'Lên mạng' là gặp 'bóc phốt'
Sáng nay (11.3), Phó thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đi thị sát dự án Vành đai 3 TP.HCM. Phó thủ tướng cùng đoàn công tác đã tới nút giao Tân Vạn (Bình Dương), thuộc dự án Vành đai 3 và đoạn cầu cạn qua địa phận TP.Thủ Đức.Tham dự đoàn có Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.Báo cáo đoàn công tác của Phó thủ tướng, đại diện Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết: Hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với 4 gói thầu đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt hơn 94%, công tác bàn giao còn chậm, không liên tục nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công các gói thầu xây lắp. UBND tỉnh Bình Dương đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương phấn đấu tiến độ hoàn thành 100% mặt bằng trong tháng 3 để chủ đầu tư có cơ sở thực hiện các giải pháp thi công các gói thầu của dự án đường Vành đai 3.Tương tự, đối với dự án nút giao Bình Chuẩn cũng đang được chủ đầu tư và các nhà thầu nỗ lực hoàn thành trong tháng 9. Đoạn xây dựng đường Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn cũng sẽ có 100% mặt bằng trong tháng 3 để triển khai các hạng mục lao dầm, hào hầm kỹ thuật.Đối với hạng mục cầu Bình Gởi, tỉnh Bình Dương kiến nghị đầu tư 2 cầu trên đường song hành, mỗi cầu 3 làn xe, với kinh phí hơn 334 tỉ đồng/cầu bởi hiện nay có nhu cầu đi lại rất lớn. Địa phương mong muốn TP.HCM làm dự án này theo Nghị quyết 98 bằng nguồn vốn của TP. Với 14,3 km đường Vành đai 3 đi trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn, tỉnh kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội thông bố trí 7.000 tỉ đồng vốn Trung ương để đầu tư đồng bộ đoạn 15,3 km, đảm bảo đi lại, phát huy tiến độ toàn dự án Vành đai 3.Tỉnh Bình Dương phấn đấu đến cuối tháng 6.2026 sẽ thông toàn tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa phận tỉnh Bình Dương.Rời địa bàn tỉnh Bình Dương, đoàn kiểm tra do Phó thủ tướng Mai Văn Chính dẫn đầu tiếp tục thị sát đoạn cầu cạn, Vành đai 3 thuộc địa phận TP.Thủ Đức, TP.HCM.Tại công trường, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM báo cáo: Vừa qua, dự án Vành đai 3 TP.HCM được triển khai thi công xuyên tết, thi công 3 ca 4 kíp, đang thi công đoạn trên cao, sắp triển khai đắp đất nền đường.Ban Giao thông đang nỗ lực hoàn thành đoạn trên cao Vành đai 3 với gần 22 km, kết nối với đường Mỹ Phước - Tân Vạn vào cuối năm nay, đối với những đoạn còn lại sẽ phấn đấu hoàn thành từ nay tới 30.6.2026.Báo cáo về tiến độ chung của dự án, ông Phúc cho biết sản lượng của tỉnh Long An đạt hơn 62%, TP.HCM đạt 31%, Đồng Nai đạt 25% và tỉnh Bình Dương đạt 24%. Khó khăn lớn nhất của dự án vẫn là giải phóng mặt bằng. Trong đó, TP.HCM còn một cây xăng ở huyện Bình Chánh và 7 hộ dân ở TP.Thủ Đức. TP.HCM đang nỗ lực để 30.3 có 100% mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công.Khó khăn thứ hai là nguồn cát san lấp, đây là cái khó chung cho cả 4 địa phương, cần có cơ chế đặc thù để nâng công suất khai thác cát, mỏ vật liệu. Nếu với sự quyết tâm, quyết liệt các địa phương có thể giải quyết được khó khăn này. Đối với những đoạn không ảnh hưởng sẽ tăng tiến độ, Ban Giao thông nỗ lực rút ngắn thời gian thi công."Dịp 30.4 này, TP.HCM sẽ kết nối với cầu Nhơn Trạch, thông xe kỹ thuật một đoạn dự án Vành đai 3. Theo đó, các phương tiện có thể di chuyển về cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để đi về sân bay Long Thành. Đến cuối năm nay, Vành đai 3 sẽ có thêm 14,7 km được thông xe kỹ thuật" - ông Phúc chia sẻ.Phó thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã ghi nhận sự nỗ lực của TP.HCM và các địa phương, kết quả này là vô cùng phấn khởi, song còn nhiều khó khăn vướng mắc và sẽ cùng nhau tháo gỡ."Chúng ta đặt mục tiêu để làm sao cùng cả nước có được 3.000 km đường cao tốc, đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa lớn, phát triển kinh tế vùng. Vì vậy cần quyết liệt, huy động lực lượng, máy móc, phát huy tối đa nhân lực. Cái gì làm tốt phải làm tốt hơn nữa, chủ đầu tư cần ghi nhận tinh thần làm việc, tập trung quyết liệt, bàn lại tiến độ đảm bảo chất lượng dự án" - Phó thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính chỉ đạo.Xe tay ga Honda NX125RX sản xuất tại Trung Quốc, cạnh tranh Yamaha FreeGo
Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng…
Những tấm lòng vàng 3.6.2022
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Ngày 4.1, liên quan đến vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, làm nhục gây xôn xao dư luận Cần Thơ, Cơ quan CSĐT và Viện KSND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) cho biết đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố những người có liên quan theo quy định pháp luật.Theo lời khai ban đầu, chị H.N.B.T (ngụ P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, Cần Thơ) thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa chồng mình là ông N.M.Tr và chị N.N.N (30 tuổi, nữ nhân viên ngân hàng có chi nhánh tại Cần Thơ).Thời điểm xảy ra vụ việc, chị T. phát hiện chồng đi chung với chị N. giữa khuya dẫn đến ghen tuông, tức giận, không làm chủ được hành vi của mình. Trong lúc lời qua tiếng lại, T. cũng đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm thu hút người xung quanh, đồng tình đứng về phía mình.Hiện tại, chị T. đã nhận thức được hành vi phạm pháp của mình và đồng ý bồi thường chi phí nằm viện, thuốc điều trị và các khoản chi phí khác theo yêu cầu của chị N.N.N.Ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra tối 2.1, Đội tuyển Việt Nam với màn tỏa sáng rực rỡ của Nguyễn Xuân Son đã giành chiến thắng kịch tính 2-1 trước đội tuyển Thái Lan. Kết quả này giúp đoàn quân của HLV Kim Sang-sik nắm lợi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đến chức vô địch giải đấu khu vực.Luật bàn thắng sân khách sân nhà đã không còn được áp dụng tại AFF Cup nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Do đó, việc Thái Lan có được 1 bàn trên sân Việt Trì (Phú Thọ) không quá quan trọng. Tại trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Rajamangala vào 20 giờ ngày 5.1, đội tuyển Việt Nam sẽ đăng quang chức vô địch sau 90 phút thi đấu, nếu tiếp tục giành chiến thắng hoặc có kết quả hòa trước Thái Lan.Tuy nhiên, những trường hợp không mong muốn vẫn có thể sẽ xảy ra, khi đội tuyển Việt Nam để thua đội bóng xứ sở chùa vàng. Theo đó, nếu thầy trò HLV Kim Sang-sik thua Thái Lan với cách biệt 1 bàn tại chung kết lượt về (ví dụ: 0-1, 1-2, 2-3...), tổng tỷ số sau 2 trận chung kết là hòa nhau. Vào lúc này, hai đội sẽ bước vào 30 phút hiệp phụ. Nếu tỷ số vẫn là hòa sau hiệp phụ, Việt Nam và Thái Lan sẽ phân định thắng thua trên chấm luân lưu 11 m cân não, nhằm tìm ra nhà vô địch AFF Cup 2024.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 1 giờ sáng. Người dân trên địa bàn P.Thọ Xương (TP.Bắc Giang) phát hiện lửa bốc lên từ nhà tam bảo của chùa Vẽ, liền thông báo đến lực lượng cảnh sát PCCC.Công an tỉnh Bắc Giang cho hay, ngay khi nhận tin, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh này đã điều động 4 xe chữa cháy cùng 30 cán bộ chiến sĩ phối hợp với Công an TP.Bắc Giang khẩn trương đến hiện trường tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Sau khoảng 30 phút nỗ lực dập lửa, đám cháy cơ bản được khống chế.Thông tin ban đầu, đám cháy tuy không gây thiệt hại về người nhưng phần mái chùa, nhiều tượng phật bằng gỗ, khung nhà đã bị hư hỏng.Chùa Vẽ được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1994. Năm 2018, khi tu sửa chùa, người dân địa phương đã phát hiện 3 bệ chân tảng đá hoa sen mang phong cách thời Trần (thế kỷ XIII - XIV) dưới phần nền tòa tam bảo. Điều này mở ra cái nhìn mới về lịch sử chùa Vẽ, có thể ngôi chùa cổ này đã được xây dựng từ thời Trần, khác với trước đây, khi người ta cho rằng chùa Vẽ được xây dựng dưới thời Lê (thế kỷ XVII - XVIII).Chùa Vẽ còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị, tiêu biểu nhất là hệ thống tượng Phật cổ. Mỗi pho tượng đều được tạc quy chuẩn, tinh tế, sơn thếp đẹp màu mận chín, xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở thời Lê.Các tài liệu, hiện vật khác như bát hương, mõ gỗ, nhang án thời Nguyễn (thế kỷ XIX), chuông đồng thời Tây Sơn và đặc biệt là cây hương đá thời Lê niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705 - 1720)… có giá trị lịch sử văn hóa và giá trị nghiên cứu khoa học.
Công ty sản xuất vàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán trả cổ tức khủng
Thái Lan hòa Việt Nam