5 ưu điểm, 3 hạn chế trên Mercedes GLC thế hệ mới tại Việt Nam
Sáng 17.3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng. Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng và những ý kiến tại buổi làm việc. Tổng Bí thư nhấn mạnh, vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, khó, chuyên môn sâu và thay đổi rất nhanh, cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên.Về những định hướng tiếp tục nghiên cứu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư gợi mở, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về kết quả thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế… Đồng thời, cần phải đánh giá lại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch và định hướng phát triển các tỉnh, thành phố.Về mô hình tăng trưởng GDP, Tổng Bí thư yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của "mô hình tăng trưởng mới" của Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là nhấn mạnh những yếu tố căn cơ để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, cần xác định rõ, đúng vai trò của các thành phần kinh tế, nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng để tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm. Đồng thời, định hướng cụ thể phát triển hiện đại ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; phải hình thành các vùng, cực tăng trưởng cùng với mục tiêu cụ thể đóng góp trong GDP cả nước.Về thể chế, Tổng Bí thư chỉ rõ, đây là điểm nghẽn, đang từng bước được tháo gỡ để tạo nền tảng phát triển. Ông đề nghị, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội.Cùng đó, cần phải nghiên cứu, cải cách mạnh mẽ hơn nữa quy trình, chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, chi phí thấp, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong cải cách hành chính, khởi nghiệp, sáng tạo, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.Nhấn mạnh cần nghiên cứu các giải pháp thực thi chính sách đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần chủ động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Tổng Bí thư cho rằng, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới."Phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh; phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiềm năng con người Việt Nam không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, cần nghiên cứu để có giải pháp mạnh mẽ, đột phá hơn nữa", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Tổng Bí thư đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn các giải pháp cụ thể để huy động nguồn lực. Nghiên cứu kỹ chiến lược thu hút vốn FDI cũng như vốn đầu tư gián tiếp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; huy động nguồn vốn trong dân tham gia kinh doanh, đưa dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế địa phương tự chủ, phân cấp, phân quyền phải đảm bảo công bằng, nuôi dưỡng nguồn phát triển.Tổng Bí thư cũng lưu ý, tiếp tục rà soát các nội dung báo cáo để đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân; phải nghiên cứu những chính sách tăng trưởng, để mức sống của người dân tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và người dân được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế mang lại; phải lượng hóa được các chủ trương cụ thể để người dân có thể nhìn thấy được, đánh giá được…Tổng Bí thư yêu cầu các thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội tiếp tục bám sát tình hình, tổ chức nghiên cứu, thảo luận kỹ, tiếp thu ý kiến của các cấp, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa các mục tiêu năm 2030, năm 2045, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, nâng cao đời sống của người dân.Lãnh đạo HPX bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu trước ngày đình chỉ giao dịch
Để hỗ trợ hành khách mua vé và đi lại trên tuyến đường sắt đô thị số 1 từ 21.1, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TP.HCM đã thông tin chi tiết về các loại vé, hình thức thanh toán và hướng dẫn thực hiện mua vé và đăng ký vé tháng đi tàu.Cụ thể, với hình thức vé lượt, hành khách không dùng tiền mặt có thể thanh toán trực tiếp bằng cách quét thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ không tiếp xúc) trên thiết bị đầu đọc thẻ EMV tại các cổng soát vé vào/ra. Thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ vật lý, thẻ ảo) của tổ chức Mastercard có thể được sử dụng ngay từ 21.1; thẻ Napas dự kiến khả dụng từ 24.1. Các loại thẻ thanh toán còn lại của tổ chức thẻ quốc tế Visa, JCB, Amex và UPI sẽ được công ty thông báo bổ sung ngay khi hoàn thiện việc kết nối kỹ thuật.Bên cạnh đó, người dân có thể sử dụng ứng dụng HCMC Metro bằng cách chọn lộ trình điểm đi đến và thanh toán trên ứng dụng, sau đó nhận QR code tạo trực tiếp từ ứng dụng rồi quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code để đi tàu. Ngoài ra, hành khách có thể thanh toán bằng ví điện tử MoMo (dự kiến từ 24.1), trước khi đơn vị vận hành tiếp tục mở rộng bổ sung liên kết với các loại ví khác. Hành khách cũng có thể mua vé trực tiếp thông qua hình thức máy Pos hoặc chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt tại quầy bán vé, sau đó nhận phiếu đi tàu dưới dạng QR code và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code ở các cổng soát vé vào và ra ở các nhà ga để đi tàu.Để mua vé theo thời gian (vé ngày, vé tháng cho hành khách phổ thông), người dân đăng ký tài khoản trên ứng dụng HCMC Metro và thanh toán để mua vé 1 ngày, 3 ngày hoặc vé tháng (30 ngày), sau đó sẽ nhận QR code điện tử tạo trực tiếp từ ứng dụng và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code để đi tàu. Đáng chú ý, hành khách sử dụng vé tháng có thể liên kết với thẻ căn cước và quét thẻ tại thiết bị đầu đọc căn cước để đi tàu từ ngày 15.2.Các đối tượng thuộc diện miễn vé như người có công với cách mạng, người khuyết tật, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) sẽ sử dụng thẻ căn cước và quét thẻ tại thiết bị đầu đọc căn cước ở các cổng soát vé vào/ra ở các nhà ga để đi tàu điện. Trẻ em dưới 6 tuổi cũng được miễn phí vé đi tàu nhưng phải có người lớn đi kèm. Trong trường hợp nhân viên nhà ga có thể yêu cầu, người đi cùng phải chứng minh được trẻ em thuộc độ tuổi miễn vé.Hành khách thuộc đối tượng giảm giá vé như học sinh, sinh viên sẽ thực hiện đăng ký thông qua ứng dụng Công dân số TP.HCM từ 25.1 và mở bán vé tháng từ 15.2.
Hà Lan sắp triển khai hệ thống Patriot sát sườn Nga
Thái Lan hòa Việt Nam
Theo thông tin ban đầu, hơn 11 giờ cùng ngày, xe container biển số 49H - 028.45 và ô tô con biển số 56S - 1... chạy cùng chiều trên đường số 7 khu công nghiệp Vĩnh Lộc, hướng từ quốc lộ 1 về đường số 2.Khi qua giao lộ đường số 7 - đường số 4 (phường Bình Hưng Hòa B, quậnnBình Tân, TP.HCM) khoảng 50 mét thì xe container và ô tô con xảy ra va chạm.Sau va chạm, chiếc ô tô con mất lái lao lên vỉa hè, sụp xuống cống thoát nước sâu trong khu công nghiệp.Theo người dân, thời điểm xảy ra va chạm, trên ô tô có 5 người (gồm 3 người lớn và 2 trẻ nhỏ), tất cả may mắn đã thoát nạn. Tại hiện trường chiếc ô tô hư hỏng, móp méo phần hông trái, bể kính. Xe container cũng hư phần đầu. Trên đường có vết phanh bánh dài của phương tiện.Hơn 12 giờ 30, Công an quận Bình Tân đang khẩn trương giải quyết hiện trường va chạm giữa xe container và ô tô trên đường số 7. Lực lượng chức năng cũng tiến hành điều tiết, phân luồng từ xa để giảm áp lực ùn ứ giao thông qua khu vực này.
3 món cơm gạo lứt giúp nàng có một tuần làm việc khỏe và đẹp
Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu trong công tác Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội và phong trào thanh niên thủ đô năm 2024.Ngày 11.5.2024 đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 cấp xã đồng loạt tại 578 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn TP.Hà Nội.Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức đồng loạt, trên cơ sở đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, phát huy sức trẻ của thanh niên thủ đô, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tạo được hiệu ứng lan tỏa, tích cực.Với các hoạt động giáo dục truyền thống, uống nước nhớ nguồn, thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, hành trình đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các cấp bộ Hội thủ đô; từ đó tạo động lực mới, khí thế mới, đẩy mạnh công tác Hội và phong trào thanh niên thủ đô.Trải qua 30 hành trình khám bệnh, phát thuốc, tặng quà miễn phí tại các quận, huyện, thị xã của TP.Hà Nội đã có trên 15.200 người được thăm khám, tặng quà; huy động nguồn lực xã hội hóa trao 15.200 túi quà an sinh tặng nhân dân, thiếu nhi tổng trị giá hơn 8,7 tỉ đồng.Chương trình đã được triển khai đồng bộ tới 100% cơ sở Đoàn. Sau gần 1 năm triển khai, chương trình đã hỗ trợ giới thiệu, quảng bá hàng trăm sản phẩm OCOP của Hà Nội; hàng chục nghìn đơn hàng được chốt, tạo tổng doanh thu hơn 24 tỉ đồng; đồng thời, hỗ trợ đào tạo thanh niên, nông dân nắm bắt và có kỹ năng bán hàng trực tuyến, từ đó nâng cao doanh số.Hành trình đã tổ chức 180 buổi hiến máu, thu về 84.494 đơn vị máu. Qua đó, góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động tại cộng đồng; tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ thủ đô đối với cộng đồng và xã hội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc cứu người.Với 580 công trình phần việc được khởi công, khánh thành trong cùng một ngày, trị giá hơn 23 tỉ đồng, ngày hội đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp thanh niên với những công trình, phần việc, việc làm hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực đối với xã hội.Là mô hình phối hợp triển khai thành công trong suốt nhiều năm qua của các cấp bộ Hội và trại giam; góp phần cải tạo, giáo dục phạm nhân, trại viên trong độ tuổi thanh niên, giúp các bạn trẻ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, giảm tỷ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật trong thanh niên.Hàng ngàn thanh niên thủ đô tham gia các đội hình tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra tại 30 quận, huyện, thị xã của thủ đô. Cùng với đó, phát huy tinh thần Hà Nội nghĩa tình, Hà Nội vì cả nước, hàng chục đoàn tình nguyện của tuổi trẻ thủ đô đã đến các tỉnh miền núi phía bắc tham gia hỗ trợ cứu người bị nạn, tặng trang thiết bị, nhu yếu phẩm, chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả thiên tai. Đặc biệt, Đội phản ứng nhanh cứu hộ cứu nạn của Câu lạc bộ xe bán tải địa hình Việt Nam (PVC) đã tổ chức hàng trăm chuyến xuồng, chuyến xe cứu hộ hỗ trợ và giải cứu hàng ngàn người dân bị mắc kẹt.Đại hội diễn ra trong 2 ngày 14 -15.10.2024 tại Hà Nội, với khẩu hiệu "Thanh niên Hà Nội: Yêu nước, tiên phong, gương mẫu, đoàn kết, sáng tạo, vươn xa". Thành công của đại hội là động lực quan trọng để mỗi hội viên, thanh niên ý thức rõ ràng, sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, về truyền thống vẻ vang và những đóng góp to lớn của tổ chức Hội trong mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước.Các hoạt động được triển khai đồng bộ, đầy đủ tới tất cả các khu vực đối tượng thông qua các hoạt động cụ thể như: Ngày hội thanh niên công nhân; Ngày hội văn hóa thể thao thanh niên các dân tộc thiểu số; chương trình Xuân an lạc - Tết đoàn viên; tặng nhẫn cưới cho các cặp đôi thanh niên khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn...