan hiếm, đẩy giá tiếp tục leo thang. Nhiều đơn vị không gom được hàng giao cho đối tác dù đã tăng giá thu mua cao hơn mức bình quân trên thị trường. Cục diện thị trường căng thẳng kéo dài nhưng là sự căng thẳng "ngọt ngào", nhất là với người trồng cà phê. Trước đó, ở mốc giá khoảng 95.000 đồng/kg, nhiều bà con nông dân đã chốt lời trong sự hưng phấn vô cùng.
Vì sao nhiều ngành thiết kế, mỹ thuật, kiến trúc trở nên 'hot’ những năm gần đây?
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Một người đàn ông đã dùng hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá của một công ty đấu giá, để rồi bị lừa đảo hết sạch. Ngày 1.1.2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Trần Tấn Hoàng (43 tuổi, ở quận Tân Phú) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đây là người thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC, nơi đã khiến hơn 52 tỉ của một người đàn ông "không cánh mà bay". Trước đó, thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, Phòng Cảnh sát kinh tế xác lập chuyên án 089L, đấu tranh, bắt giữ Trần Tấn Hoàng để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", thông qua hoạt động đấu giá tài sản.Công an xác định vào tháng 5.2019, bị can Trần Tấn Hoàng thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC (công ty này đã nhiều lần thay đổi tên như Công ty Tiền Phong, Hoàng Phát, Trung Tín) và thuê người đại diện pháp luật, điều hành các phiên đấu giá.Do cần tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân, từ tháng 2.2020 - 1.2022, Trần Tấn Hoàng đã đưa ra thông tin gian dối về việc Công ty VAMC được cơ quan thi hành án giao bán đấu giá nhiều tài sản, để một người đàn ông tin tưởng nộp tiền đặt cọc.Ông này đã nộp hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá. Tuy nhiên, Trần Tấn Hoàng không thực hiện đúng cam kết mà chiếm đoạt số tiền này sử dụng mục đích cá nhân.Nhận tin báo, Công an TP.HCM đã khẩn trương xác lập chuyên án, đấu tranh, bắt giữ Hoàng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.Ngoài ra, quá trình điều tra Phòng Cảnh sát kinh tế còn nhận được đơn tố giác của một số cá nhân khác về việc bị can Trần Tấn Hoàng nhận tiền đặt trước của người tham gia đấu giá nhưng sau khi việc mua bán tài sản đấu giá không thành, bị can Hoàng đã không hoàn trả lại tiền mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Yêu cầu Facebook, Google gỡ bỏ 621 tài khoản, bài viết có nội dung xấu, độc
Hôm 24.2, NSƯT Ngọc Huyền tổ chức sự kiện ra mắt web drama Kén cá chọn chồng, có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ như NSND Thanh Điền, NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Kim Tử Long, nghệ sĩ Ngân Tuấn, đạo diễn Khương Dừa… Đây là tác phẩm nối tiếp thành công của web drama Sầu riêng giành giải Ngôi Sao Xanh 2024, mang màu sắc hài hước, vui nhộn. Trong phim, NSƯT Ngọc Huyền đảm nhận vai Chọn, chịu cảnh ế lâu năm vì bị đồn thổi "cao số", khiến phái mạnh không ai dám đến gần. Tình cờ, cô gặp Cá (NSƯT Kim Tử Long thủ vai) và nảy sinh tình cảm nhưng lại gặp không ít trắc trở. Điều đặc biệt trong Kén cá chọn chồng là màn kết hợp ăn ý của Kim Tử Long - Ngọc Huyền. Từng là cặp đôi đẹp trên sân khấu cải lương, màn hội ngộ của cả hai trong dự án này khiến nhiều khán giả không khỏi tò mò. Tại sự kiện ra mắt phim, Kim Tử Long hào hứng khi dự án mới được giới thiệu với khán giả. Thậm chí nam nghệ sĩ còn mong muốn được đóng cảnh tình cảm với Ngọc Huyền ở dự án sau. Ngọc Huyền từng được biết đến là “người tình sân khấu” của Kim Tử Long. Nữ nghệ sĩ bật mí vì đồng nghiệp chính là người se duyên cho mình và chồng hiện tại nên không có chuyện bị ghen tuông khi đóng chung. Về phần mình, Kim Tử Long cho biết vợ anh cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nên có sự thấu hiểu, không khó chịu khi anh đóng cặp với “người tình sân khấu” trong Kén cá chọn chồng.Về phía Ngọc Huyền, nữ nghệ sĩ cho biết Kén cá chọn chồng là món quà dành tặng bản thân nhân kỷ niệm 41 năm gắn bó với sự nghiệp ca hát. Ngoài ra, tác phẩm còn là lời tri ân của cô dành cho khán giả khi đã ủng hộ phim Sầu riêng trước đó, giúp cô giành giải Ngôi Sao Xanh cho Diễn viên xuất sắc nhất hạng mục phim chiếu mạng. Nói về màn tái hợp với Kim Tử long, Ngọc Huyền cho rằng đó là điều khiến khán giả tò mò.