NSƯT Việt Anh yêu ‘tiểu tam’ trong ‘Chúng ta của 8 năm sau’
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở khu vực bến Bình Đông (Q.8, TP.HCM) rộn ràng người mua người bán, không khí vô cùng náo nhiệt.Ngồi bên những chậu hoa vạn thọ, hoa mào gà, vú sữa trưng tết mini ở chợ hoa "Trên bến dưới thuyền", ông Việt (56 tuổi) niềm nở tư vấn cho khách ghé hỏi thăm. Ông cho biết năm nay, mỗi cặp cúc vạn thọ được bán với giá 200.000 đồng, hoa mào gà 100.000 đồng/cặp, thấp hơn so với năm ngoái.Trong khi đó, mỗi cây vú sữa mini, là mặt hàng mới của vườn năm nay được bán ra với giá 100.000 đồng. Nhiều khách tới hỏi giá rồi rời đi, cũng có người ở lại lựa chọn tỉ mẩn từng chậu để chọn được hoa chưng tết ưng ý, "mang tết về nhà".Ông Việt tâm sự mình bán ở chợ hoa này 3 năm nay, từ ngày làm sui với ông chủ vườn hoa có tiếng Chợ Lách (Bến Tre). Kể từ đó, ông cùng ông sui lên bán ở chợ này. Ông sui của ông Việt cũng có thâm niên hơn 15 năm bán hoa tết ở TP.HCM."Bán hoa tết, trả giá qua lại cũng vui. Chênh vài chục ngàn, vậy mà được mua vừa bán, ai cũng hài lòng. 99% khách tới mua đều trả giá, số ít là mua luôn không kỳ kèo. Nhưng tôi nghĩ trả giá trong việc mua hoa tết cũng là chuyện bình thường, người bán người mua đều có chuyện để nói", ông cười, bày tỏ.Theo ông Việt, khách thường trả chênh khoảng 10.000 - 30.000 đồng giá gốc. Năm nay, ông cho biết việc buôn bán không được như năm ngoái khi khách đi mua hoa không quá đông. Lên chợ hoa từ 24 tháng chạp nhưng hàng bán không quá nhanh."Mỗi ngày, một xe bông khoảng 200 chậu sẽ được chở từ quê lên. Bình thường bán mỗi ngày 1 xe, nhưng năm nay 2 ngày vẫn chưa hết một xe. Càng về tết, lượng người mua càng đông nên mình cũng hy vọng việc buôn bán sẽ tốt hơn. Nhớ năm ngoái bán được lắm, hết sạch", ông bày tỏ.Ông Dũng, là ông sui của ông Việt bán ở một lô khác ở chợ hoa này cũng tất bật tư vấn cho khách ghé mua hoa. Mười mấy năm bán hoa tết ở TP.HCM, ông đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều lần khóc cười với khách mua hoa."Người Sài Gòn đó giờ hào sảng, mua hoa trả giá là bình thường nhưng cũng không quá kỳ kèo. Bớt nhau vài chục mà ai cũng vui. Nhưng cũng có số ít người trả giá có chút quá đáng, giả dụ mình bán cặp vạn thọ 250.000 đồng đẹp lắm, mà người ta trả còn 150.000 đồng, cũng chạnh lòng cho mình vì công sức chăm sóc hoa cả năm", ông bày tỏ.Một chủ vườn ở Chợ Lách (Bến Tre) năm nay bán ở chợ hoa "Trên bến dưới thuyền" nhiều loại hoa khác nhau, từ bông vạn thọ, bông giấy, mai vàng… cho biết dù lên từ 25 tháng chạp nhưng tới ngày 26 tháng chạp, bà chưa bán được chậu mai nào.Theo người phụ nữ, năm nay tình hình buôn bán không nhanh như mọi năm. Vạn thọ và bông giấy thì bán được hơn. Mỗi chậu mai vườn bán ra có giá từ 1 triệu - 1,8 triệu đồng và được chở lên khoảng 200 chậu. Bông vạn thọ giá 180.000 đồng/cặp.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Chắn chắn là cóTôi không trả giá, kỳ kèoTùy trường hợp mà quyết định có trả giá hay khôngKhác"Tôi bán ở đây mười mấy năm, từ hồi về lấy chồng, còn chồng tôi đi bán bông tết hồi còn nhỏ xíu tới giờ. Bán đó giờ, khách nào tôi cũng gặp rồi. Có những khách mua không trả giá, nhưng ít, cũng có những khách trả quá nửa. Trả giá vậy thì sao mình bán được nên đôi lúc thấy chạnh lòng", bà tâm sự.Chủ vườn này hy vọng những ngày sát tết, việc buôn bán ngày càng thuận lợi hơn, bán được nhiều hàng hơn để tết về quê cùng gia đình đón một cái tết ấm no. Qua bao mùa chợ hoa khóc cười, bà mong năm Ất Tỵ này mình sẽ cười tươi.Một chủ vườn khác bán quất ở chợ hoa này cũng tâm sự về chuyện trả giá hoa ngày tết, cho rằng việc trả giá là chuyện bình thường trong buôn bán, thuận mua vừa bán thì ai cũng sẽ vui."Mình không nói thách với khách, thì khách sẽ không trả giá quá đáng với mình. Bán bông tết, ai cũng mong bán giá được nhất, nhưng đừng nói quá để khách mất lòng tin, có vậy năm sau mới gặp nhau còn cười với nhau một cái. Chính nhờ buôn bán uy tín mà những người bán hoa chúng tôi mới có khách ruột, mỗi mùa tết khách lại ghé hỏi thăm", ông cho biết thêm.Việt Nam trong cuộc đua mở rộng sân bay với các nước Đông Nam Á
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay chủ nhật ngày 26.1.2025.KQXS Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.
SHB - Ngân hàng đồng hành, chia sẻ và cùng phát triển
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Anh Đinh Hà Duy Linh (cựu sinh viên Khoa Vật lý khóa 1991), Trưởng ban Đại diện cộng đồng cựu sinh viên khoa học cho biết: “Giải bóng đá này là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, tạo sân chơi bổ ích về mặt tinh thần và rèn luyện sức khỏe. Đồng thời thông qua giải đấu, chúng tôi mong muốn lan tỏa nhiệt huyết, năng lượng và tình cảm gắn kết giữa các thế hệ cựu sinh viên, cán bộ, giảng viên trong trường và lãnh đạo các doanh nghiệp đối tác”.
Tồn tại hay không tồn tại?
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành chia sẻ thông tin phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ vừa có thêm kỷ lục mới. Tác phẩm do chồng Hari Won làm đạo diễn tiếp tục nối dài chuỗi thành tích ấn tượng khi trở thành phim Việt có doanh thu trong ngày cao nhất mọi thời đại (41 tỉ đồng). Tính đến hiện tại, phim đã vượt ngưỡng 200 tỉ đồng, liên tục dẫn đầu phòng vé từ khi ra rạp vào mùng 1 Tết Nguyên đán. Đi kèm loạt thành tích “khủng”, Bộ tứ báo thủ cũng đối diện với nhiều ý kiến trái chiều. Liên quan đến vụ việc, Trấn Thành thẳng thắn chia sẻ: “Chuyện khán giả khen hay chê một bộ phim, hợp gu người này, không hợp gu người kia với tôi là chuyện hết sức bình thường. Khán giả bỏ tiền ra mua vé xem phim thì khán giả được toàn quyền nhận xét về dịch vụ họ vừa được cung cấp”. Là một nhà làm phim, Trấn Thành nói anh luôn sẵn sàng đón nhận và lắng nghe mọi ý kiến đóng góp từ khán giả bằng tâm thế “khen cũng nghe và cảm ơn, chê cũng nghe để rút kinh nghiệm”. Tuy nhiên, nam đạo diễn mong mọi người nhận xét bộ phim dưới góc nhìn khách quan và công tâm. Anh bày tỏ: “Thú thật là mấy hôm nay rộ lên một số bài cố tình nhận xét tiêu cực về phim, tôi cũng khá buồn”. Trấn Thành chia sẻ ngay từ đầu, anh định hướng thực hiện Bộ tứ báo thủ theo phong cách trẻ trung, nhẹ nhàng để phù hợp với việc cả gia đình có thể đến xem phim tết một cách thoải mái, ra khỏi rạp không phải nặng đầu suy nghĩ về những điều phức tạp hay xót xa. “Nhưng có lẽ , vì cái “đô” của 3 bộ phim trước làm quý vị quá ấn tượng, nên làm “đô” nhẹ nhẹ thì có quá nhiều phản ứng trái chiều. Tôi cũng không biết phải nói làm sao”, anh chia sẻ quan điểm.Trong bài viết, Trấn thành nhắn nhủ: “Mong quý vị hãy xem bộ phim với tâm lý tận hưởng, thưởng thức 1 bộ phim đáng yêu ngày tết chứ đừng đặt nó lên bàn cân rồi so sánh, mổ xẻ nó với các tác phẩm trước, vì rõ ràng Bộ tứ báo thủ là một thể loại phim hoàn toàn khác với 3 bộ trước đây”. Đạo diễn phim cho rằng dù trước đó, dự án được quảng bá là “vui banh nóc”, song anh tin Bộ tứ báo thủ làm tốt hơn vai trò của một bộ phim hài. Anh khẳng định tác phẩm đã được đầu tư trong từng khâu chứ không hề lơ là hay khinh suất. “Và quan trọng, dù là hài kịch hay chính luận, tôi vẫn muốn đề cao giá trị tư tưởng và thông điệp chủ đạo sau mỗi tác phẩm mình làm để góp phần lan truyền được năng lượng yêu thương và tích cực đến với cộng đồng và xã hội.Cuối bài viết, Trấn Thành cho biết những góp ý của khán giả sẽ được anh ghi nhận và làm tốt hơn ở những tác phẩm tiếp theo. Nam đạo diễn nhắn nhủ: “Mong quý vị đón nhận Bộ tứ báo thủ một cách nhẹ nhàng, khách quan và công tâm. Và chúng ta khoan vội tin vào 1-2 review, hãy ra rạp tự trải nghiệm nếu quý vị muốn xem nó. Vì không ai nhận xét đúng về 1 bộ phim bằng chính quý vị đâu”.