Vương phi Kate Middleton nhận tin nhắn cảm động từ cô bé 8 tuổi
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.'Vết chân tròn' gieo yêu thương nơi đất thép
Bình thường khi mua một món đồ gì đó vào ban ngày, Cúc phải đắn đo suy nghĩ khá nhiều. Cô nàng chỉ mua khi nó thật sự cần thiết và phải dùng đến. Thế nhưng, khi màn đêm buông xuống những thứ mà Cúc “chốt đơn” mà không cần suy nghĩ.
Bạc Liêu: Đăng tin thất thiệt 'không cho ngư dân đi biển', bị phạt 5 triệu đồng
Honda mới đây khiến không ít khách hàng phải "giật mình" khi công bố bảng giá mới cho các mẫu mã ô tô đang phân phối tại Việt Nam. Trong đó đáng chú ý, mẫu xe thể thao Civic Type R được điều chỉnh giá tăng mạnh, lên mức 3 tỉ đồng.Cụ thể, theo bảng giá bán mới cập nhật trên website của Honda Việt Nam, từ đầu năm 2025, Honda Civic Type R sẽ áp dụng giá bán cho duy nhất tùy chọn phiên bản, ở mức 2,999 tỉ đồng. Nếu so với mức giá trước đó được liên doanh xe Nhật công bố và áp dụng xuyên suốt từ thời điểm trình làng khách Việt thông qua Triển lãm Ô tô Việt Nam 2022, giá bán mới đã điều chỉnh tăng tới 600 triệu đồng (từ 2,399 lên 2,999 tỉ đồng). Mức tăng này bằng hẳn số tiền bỏ ra để mua một chiếc sedan hạng B như Honda City hay Toyota Vios.Mặc dù vậy, tới thời điểm hiện tại, ngoài thay đổi mức giá trên website, hãng xe Nhật không chia sẻ thêm về nguyên nhân cụ thể của lần điều chỉnh này, cũng không thông báo về việc Civic Type R có thêm nâng cấp trang bị hay không.Thực tế, Civic Type R cũng không phải mẫu xe thương mại mà Honda Việt Nam đặt kỳ vọng cao về doanh số. Báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) 3 năm gần nhất cho thấy, kể từ thời điểm mở bán tại VMS 2022 đến nay, mẫu xe thể thao nhà Honda mới chỉ bán ra khoảng 30 xe. Điều này đồng nghĩa, trung bình mỗi tháng, Honda Việt Nam bàn giao được vỏn vẹn 1 xe Civic Type R.Mặc dù vậy, điều này cũng không quá khó hiểu phiên bản thể thao này vốn dĩ khá kén khách. Điểm khác biệt lớn nhất trên Honda Civic Type R so với Honda Civic bản thường nằm ở khả năng vận hành. Civic Type R trang bị khối động cơ tăng áp 2.0 lít VTEC Turbo sản sinh công suất cực đại 315 mã lực và mô-men xoắn cực đại 420 Nm. Trong khi, Honda Civic thường đang phân phối tại thị trường Việt Nam chỉ sử dụng động cơ tăng áp 4 xi-lanh 1.5 lít có công suất 176 mã lực và mô-men xoắn 240 Nm.Với sức mạnh lớn hơn đi kèm hộp số sàn thể thao, rõ ràng Honda Civic Type R hướng tới khách hàng đặc biệt, mua xe để thỏa mãn sở thích lái xe cá nhân và đam mê tốc độ. Do đó, mẫu xe này không phải lựa chọn dành cho gia đình mà sẽ là chiếc xe thứ 2, thứ 3 trong nhà.Ngoài ra, phiên bản này cũng có nhiều khác biệt và điểm nhấn về ngoại hình với những chi tiết thể thao đậm nét như bộ mâm đúc 19 inch, bên trong là kẹp phanh hiệu Brembo. Cánh lướt gió thiết kế mới, giúp tăng lực ép phía sau xe, tăng tính thể thao cho tổng thể.Nội thất Honda Civic Type R 2023 phối hai tông màu chủ đạo đỏ và đen đặc trưng của dòng xe thể thao Honda. Vô lăng và ghế trước bọc da lộn, thiết kế đồng hồ dành riêng cho chế độ +R. Màn hình cảm ứng trung tâm 9 inch bổ sung ứng dụng Honda LogR giúp lưu lại các thông số thực tế khi vận hành trong trường đua. Ngoài ra, hệ thống giải trí bao gồm kết nối Apple CarPlay, Android Auto không dây và hệ thống loa Bose tiêu chuẩn.Tại Việt Nam, Honda Civic Type R 2023 không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, nhưng có những đối trọng sở hữu những đặc tính tương tự như Subaru WRX (2 tỉ đồng) và sắp tới là Hyundai Elantra N (giá dự kiến hơn 2 tỉ đồng).
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
Những sai lầm về tránh thai gây 'vỡ kế hoạch'
Được xem là nhóm ngành đặc thù không phải ai cũng có thể theo học do đòi hỏi yếu tố năng khiếu, tuy nhiên với xu hướng tích hợp công nghệ, các ngành học thuộc lĩnh vực thiết kế - mỹ thuật - kiến trúc ngày càng thu hút người học và vì thế sự cạnh tranh cũng không hề thua kém so với một số ngành "nóng" khác.Trong chương trình tư vấn trực tuyến hôm nay, các chuyên gia sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cách xét tuyển khối ngành thiết kế - mỹ thuật - kiến trúc, những ngành học mới, những tố chất quan trọng… nếu thí sinh muốn theo đuổi lĩnh vực này.Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.